- 5 điều trẻ học được ngay từ khi còn trong bụng mẹ có thể bạn chưa biết
- Tìm hiểu về bệnh trầm cảm trẻ em, căn bệnh của xã hội hiện đại
- Giấc ngủ của trẻ: Trẻ ngủ bao nhiêu giờ mỗi ngày là đủ?
Rôm sảy là một dạng phát ban nhiệt thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ em sống ở vùng có khí hậu nóng. Căn bệnh này không quá nguy hiểm nhưng lại gây khó chịu cho trẻ nhỏ. Do đó, cha mẹ cần biết được về cách phòng ngừa và điều trị rôm sảy cho bé.
Trong bài viết này,Review365 sẽ cung cấp rõ triệu chứng, cách phòng ngừa và điều trị rôm sảy. Cha mẹ có thể làm theo những mẹo đơn giản để giúp làn da của em bé nhanh chóng trở lại như bình thường để không gây khó chịu cho bé.
1. Phát ban nhiệt rôm sảy là gì?
Rôm sảy (hay còn gọi là phát ban nhiệt) là tình trạng da bị phát triển các phát ban khi da của bé trở nên quá nóng. Cụ thể hơn, rôm sảy thường xảy ra khi mồ hôi không thể thoát ra khỏi lỗ chân lông của trẻ.
Khi cơ thể bé bị nóng, da của trẻ bắt đầu tiết mồ hôi (đây là cơ chế làm mát cơ thể con người). Thông thường, các giọt mồ hôi sẽ đơn giản được thoát ra ngoài qua các lỗ chân lông.
Tuy nhiên, trẻ sơ sinh có lỗ chân lông nhỏ nên dễ bị tắc nghẽn. Và rôm sảy là kết quả của việc mồ hôi bị kẹt trong các lỗ chân lông nhỏ đó khi nó cố gắng tiếp cận bề mặt da của trẻ.
Mùa hè là mùa rôm sảy phổ biến nhất vì hầu hết chúng ta đều đổ mồ hôi nhiều hơn trong những tháng mùa hè nóng nực. Khí hậu ẩm ướt cũng có thể góp phần gây phát ban nhiệt.
Nhưng tình trạng rôm sảy không chỉ xảy ra khi nhiệt độ cao, nó cũng có thể hình thành khi trời lạnh, đặc biệt nếu bé mặc nhiều lớp quần áo.
May mắn thay, rôm sảy không phải là một tình trạng nghiêm trọng. Việc trẻ sơ sinh bị rôm sảy là điều hoàn toàn bình thường và nếu được điều trị đúng cách, hiện tượng này sẽ khỏi sau vài ngày.
2. Dấu hiệu của trẻ khi bị rôm sảy
Trẻ sơ sinh có làn da nhạy cảm, mỏng manh. Điều này có nghĩa là da của trẻ sẽ nhạy cảm hơn và dễ mắc các tình trạng như khô, chàm và phát ban. Bé bị rôm sảy phát ban nhiệt có thể nhận biết qua các triệu chứng sau:
- Trẻ xuất hiện các mảng da đỏ, ngứa
- Xuất hiện các nốt mụn nhỏ hoặc mụn
- Trẻ ngứa ngáy khó chịu
Nếu bạn nhận thấy những dấu hiệu này trên da của trẻ, có thể trẻ đang bị rôm sảy. Hãy theo dõi kỹ ngực, cổ, vùng quấn tã hoặc nách của trẻ. Trẻ em dễ bị nổi rôm sảy ở những vị trí này vì chúng là vùng thường tiết nhiều mồ hôi nhất.
Vậy làm thế nào bạn có thể phân biệt trẻ bị rôm sảy hay gặp các tình trạng da khác, chẳng hạn như chàm?
- Bệnh chàm thông thường sẽ gây bong tróc da và sờ vào có cảm giác thô ráp.
- Còn rôm sảy gây ra các vết sưng nhỏ hoặc mụn nước li ti hình thành trên bề mặt da của bé.
3. Cách ngăn ngừa rôm sảy cho trẻ
Nếu em bé của bạn chưa từng bị rôm sảy, hãy xem đó là một điều may mắn bởi căn bệnh này vô cùng phổ biến và hầu hết trẻ sơ sinh đều mắc phải. Tuy nhiên, có một số mẹo đơn giản giúp bạn ngăn ngừa rôm sảy cho trẻ.
3.1. Hãy giữ cho em bé mát mẻ
Nếu trẻ được ở trong không gian mát mẻ, nhiệt độ phù hợp thì cơ thể trẻ sẽ đổ mồ hôi ít hơn. Một mẹo nhỏ để nhận biết trẻ có cảm thấy nóng hay không, đó là hay quan sát da mặt của bé, nếu hai má của trẻ ửng đỏ, hãy đưa bé đến khu vực mát mẻ hơn. Hoặc bạn có thể sờ vào gáy trẻ để cảm nhận xem trẻ có ra mồ hôi không?
Bạn có thể lau mát người cho bé, chườm khăn mát để giúp lau mồ hôi cho trẻ. Giữ cho da trẻ được mát cũng là một cách hay để ngăn ngừa rôm sảy phát triển.
3.2. Đừng cho bé phơi nắng quá lâu
Mặc dù ánh nắng mặt trời vô cùng có ích cho trẻ, nhưng bạn không nên cho trẻ phơi nắng quá lâu.
Quá nhiều ánh nắng trực tiếp có thể khiến da của bé bị cháy nắng và gây nguy hiểm cho làn da non nớt của trẻ. Sức nóng của ánh nắng mặt trời cũng có thể khiến bé bị rôm sảy.
3.3. Giữ cho da của trẻ khô ráo
Dưỡng ẩm cho da em bé là điều vô cùng tốt, tuy nhiên nếu độ ẩm trê da quá nhiều có thể gây kích ứng. Điều này đặc biệt đúng khi độ ẩm trên da nhiều cộng với nhiệt độ thời tiết cao.
Để ngăn ngừa được rôm sảy, hãy đảm bảo rằng bạn đang sử dụng loại kem dưỡng ẩm có công thức không làm cho da trẻ bị ẩm quá nhiều.
Hãy lau khô da của trẻ trước khi mặc quần áo hoặc thay tã. Và hãy đặc biệt chú ý đến các vùng da như cổ, nách, bẹn luôn được khô ráo thoáng mát.
3.4. Tránh cho bé mặc quần áo quá chật
Quần áo bó sát sẽ không tốt cho hoạt động thở của da trẻ, điều này có thể dẫn đến tình trạng rôm sảy. Độ ẩm có thể dễ dàng tăng cao khi bé mặc phải quần áo quá chật, đây cũng là môi trường hoàn hảo cho phát ban nhiệt phát triển.
Do đó, hãy cho trẻ mặc quần áo rộng rãi để ngăn ngừa rôm sảy và các tình trạng không tốt khác trên da.
4. Cách tốt nhất để điều trị rôm sảy cho bé là gì?
Rôm sảy là dạng phát ban nhiệt rất dễ điều trị và tình trạng này sẽ biến mất sau 2-3 ngày. Dưới đây là những cách tốt nhất để điều trị rôm sảy cho bé:
4.1. Trị rôm sảy cho bé bằng cách giữ da khô thoáng
Điều cực kỳ quan trọng trong việc điều trị rôm sảy cho bé chính là giữ cho các vùng da bị phát ban khô ráo hoàn toàn. Đây là điều cần thiết để giúp bé nhanh chóng thoát khỏi tình trạng rôm sảy.
Để làn da bé được thở là cách tuyệt vời giúp điều trị rôm sảy cho bé. Nếu được, hãy để bé cởi trần hoặc chỉ mặc tã càng lâu càng tốt, cho đến khi hết rôm sảy.
4.2. Điều chỉnh nhiệt độ trong nhà để trị rôm sảy cho bé
Một cách dễ dàng để điều trị rôm sảy cho bé là giảm nhiệt độ trong nhà của bạn. Điều này sẽ giúp giữ cho làn da của bé mát mẻ và khô ráo, giúp các vết rôm sảy tự khỏi.
Điều đặc biệt quan trọng là phải đảm bảo rằng em bé của bạn không quá nóng trong khi ngủ. Thử bật quạt ở mức thấp nếu phòng của bé có xu hướng quá ấm vào ban đêm.
4.3. Nhẹ nhàng với làn da của con bạn
Điều này có vẻ như là hiển nhiên, tuy nhiên hãy cân nhắc lại rằng bạn sẽ luôn nhẹ nhàng với làn da của bé. Lưu ý không chà xát hoặc làm trầy xước da của trẻ khi tắm hoặc mặc quần áo cho bé.
Thay vì dùng khăn lau khô người bé, hãy để cho da bé tự khô trong không khí sau tắm, đây cũng là cách làm mát da của bé vô cùng hiệu quả.
4.4. Mặc quần áo rộng rãi để trị rôm sảy cho bé
Như đã đề cập trước đó, mặc quần áo bó sát có thể tạo môi trường cho rôm sảy phát triển. Do đó, hãy cho trẻ mặc quần áo rộng rãi để giúp điều trị rôm sảy cho bé nhanh chóng.
Quần áo rộng rãi sẽ không cọ xát vào da của bé và do đó, chúng làm giảm nguy cơ mắc các phát ban nhiệt trên da của trẻ. Hãy cố gắng cho bé mặc quần áo rộng rãi làm từ vải mềm, thoáng khí.
4.5. Cho trẻ bú đủ hoặc uống nhiều nước
Trong khi con bạn đang gặp phải tình trạng rôm sảy, chúng có thể bị mất nước. Rất có thể, mồ hôi của bé không thể thoát ra và khiến da bị phát ban nhiệt nặng hơn.
Để điều trị rôm sảy cho bé hiệu quả, hãy cho bé bú nhiều để đảm bảo cơ thể đủ nước. Đối với trẻ lớn hơn 6 tháng, hãy cho bé uống thêm nhiều nước cho đến khi làn da hết hẳn rôm sảy.
5. Khi nào bạn cần đưa bé đi khám?
Rôm sảy rất hiếm khi trở thành tình trạng nghiêm trọng. Thông thường, nó sẽ tự biến mất, đặc biệt là nếu bạn đang áp dụng các mẹo trên để ngăn ngừa và điều trị rôm sảy cho bé.
Nhưng hãy lưu ý khi bé gặp phải các triệu chứng sau:
- Sốt
- Ớn lạnh
- Đau đớn nhiều
- Mủ chảy ra từ các vết sưng
- Mất cảm giác ngon miệng
- Phát ban kéo dài hơn ba hoặc bốn ngày
Ở trên là những mẹo nhỏ mà Review365 đã tổng hợp lại. Nếu em bé của bạn gặp phải bất kỳ triệu chứng nào kể trên kết hợp với tình trạng rôm sảy nặng, hãy đưa trẻ đi khám để được chẩn đoán và điều trị thích hợp.
Để lại bình luận
5