- Top những lời cảm ơn hay, chân thành làm đốn tim người nhận
- 8 thói quen làm tổn thương tình yêu của cặp đôi đang mắc phải
- 4 câu chuyện minh chứng tình yêu không thể thiếu sự chân thành
Có một câu nói khi nhắc đến tiếng Việt chắc hẳn ai cũng biết đó là “Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam”. Nhận định này là một điều đúng đắn đến mãi sau này. Một trong những từ mà mọi người hay sai chính tả chính và chân thành và trân thành. Vậy chân thành hay trân thành mới là đúng chính tả đây.
Chân thành hay trân thành – từ nào chuẩn chính tả?
Đối với người Việt Nam thì tiếng Việt rất phong phú cả về ý nghĩa lẫn kiểu cách viết ra. Nó được ví như một kho tàng văn hóa luôn cần được bảo tồn và lưu truyền sâu rộng. Tại thời điểm này có hai cụm từ điển hình khiến nhiều người nhầm lẫn đó là trân thành và chân thành. Không phải do những người đó ngọng hay tiếng địa phương mà bởi nó ít được dùng nên không ai để ý cách viết chuẩn.
Để biết chân thành hay trân thành mới chuẩn chính tả hãy đi vào lý giải từng cụm từ.
Chân thành là gì?
Chân thành chính là một đức tính, tính cách bên trong của mỗi con người. Để nói về chân thành có thể gọi gọn trong 3 từ cụ thể là: thực tế, thành thật và lương thiện. Muốn đánh giá một con người có thực sự chân thành hay không có thể để ý đến những biểu hiện như:
- Họ không cần và không phải cố gắng để thu hút sự chú ý của người khác về bản thân mình.
- Khi làm những việc đúng đắn không phải quan tâm đến sự phán xét xung quanh. Họ chỉ cố gắng thực hiện với cái tâm của mình tốt nhất có thể.
- Trước mọi sự cám dỗ mà gây ra sự bất lợi cho người khác. Người chân thành vẫn tỉnh táo, xử lý mọi thứ một cách công tâm nhất.
- Khi thực hiện việc công hay tư họ cũng đều thoải mái khi là chính bản thân của mình.
- Họ sẽ nói ra suy nghĩ của mình thật tâm nhất. Và sẽ làm được những gì mình nói chứ không chỉ nói suông.
- Luôn lương thiện không tranh đấu, đòi hỏi những thứ không thuộc về mình. Làm hết sức và hưởng quyền lợi thuộc về bản thân.
- Có sự tự tin nhưng không tự kiêu hay quá mặc cảm về những gì bản thân đang có.
- Lý trí luôn vững vàng bảo vệ ý kiến đúng đắn và kiên định với quan điểm cá nhân đó.
Trân thành là gì?
Từ này trong cộng đồng rất nhiều người sử dụng trong cuộc sống và giao tiếp hằng ngày. Đa số họ sử dụng với mục đích thể hiện sự trân trọng cũng như gửi lời cảm ơn đến đối phương. Thế nhưng trong từ điển Tiếng Việt không hề có sự xuất hiện của từ này. Tức là từ này không hề có ý nghĩa thể hiện bất cứ điều gì.
Nhiều khi chỉ vì dùng từ ngữ sai mà lời nói không còn nghĩa lý gì cả. Thậm chí còn bị người khác đánh giá là thiếu chính xác, thiếu hiểu biết. Khi viết từ này trong một văn bản sẽ trở thành trò cười cho những người khác.
Như vậy, có thể khẳng định từ “chân thành” mới là chính xác còn “trân thành” không có ý nghĩa. Do đó trong khi viết cũng như phát âm cần chú ý để không khiến bản thân cảm thấy xấu hổ.
Tại sao mọi người lại sai chính tả từ này?
Đầu tiên, hai từ này khiến nhiều người sử dụng sai nhiều là bởi từ “trân” thường xuất hiện trong các cụm từ như: Trân trọng cảm ơn, trân trọng kính mời… Nếu ngay từ đầu nghe đã dễ nhận ra trân trọng và chân thành đều mang chút gì đó lịch sự. Không chỉ thế nó còn có chút toát ra sự tôn nghiêm nên dễ bị nhầm lẫn. Tuy nhiên, khi viết thường hay gặp loại lỗi này hơn là nói.
Lý do tiếp theo khiến nhiều người nhầm lẫn đó là lười đọc sách báo. Không phải bắt ép hay cổ vũ mọi người thường xuyên đọc sách cho văn thơ lai láng. Mà sách trước khi xuất bản đã phải trải qua nhiều công đoạn kiểm tra chính tả cũng như ngữ pháp, nội dung kỹ càng. Nên hoàn toàn yên tâm và tin tưởng được những từ ngữ dùng trong sách hay báo.
Thói quen đọc sách không chỉ giúp người ta có thêm kiến thức khoa học, cuộc sống hay kỹ năng. Mà còn bồi đắp cho người ta nhiều từ vựng cũng như hạn chế việc sai chính tả. Chỉ cần duy trì thói quen đọc sách vốn từ trong giao tiếp đã phát triển hơn nhiều. Có thể nhận thấy rất rõ ở những người thích sách rất ít khi thấy họ viết sai chính tả.
Điều tiếp theo dẫn đến phát âm sai hoặc sai chính tả bởi “tr” và “ch” cách phát âm khác nhau. Ở miền Bắc, dù là “tr” hay “ch” đều được phát âm là “chờ” thoạt nghe không thể nhận ra. Để phân biệt cho trẻ em mới học chữ người ta thường nói “chờ nặng” hay “chờ nhẹ”. Địa phương được coi là nói chuẩn chính là Hà Nội khi phát âm giữa “tr” và “ch” đều không uốn lưỡi. Thế nên chỉ cần không chú ý đã thành sai rồi.
Cuối cùng, có thể xảy ra khi bố mẹ hoặc thầy cô viết sai. Điều đó dẫn đến những em bé mới đi học bị dạy sai lệch. Nó hình thành một thói quen viết sai chính tả ngay từ khi còn bé. Cứ như thế, theo năm tháng sẽ ăn dần vào tiềm thức khó để sửa đổi. Nhưng cần phải sửa sớm cho bé nếu không sẽ có những tác hại không thể lường trước được.
Qua bài viết trên đây, chắc hẳn mọi người đã có câu trả lời cho thắc mắc “Chân thành hay Trân thành” mới đúng. Hai từ này gần như nhiều người không chỉ phát âm mà viết còn sai. Vậy nên mỗi khi viết hay phát âm cần chú ý để không bị nhầm lẫn nhé!
Để lại bình luận
5