Trong tiếng Việt có rất nhiều cặp từ gần giống nhau dễ gây nhầm lẫn như sử lý hay xử lý đang là băn khoăn của rất nhiều người. Và để giúp các bạn biết cách sử dụng từ này cho đúng và phân biệt được “s” với “x” chúng ta hãy cùng đi khám phá các thông tin trong bài viết dưới đây.

Xử lý là gì?

Việc sử dụng đúng chính tả không phải là khó nếu như chúng ta chú ý và cẩn thận hơn khi dùng từ. Tuy nhiên, theo thói quen rất nhiều người Việt sử dụng sai tiếng mẹ đẻ làm mất thiện cảm với người đối diện khi giao tiếp. Để sử dụng đúng từ ngữ thì bạn cần phải hiểu được đúng nghĩa của từ đó.

Xử lý thực chất là một động từ để ám chỉ rõ một hành động nào đó. Ví dụ như:

  • xử lý các thông tin,
  • xử lý những vấn đề đang xảy ra,
  • xử lý hồ sơ,
  • xử lý các công việc,....

Đây đều là những công việc diễn ra thường xuyên trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.

Sử lý hay xử lý? Từ nào mới là viết đúng chính tả Tiếng Việt
Sử lý hay xử lý? Từ nào mới là viết đúng chính tả Tiếng Việt

Sử lý là gì?

Trong từ điển tiếng Việt hoàn toàn không có từ điển sử lý. Chính vì vậy từ này hoàn toàn là không có ý nghĩa. Tuy nhiên, khi chúng ta tách đôi từ này ra thành “Sử” và “lý” thì 2 từ này lại là từ có nghĩa và thường được sử dụng một cách rất phổ biến trong cuộc sống thường ngày.

Quá dễ để chúng ta có thể đưa ra những ví dụ điển hình như: Sử sách, Lịch sử hay môn lý, lý luận, vật lý, lý do,…

Xử lý hay xử lí là từ đúng chính tả?

Trước hết nếu phân tích mặt phát âm thì “xử lý” và “xử lí” là 2 từ đồng nghĩa và hoàn toàn giống nhau về cách phát âm mặc dù cách viết của chúng lại là khác nhau.

Về mặt nguyên tắc khi đi sau các âm tiết “h-l-i-k…” thì cả “i” ngắn và chữ ”y” dài đều được viết thành “y”.

Ví dụ như: Hy vọng, kỳ vọng, lý luận, …. Tuy nhiên chúng không chỉ giống nhau về cách phát âm và giống nhau cả về ý nghĩa nên việc dùng "y" dài hay "I" ngắn vẫn đang là một vấn đề nan giải về ngữ âm được tranh cãi từ trước đến nay.

Vì từ sử lý không có nghĩa và cũng không có trong từ điển tiếng Việt mà từ xử lý lại có nghĩa và có trong từ điển nên từ xử lý là đúng chính tả.

Tuy nhiên, để đảm bảo tính thống nhất trong tiếng Việt thì xử lý hay sử lí đều được công nhận trong các văn bản, giấy tờ và sổ sách. Nên chúng ta vẫn thể sử dụng một cách bình thường.

Sử lý hay xử lý? Từ nào mới là viết đúng chính tả Tiếng Việt
Sử lý hay xử lý? Từ nào mới là viết đúng chính tả Tiếng Việt

Cách phân biệt “s” với “x”

Rất nhiều người thường bị nhầm lẫn “s” với “x” dẫn đến việc sử dụng sai trong cả văn nói lẫn văn viết. Bạn có thể phân biệt âm s bằng mẹo là âm này không đi với các vần oa, oă, oe, uê mà chỉ có X là đi với các vần này.

Ví dụ: Xoa tay, xoen xoét, xoay xở, xoắn lại, tóc xoăn, xòa tay, cây xoan, xuề xòa, xuyên qua… Tuy nhiên, cũng có các trường hợp ngoại lệ như soát trong rà soát, kiểm soát…, soạn trong soạn bài và có cả những trường hợp điệp âm đầu trong từ láy: suýt soát, sờ soạng, cây xoan,…

Bạn cũng có thể tham khảo mẹo láy âm như sau: Chỉ có x mới láy âm với các âm đầu khác, còn với s không có khả năng này.

Ví dụ như: Bờm xơm, lao xao, lòa xòa, liêu xiêu, bờm xờm,loăn xoăn, lộn xộn, lì xì, xoi mói, liểng xiểng, xích mích…

Ngoài ra, còn có mẹo từ vựng tên các thức ăn và đồ dùng liên quan đến việc nấu nướng và ăn uống thường viết với x. Ví dụ như: Xôi, lạp xường, cái xanh, cái xoong, xúc xích, cái xiên nướng thịt…

Hầu hết các danh từ còn lại sẽ được viết với S. Chẳng hạn như: Ông sư, cây sung, bà sãi, cây sen, cây sim, cái sọt, sợi dây, sao, sương giá, cây sồi,  sông, sấm, suối, sét…Và  có các trường hợp ngoại lệ đó là: Chiếc xe, cái xuồng, trạm xá, xương, cây xoan, cây xoài, cái xẻng, cái túi sách hay cái xắc, mùa xuân…

Qua bài viết này, chắc hẳn các bạn cũng đã biết được Sử lý hay xử lý và Cách phân biệt “s” với “x” hiệu quả nhất. Từ bây giờ, khi muốn diễn đạt trong văn viết và cả văn nói thì hãy sử dụng chính xác các từ trên. Để người khác cũng biết được cách dùng từ đúng khi giao tiếp và làm việc với chúng ta nhé.

3, Theo Reviview 365 tổng hợp