- Lá hẹ là lá gì? Tác dụng và các món ngon từ lá hẹ
- Basil - Rau húng quế là rau gì? Tác dụng của rau húng quế với sức khỏe
- Tinh dầu hoa sen là gì? Những công dụng tuyệt vời từ tinh dầu hoa sen
Bất kỳ một vấn đề về sức khỏe hay sự rối loạn nào cũng có thể khiến cho mức độ bão hòa oxy bị giảm xuống. Khi đó, cơ thể sẽ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng thiếu oxy. Vậy nồng độ Oxy (SpO2) là gì? Nồng độ oxy trong máu như thế nào là bình thường?
Nồng độ oxy trong máu (SpO2) là gì?
SpO2 viết tắt của cụm từ “Saturation of peripheral oxygen” nghĩa là độ bão hòa oxy trong máu ngoại vi. SpO2 được xem là một trong năm dấu hiệu sinh tồn bên cạnh mạch, nhiệt độ, huyết áp và nhịp thở. Một người khỏe mạnh bình thường có chỉ số SpO2 dao động trong khoảng 95 – 100%. Chỉ số bão hòa oxy trong máu dưới 90% là ở mức thấp, cần được xem xét điều trị.
Chỉ số oxy hóa máu tốt có nghĩa là phổi đã cung cấp đủ năng lượng để các cơ bắp hoạt động bình thường. Nếu cơ thể bị thiếu oxy máu, các cơ quan như tim, gan, não,… sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực.
Hạ oxy máu là gì?
Hạ oxy máu là tình trạng lượng oxy có trong máu và các động mạch ở dưới mức bình thường. Đây là biểu hiện của một vấn đề có liên quan đến hô hấp hoặc tuần hoàn và có thể gây ra nhiều triệu chứng khác nhau, điển hình là khó thở.
Thông thường, hạ oxy máu sẽ được xác định thông qua việc đo nồng độ oxy trong mẫu máu lấy từ động mạch, hay còn gọi là khí máu động mạch. Ngoài ra, nó cũng có thể được ước lượng bằng cách đo độ bão hòa oxy có trong máu nhờ vào máy đo oxy xung- một thiết bị có kích thước nhỏ, được kẹp vào đầu ngón tay của bạn.
Mức oxy bình thường của một người khỏe mạnh là từ 75-100 milimet thủy ngân (mmHg). Nếu giá trị dưới 60 mmHg thì cơ thể cần phải nhanh chóng bổ sung lượng oxy cần thiết.
Cách đo SpO2 truyền thống
Mức oxy trong máu chính là thước đo lượng oxy mà các tế bào hồng cầu mang theo trong cơ thể. Việc duy trì sự cân bằng độ bão hòa oxy trong máu là một điều vô cùng quan trọng đối với sức khỏe tổng thể của con người.
Đặc biệt, những người có các căn bệnh mãn tính, bao gồm hen suyễn, tim mạch, hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) cần phải theo dõi nồng độ oxy trong máu thường xuyên.
Mức oxy trong máu được đo như thế nào?
Phương pháp phổ biến nhất thường được sử dụng để theo dõi nồng độ oxy trong máu là thực hiện xét nghiệm khí máu động mạch, hoặc xét nghiệm ABG. Tuy nhiện, việc sử dụng máy đo oxy xung đem đến sự tiện lợi, nhanh hơn, dễ dàng hơn và không gây đau đớn, tuy nhiên nó thường có độ chính xác kém hơn so với xét nghiệm ABG. Điều này có thể xuất phát từ các yếu tố như sơn móng tay, ngón tay bẩn, hoặc tứ chi lạnh. Vì vậy, trước khi tiến hành đo mức oxy trong máu bằng máy đo oxy xung, bạn cần phải loại bỏ bất kỳ chất đánh bóng nào ra khỏi móng tay để kết quả thu được có độ chính xác hơn.
Nồng độ oxy trong máu như thế nào là bình thường?
Mức bình thường
Đối với xét nghiệm ABG, mức oxy trong máu bình thường sẽ dao động từ 80-100 milimet thủy ngân (mmHg). Nếu bạn đo nồng độ oxy trong máu bằng máy oxy xung, chỉ số SpO2 bình thường sẽ nằm trong khoảng từ 95-100 %. Tuy nhiên, đối với những người bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) nặng thường phải duy trì nồng độ oxy xung (SpO2) từ 88-92%.
Dưới mức bình thường
Khi nồng độ oxy trong máu ở dưới mức bình thường sẽ được coi là hạ oxy máu (oxy máu thấp). Nồng độ oxy trong máu càng thấp sẽ chứng tỏ tình trạng thiếu oxy càng nghiêm trọng. Tình trạng này thường dẫn đến một số vấn đề đáng lo ngại, đặc biệt là các biến chứng trong một số mô hay cơ quan của cơ thể.
Thông thường, chỉ số PaO2 (phân áp oxy máu động mạch) dưới 80mmHg hoặc SpO2 dưới 95% sẽ được xem là thấp. Đặc biệt, những người bị mắc bệnh phổi mãn tính cần tìm đến sự tư vấn của bác sĩ để biết được phạm vi mức oxy trong máu bình thường của mình là bao nhiêu.
Khi nồng độ oxy trong máu quá thấp so với mức trung bình của một người khỏe mạnh, đây có thể là dấu hiệu của tình trạng thiếu oxy máu. Điều này có thể làm cản trở và gây ra một số khó khăn nhất định khi cung cấp oxy cho tất cả các mô, tế bào và cơ quan của toàn bộ cơ thể.
Những dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn thiếu oxy trầm trọng
Khi mức oxy trong máu thấp dưới mức bình thường, bệnh nhân có thể gặp phải các triệu chứng như hụt hơi, đau ngực, chóng mặt, đau đầu, bồn chồn, thở nhanh, lú lẫn, tim đập loạn nhịp, rối loạn thị giác, huyết áp cao, cảm giác hưng phấn,..
Nếu tình trạng hạ oxy máu không được cải thiện, cơ thể sẽ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng tím tái, điển hình là sự thay đổi màu sắc của móng tay, da và niêm mạc. Hội chứng xanh tím da (Cyanosis) được coi là một tình trạng y tế khẩn cấp, và bệnh nhân cần được cấp cứu ngay lập tức, bởi vì Cyanosis có thể dẫn đến suy hô hấp, gây nguy hiểm tới tính mạng người bệnh.
Trên mức bình thường
Đa số các trường hợp có nồng độ oxy trong máu cao đều sử dụng oxy bổ sung. Sự bất thường này có thể phát hiện được thông qua xét nghiệm ABG.
Nồng độ oxy trong máu bất thường nói gì về sức khỏe của bạn?
Ngộ độc CO
CO là một khí độc, có nhiều khi đốt than. Đã có nhiều nạn nhân ngộ độc khí CO do dùng than tổ ong để sưởi ấm để lại hậu quả nghiêm trọng. CO thay thế oxy ở vị trí gắn vào Sắt trên phân tử Hb gây ra ngộ độc CO, làm tăng COHb (CO gắn vào Hemoglobin) và giảm HbO2 (oxy gắn vào Hemoglobin). Hiện tượng này làm giảm độ bão hòa của oxy trong máu.
Huyết áp thấp
SpO2 phản ánh chính xác khi áp lực mạch máu giảm thấp đến 30mmHg. Trong các tình huống có sự giảm sút nghiêm trọng ở tuần hoàn ngoại vi, SpO2 đo ở ngón tay có thể bị nghi ngờ. Trong trường hợp kết quả đo SpO2 ở ngón tay bị nghi ngờ về độ chính xác, bác sĩ có thể sử dụng đầu dò đo chỉ số SpO2 lên trán bệnh nhân vì nó đáp ứng nhanh hơn với sự thay đổi SpO2
Thiếu máu
Thiếu máu tức là Hemoglobin trong máu giảm thấp hơn bình thường. Khi không có tình trạng thiếu oxy máu, máy đo oxy dựa vào mạch đập sẽ cho kết quả chỉ số SpO2 chính xác khi nồng độ hemoglobin giảm xuống 2 - 3g/dL.
Phát hiện giảm thông khí
Thử nghiệm lâm sàng cho thấy SpO2 là một dấu hiệu nhạy cho việc đánh giá tình trạng thông khí khi bệnh nhân đang thở khí trời nhưng khi bệnh nhân được thở oxy hỗ trợ thì không. Khi SpO2 (hoặc SaO2) trên 90%, PaO2 (áp lực riêng phần của oxy trong máu động mạch) trên 60mmHg.
Hỗ trợ điều trị bệnh lý hô hấp
Những bệnh nhân có chỉ số đo SpO2 dưới 93%, được đánh giá là thiếu oxy máu cần được thở oxy hoặc thở máy (nếu bệnh nhân không tự thở được). Với bệnh nhân làm trong môi trường bí khí, thiếu oxy như nhà máy, lò đốt, mỏ quặng... khi đi ra môi trường thoáng nhiều, oxy sẽ được bổ sung khi thở, bác sĩ sẽ điều chỉnh lượng oxy cho bệnh nhân thở cho tới khi chỉ số SpO2 ở mức ổn định là 97 - 100%. Mức oxy được sử dụng cho bệnh nhân tiếp tục được giữ cho tới khi họ thở ổn định trở lại.
Các thiệt bị thông minh đo chỉ số (SpO2)
Đo nồng độ oxy trong máu (SpO2) trên Smartwatch
Hiện nay, các sản phẩm smartwatch tận dụng cảm biến ở mặt dưới của đồng hồ bằng cách bắn các tia sáng xanh vào mạch máu, sau đó hấp thụ lại làn sóng ánh sáng đi qua các mạch máu dưới cổ tay. Sự biến thiên của sóng ánh sáng xuyên qua cổ tay sẽ cho ra giá trị của SpO2.
Đo lượng tiêu thụ oxy tối đa (VO2 max) trên smartwatch như thế nào?
Các mẫu đồng hổ thông minh có trang bị tính năng đo VO2 max hiện nay đều cho ra kết quả tương đối chính xác. Sau đây là cách thực hiện việc lấy chỉ số VO2 max
- Nhập độ tuổi, giới tính, cân nặng vào đồng hồ
- Mang đồng hồ trong quá trình tập luyện
- Luyện tập bài bản và chính xác sẽ cho kết quả chính xác hơn
- Thực hiện lại vài lần để đạt được kết quả tốt hơn
- Các bài tập dạng chạy bộ, đạp xe trong 30 phút ở địa hình bằng phẳng sẽ cho kết quả tốt nhất.
Các bước đo VO2 max trên smartwatch
Chỉ số SpO2 và VO2 max là hai chỉ số quan trọng trong việc thể hiện tình trạng sức khỏe và thể chất của con người. Trước đây, việc lấy số đo cần có sự hỗ trợ của máy móc chuyên dụng và sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ. Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ, các ông lớn về công nghệ như Apple, Samsung, Realme hiện đã cho ra đời một số sản phẩm được trang bị các tính năng theo dõi hai chỉ số này như Apple Watch Series 6, Samsung Watch 3, Realme Watch… giúp quá trình luyện tập thể thao của người dùng hiệu quả hơn.
Đo nồng độ Oxy trong máu trên điện thoại thông minh
CarePlix Vitals trên Apple Store hoặc We Do Pulse trên CH Play được phát triển bởi một công ty khởi nghiệp về sức khỏe tên là CareNow Healthcare. Ứng dụng này cho phép bạn đo các ‘chỉ số quan trọng’ như nồng độ oxy trong máu, nhịp tim và thậm chí cả nhịp hô hấp chỉ bằng chiếc điện thoại của bạn, thậm chí không yêu cầu bất kỳ thiết bị ngoại vi bên ngoài nào để hoạt động.
Người dùng cần đặt ngón trỏ lên camera sau đồng thời che hoàn toàn camera và đèn flash. Ứng dụng sẽ quét các xung ánh sáng qua camera trong khoảng 30 giây và sau đó hiển thị nồng độ oxy trong máu.
Xin lưu ý rằng ứng dụng này không phải là sự thay thế hoàn toàn cho một máy đo oxy xung thực. Kết quả của nó có thể không phải lúc nào cũng chính xác 100% (sự chính xác đạt 75% – 90%)
Để lại bình luận
5