Câu hỏi “ Làm thế nào để chúng ta giáo dục trẻ đúng cách? “ trở thành câu trả lời khó khăn đối với nhiều bậc cha mẹ ngày nay.

Nếu bạn quá nuông chiều trẻ nhỏ thì dường như bạn đang hại chúng. Việc này sẽ như ‘chất gây hại đang từng chút tác động, làm thay đổi  sự hồn nhiên, trong sáng, thiện lương của trẻ. ‘Loại chất gây hại’ này khiến chúng dần trở nên ích kỉ dễ nóng giận và khó dạy dỗ hơn. Nhưng có nhiều trẻ em rất nghịch ngợm, ương bướng quậy phá, kiến bố mẹ tức giận thậm chí là bất lực. Với đứa trẻ như vậy, thì việc giáo dục chúng càng trở nên khó khăn với cha mẹ.

Những câu chuyện dạy con của cha mẹ

Phản ứng bất ngờ của người cha khi con trai đập vỡ điện thoại
Phản ứng bất ngờ của người cha khi con trai đập vỡ điện thoại

Câu chuyện thứ nhất:

Tiểu Minh, một đứa trẻ 5 tuổi đang học mẫu giáo. Một ngày nọ, Tiểu Minh đã sử dụng điện thoại di động của cha mình để xem phim hoạt hình mà không làm bài tập về nhà. Bố đã yêu cầu Tiểu Minh ngừng sử dụng điện thoại và quay trở lại phòng hoàn thành bài tập về nhà. Cậu bé đã không vui và cố tình đập vỡ điện thoại di động của cha mình. Lúc này, người bố đã bình tĩnh, kiên nhẫn trò chuyện với con trai: “ Tiểu Minh, sao con lại tức giận và cư xử như vậy? Bố muốn con hoàn thành xong bài tập sau khi chơi, đó là việc nên làm của mỗi đứa trẻ. Và con hãy thử nghĩ xem, nếu ai đó làm hỏng đồ  của con thì con sẽ cảm thấy thế nào? Có phải người đó cần phải xin lỗi con đúng không?

Cách tiếp cận của người cha này thật đáng khen ngợi. Không giống nhiều cha mẹ khác bố của Tiểu Minh không tức giận, gắt gỏng đối với con mình mà để cho đứa trẻ tự nhận ra lỗi lầm, gợi ý cho chúng cách sửa chữa sai lầm đó. Đây là cách tiếp cận có lợi cho trẻ, khiến chúng có được bài học sau mỗi lần phạm phải lỗi lầm, mà không cảm thấy sợ hãi, lo sợ  trước người cha thân yêu của mình.

Câu chuyện thứ hai:

Trong một lần đi ăn, bà mẹ người Mỹ thấy con của mình đã lấy rất nhiều khăn giấy ở cửa hàng McDonal. Người mẹ đã nói chuyện với cậu con trai: “ Con trai! Con đã lấy quá nhiều khăn giấy của cửa hàng mà chúng ta không sử dụng hết. Mẹ nghĩ là chúng ta nên trả lại cho cửa hàng chỗ khăn giấy này. Lúc này đứa trẻ hiểu ra và mang chỗ khăn giấy đó quay trở lại cửa hàng nhưng không ai để ý đến cậu bé nên cậu đã khóc toáng lên. Một nhân viên đã tiến lại gần tìm hiểu xem cậu bé muốn giúp đỡ gì thì cậu nói:“ Cháu xin lỗi vì đã lấy nhiều giấy, cháu sẽ không lấy nhiều vào lần tới” Nhân viên nhà hàng rất vui vẻ đồng ý tha lỗi cho cậu bé, và cậu bé đã ra về với nụ cười tươi.

Phản ứng bất ngờ của người cha khi con trai đập vỡ điện thoại
Phản ứng bất ngờ của người cha khi con trai đập vỡ điện thoại

Khi đi tàu ở Trung Quốc đại lục, tôi thường bắt gặp những đứa trẻ gây ồn ào trên tàu và hầu hết bố mẹ chúng thường không quan tâm và mặc cho chúng làm ảnh hưởng đến mọi người xung quanh.Một lần khác, tôi bắt gặp bà mẹ đang bế con trên tay, đứa trẻ đã khóc khi thấy cảnh người đông đúc trên tàu. Người mẹ nhẹ nhàng an ủi, đợi cho cô bé bình tĩnh lại và nói: “ Mọi người đang không thoải mái với tiếng khóc của con, họ đang cần sự nghỉ ngơi yên tĩnh trên chặng đường dài. Và con nên xin lỗi vì đã gây rắc rối cho mọi người xung quanh mình. Hãy can đảm, miễn là con xin lỗi, thì mọi người sẽ tha thứ cho con.” Cô bé gật đầu và lau nước mắt và xin lỗi từng người xung quanh.Tất cả mọi người trên tàu đều khen cô bé dễ thương, ngoan ngoãn, biết nhận lỗi và sửa chữa lỗi lầm.

Dưới sự hướng dẫn, dạy dỗ đúng cách của cha mẹ, trẻ em có thể lớn lên với tình yêu thương, sự che chở. Đồng thời chúng cũng sẽ trở thành người lương thiện, chân thành, biết nhận ra những sai lầm và sửa chữa những lỗi lầm đó, nhận được nhiều bài học quý giá từ những bước đi đầu tiên của cuộc đời.

Cha mẹ nên giáo dục những đứa trẻ bướng bỉnh như thế nào

1. Kiên nhẫn là lý trí

Đừng dùng bạo lực với trẻ nhỏ, bởi lúc này trẻ khó kiểm soát được cảm xúc của chính mình, bạo lực chỉ kiến những đứa trẻ này tức giận nên và kiến người lớn càng khó có thể chia sẻ với chúng. Lúc này, chúng ta nên nhẹ nhàng, bình tĩnh giải thích sự thật cho trẻ, phân tích những sai lầm cho trẻ, đặt câu hỏi và cho  trẻ thời gian suy nghĩ về những hành động của mình.

2. Không đáp ứng yêu cầu vô lý của con trẻ

Phản ứng bất ngờ của người cha khi con trai đập vỡ điện thoại
Phản ứng bất ngờ của người cha khi con trai đập vỡ điện thoại

Trẻ em luôn thích thú với thứ mới lạ và muốn có những thứ mới lạ đó. Nhìn thấy bạn bè xung quanh có món đồ nào hay và đẹp mắt thì luôn đòi hỏi cha mẹ phải mua. Nhưng những món đồ này thường khiến trẻ chóng chán và lại muốn tìm kiếm sự mới lạ ở mọi người xung quanh. Lúc này, bố mẹ nên biết cách từ chối những yêu cầu không hợp lí này của con trẻ. Một khi những yêu cầu này được đáp ứng thì những yêu  sẽ càng ngày càng nhiều lên và kiến chúng ta càng khó có thể khiến con bạn ngừng những đòi hỏi vô lý này từ trẻ nhỏ.

3. Đồng hành và quan tâm đến con trẻ

Sẽ có nhiều giai đoạn “ nổi loạn” trong sự phát triển, trưởng thành của trẻ, và đó là điều bình thường, và chắc chắn là chúng ta đã từng trải qua. Vì vậy, đây là khoảng thời gian mà những bậc cha mẹ cần quan tâm, chia sẻ với con cái nhiều hơi để có thể kịp thời đưa ra những lời khuyên bổ ích cho cho con cái và thấu hiểu con trẻ hơn.

Thời kì từ 1-4 tuổi

  • Các bé trong thời kì này còn quá nhỏ nhưng chúng cũng có những hành vi nổi loạn. Chẳng hạn như mất bình tĩnh khi không có món đồ chơi mà mình thích, nghịch ngợm trong khi ăn khiến bữa ăn kéo dài đến vài tiếng đồng hồ,… Đây là những hành vi nổi loạn sớm của trẻ sơ sinh.

Thời kì 7-9 tuổi

Phản ứng bất ngờ của người cha khi con trai đập vỡ điện thoại
Phản ứng bất ngờ của người cha khi con trai đập vỡ điện thoại
  • Khi này đứa trẻ đã là học sinh tiểu học, trẻ đã bắt đầu có những khái niệm và ý tưởng chi tiết. Lúc này trẻ muốn thoát khỏi sự ràng buộc của cha mẹ, khó lắng nghe ý kiến của cha mẹ và muốn được tự do vui chơi. Chúng ta nên kiên nhẫn hơn và quan tâm con nhiều hơn.

Thời kỳ từ 13- 18 tuổi

  • Hành vi nổi loạn của trẻ em bước vào tuổi vị thành niên là rõ ràng nhất. Bởi vì đây là thời điểm thể hiện rõ ràng nhất sự phát triển về thể chất và tinh thần của trẻ. Khi một điều không được đáp ứng và không đúng với mong muốn của chúng, một số đứa trẻ sẽ cảm thấy thất vọng ở bên trong và khép mình với thế giới bên ngoài.
  • Hoặc một số lại càng khó bảo hơn, chúng không nghe lời và theo đuổi những điều mà chúng cho là đúng. Lúc này, cha mẹ tùy vào mỗi từng đứa trẻ, để đưa đến những cách tiếp cận hợp lý, nói chuyện chia sẻ nhiều hơn với con của mình, tạo cơ hội cho đứa trẻ có thể mở lòng, chia sẻ bày tỏ cảm xúc suy nghĩ của chúng.

‘Nhân chi sơ – tính bổn thiện’. mỗi đứa trẻ sinh ra đều có sự thiện lương lòng trắc ẩn. Chỉ bằng cách tuân theo các giá trị  đạo đức truyền thống chân thành cha mẹ mới có thể giữ gìn đức tính tốt đẹp này của trẻ con và giáo dục chúng trở thành những người tốt cho xã hội.