- Cây kế sữa là gì? Cây kế sữa có tác dụng gì?
- 4 điều bạn nên làm ít hơn để có sức khỏe tốt ở tuổi 45-55
- Lá hẹ là lá gì? Tác dụng và các món ngon từ lá hẹ
1. Basil - Rau húng quế là rau gì?
Basil hay còn được gọi với cái tên quen thuộc là húng quế, húng tây, húng quế tây, húng quế lá to hay một số khu vực còn gọi là đại húng. Đây là một trong những loại rau thơm phát triển tốt và xuất hiện nhiều nhất ở vùng nhiệt đới Trung Phi cho tới Đông Nam Á.
Tùy theo từng loài khác nhau mà cây có thể phát triển từ 30cm - 150cm, lá có màu xanh đậm với hình dáng bầu tròn tựa quả trứng và nhọn về phía đầu; lá có hình dáng dài từ 3cm - 11cm có hoa màu trắng mọc thành chùm.
Húng quế được sử dụng như một loại gia vị có mùi hơi nồng, vị ngọt tựa như tiểu hồi cần trong nấu ăn, được thêm vào cuối món ăn để tạo nên hương vị thơm ngon, ngọt nhẹ. Tuy nhiên, cũng không nên sử dụng quá nhiều vì nó sẽ phá hủy hương vị cơ bản vốn có của món ăn.
1.2. Các loại rau húng quế
Theo nghiên cứu, basil - húng quế được phân tách ra nhiều loại, trong đó húng ngọt hay húng quế thường được sử dụng là gia vị trong nấu ăn, tạo nên một mùi thơm nhẹ và hương vị đặc trưng được nhiều người yêu thích. Một số loại húng quế phổ biến như:
- Húng quế ngọt (Sweet basil): Đây là loại húng quế có hương vị tựa cam thảo, đinh hương, được sử dụng trong nấu nướng, đặc biệt là các món Ý luôn mang một hương vị đặc trưng của loại rau thơm này. Giống cây này được trồng khá phổ biến ở nhiều quốc gia.
- Húng quế Hy Lạp (Bush or Greek basil): Thường được sử dụng tương tự hoặc thay thế cho húng quế ngọt có mùi thơm nồng nhưng hương vị nhẹ hơn so với húng quế ngọt.
- Húng quế Thái Lan (Thai basil): Mang đặc trưng hương vị cam thảo, đây là một loại húng quế được sử dụng nhiều trong ẩm thực Thái Lan và Đông Nam Á.
- Húng quế Mexico (Cinnamon basil): Đây là loại cây có nguồn gốc từ Mexico, đem đến một hương vị đặc trưng không thể thiếu trong các món ăn của đất nước này, thường được ăn kèm với các loại đậu hoặc rau xào. Có hương vị và mùi tựa như quế.
- Rau diếp húng quế (Lettuce basi): Đây là giống cây có lá nhăn nheo, to hơn sơ với những loài húng quế tây khác, lá khá mềm và có mùi tựa cam thảo. Được sử dụng trong các món salad, gỏi trộn hấp dẫn.
1,3 Thành phần dinh dưỡng của baisl - rau húng quế
Trong nấu nướng, người ta chỉ sử dụng một lượng nhỏ basil cho vào cuối quá trình nấu để tăng thêm hương vị vốn có của món ăn. Tuy chỉ sử dụng lượng khá ít nhưng basil cũng đem đến nhiều giá trị dinh dưỡng đối với sức khỏe của bạn:
Thành phần dinh dưỡng | Lá tươi | Lá khô |
Calo | 0.6 | 5 |
Vitamin A | 3% RDI | 4% RDI |
Vitamin K | 13% RDI | 43% RDI |
Canxi | 0.5% RDI | 4% RDI |
Iron | 0.5% RDI | 5% RDI |
Mangan | 1.5% RDI | 3% RDI |
Ngoài lượng vitamin K dồi dào, những hợp chất thực vật và nhiều dưỡng chất khác có trong basil cũng góp vai trò lớn trong việc chống oxy hóa, chống viêm cho cơ thể.
2. Tác dụng của rau húng quế
2.1 Cải thiện và hỗ trợ chức năng cho hệ thần kinh
Những hợp chất có trong basil, đặc biệt là chiết xuất tinh dầu từ basil đóng góp một vai trò tích cực hỗ trợ những thay đổi thoái hóa thần kinh do căng thẳng, giúp ngăn ngừa bệnh Alzheimer xảy ra ở những người lớn tuổi. Không chỉ ngăn ngừa và cải thiện mà còn được sử dụng trong trong quá trình điều trị, giúp hồi phục trí nhớ ở những người già.
Ngoài ra, một số nghiên cứu chứng minh rằng sử dụng basil đem lại hiệu quả tích cực giúp làm giảm trầm cảm do căng thẳng mãn tính. Sử dụng tinh dầu chiết xuất từ basil theo liều lượng hướng dẫn của bác sĩ sẽ giúp tinh thần của bạn trở nên vui vẻ, căng tràn sức sống đem đến một sức khỏe tốt hơn, tinh thần thoải mái hơn.
2.2 Cải thiện lượng đường trong máu
Basil được sử dụng như một phương thuốc điều trị cho các bệnh nhân bị đái tháo đường nhờ vào khả năng ức chế huy động glucose ở gan, các enzym chuyển hóa carbohydrate, quá trình phân giải glycogenolysis và kích thích glycogenesis; nhờ vào đó lượng đường trong máu được giảm đáng kể.
Theo một nghiên cứu khác trong ống nghiệm, chiết xuất nước basil có hợp chất chống oxy hóa giúp ức chế α-glucosidase và α-amylase đây là 2 nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường, việc ức chế này giúp kiểm soát ổn định lượng đường trong máu và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả.
2.3 Ức chế sự phát triển của vi khuẩn sâu răng
Một nghiên cứu cho thấy rằng, tinh dầu chiết xuất từ basil có thể ngăn ngừa vi khuẩn Cariogenic giúp kháng khuẩn và chống hình thành các mảng bám trên răng, nhờ đó có thể giúp bạn cải thiện tình trạng sức khỏe răng miệng tốt hơn, ngăn ngừa sâu răng và hôi miệng hiệu quả.
2.4 Xua đuổi côn trùng
Một tác dụng đáng ngạc nhiên của basil chính là mùi hương cũng như chiết xuất những hợp chất sẽ giúp xua đuổi côn trùng, xua đuổi muỗi hiệu quả.
Bạn chỉ cần trồng hoặc để một chậu basil trong nhà sẽ giúp bảo vệ gia đình bạn trước những con muỗi mà không cần sự can thiệp của bất kì sản phẩm hóa học nào.
Đặc biệt đối với những gia đình có trẻ nhỏ thì hãy trồng một bụi cây này trong sân nhà để giúp bảo vệ trẻ trước những mầm bệnh nguy hiểm thông qua vết đốt của côn trùng hay muỗi.
2.5 Tăng hương vị và màu sắc cho món ăn
Basil (húng quế) đem lại cho những món ăn một hương vị đặc trưng, kích thích vị giác của nhiều người. Những món gỏi trộn, nước sốt, súp hoặc món nướng,... không thể bỏ qua nguyên liệu này.
Người ta thường thêm basil vào công đoạn kết thúc món ăn để giúp món ăn có thêm vị nồng và ngọt nhẹ hấp dẫn. Đặc biệt phải nói đến là sốt Pesto, một loại sốt kem được làm từ nguyên liệu chính là basil dùng để nhúng hoặc phết bánh mì, trộn salad,... được nhiều người yêu thích.
2.6 Giúp giảm stress oxy hóa
Rau húng quế chứa lượng lớn chất chống oxy hóa (nhất là beta caroten và anthocyanins, những hợp chất này có thể giúp loại bỏ các gốc tự do được sinh ra từ quá trình trao đổi chất và những yếu tố khác từ môi trường sống ảnh hưởng đến sức khỏe.
Vì thế, rau húng quế có tác dụng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến stress oxy hóa cùng với một số bệnh lý khác như bệnh tim, tiểu đường, viêm khớp dạng thấp và ung thư.
2.7 Hỗ trợ sức khỏe gan
Theo kết quả nghiên cứu vào năm 2015 đã chỉ ra: chất chống oxy hóa trong húng quế có tác động tích cực đến sức khỏe gan.
Thậm chí, các nhà khoa học đã sử dụng thuốc có thành phần húng quế để loại bỏ những chất gây tổn thương gan như trong Y học cổ truyền Ấn Độ đã từng sử dụng giống cây húng quế Tulsi vậy!
2.8 Có thể ngăn ngừa ung thư
Nhờ có hợp chất phytochemical, húng quế có thể giúp bạn phòng ngừa được một số loại ung thư ở miệng, phổi, gan và da. Hợp chất này cũng như các chất chống oxy hóa khác có thể làm thay đổi biểu hiện của gen và ức chế quá trình phân chia tế bào gây ung thư.
2.9 Ngăn ngừa lão hóa da
Như kết quả nghiên cứu được công bố vào năm 2011, húng quế có thể giúp bảo vệ làn da tránh khỏi quá trình lão hóa như việc bôi kem chứa thành phần chiết xuất húng quế có khả năng dưỡng ẩm cho da, giảm nếp nhăn và thô ráp trên bề mặt da.
Ngoài ra, bổ sung rau húng quế trong chế độ ăn uống cũng giúp cơ thể hấp thụ trực tiếp chất chống oxy hóa, từ đó cải thiện tình trạng và bảo vệ làn da tốt hơn.
2.10 Hỗ trợ sức khỏe tim mạch
Trong một nghiên cứu được công bố vào năm 2011, các nhà khoa học phát hiện: chiết xuất húng quế có thể làm giảm huyết cao trong khoảng thời gian ngắn nhờ hợp chất eugenol.
Hơn nữa, trong một nghiên cứu khác, diễn ra trong 4 tuần, còn chỉ ra thêm: việc dùng chiết xuất húng quế có khả năng làm giảm nồng độ cholesterol và triglyceride thấp hơn so với người không dùng.
2.11 Giảm viêm và sưng tấy
Các nhà nghiên cứu đã chứng minh: đặc tính chống viêm của dầu húng quế rất mạnh mẽ, nhờ đó làm giảm được tình trạng stress oxy hóa diễn ra - thường liên quan đến chứng viêm và một số bệnh lý khác như tiểu đường loại 2, viêm khớp dạng thấp và ung thư.
2.12 Có thể ngăn ngừa nhiễm trùng
Trong phương thức Y học cổ truyền thì việc sử dụng húng quế giống như một chất kháng khuẩn để hỗ trợ điều trị bệnh.
Thực tế, nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra thêm: việc sử dụng dầu húng quế có thể ức chế tốt sự hoạt động của chủng vi khuẩn E.coli thường gặp ở những người bị nhiễm trùng ở đường hô hấp, tiết niệu, ổ bụng và da.
3. Các lưu ý khi dùng basil - rau húng quế
Đối với người đang dùng thuốc làm loãng máu
Lượng vitamin K dồi dào có trong húng quế giúp làm đông máu, vì vậy đối với những người đang sử dụng thuốc làm loãng máu thì không nên sử dụng hoặc sử dụng quá nhiều basil. Tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo không ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như quá trình điều trị của mình.
Đối với người đang dùng thuốc hạ huyết áp
Một số nghiên cứu cho thấy rằng một số hợp chất trong basil giúp làm giảm huyết áp, vì vậy đối với những người đang sử dụng thuốc hạ huyết áp hoặc có tiền sử huyết áp thấp thì cần tránh sử dụng quá nhiều basil trong các món ăn hoặc một số thuốc và thực phẩm điều chế có sử dụng basil với hàm lượng cao.
Đối với người mang thai hoặc dự định mang thai
Đặc biệt lưu ý đối với những phụ nữ đang có kế hoạch mang thai hoặc trong giai đoạn thai kỳ cần tránh sử dụng basil và các thực phẩm có chứa thành phần basil. Theo nghiên cứu, húng quế có khả năng làm kích hoạt những cơn co thắt tử cung trong thai kỳ, điều này rất nguy hiểm vì có thể dẫn đến tình trạng sảy thai hoặc sinh non.
Ngoài ra, húng quế còn ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng ở nam giới, dẫn đến khó khăn trong kế hoạch mang thai của cả hai vợ chồng.
Với những chia sẻ phía trên, hy vọng bạn đã biết thêm về basil - rau húng quế là rau gì? Các tác dụng của rau húng quế với sức khỏe khi có dự định chọn dùng loại rau này nhé!
Để lại bình luận
5