Răng khôn là răng gì?

Mỗi người trưởng thành thường có 32 răng, chia thành 4 nhóm răng cửa (8 chiếc), răng nanh (4 chiếc), răng tiền hàm (8 chiếc), răng hàm (12 chiếc). Răng khôn thuộc nhóm răng hàm, nằm ở vị trí thứ 8, tính từ ngoài vào trong.

Cũng giống như các răng hàm khác, răng khôn có mặt nhai rộng, phân thành các múi, thân phình to, có nhiều chân. Thế nhưng, vì nằm quá sâu trong cung hàm nên răng khôn gần như không có chức năng ăn nhai.

Tại sao gọi là răng khôn? Một người có bao nhiêu răng khôn?
Tại sao gọi là răng khôn?

Vì sao chúng được gọi là răng khôn?

Theo thống kê, răng khôn thường mọc trong độ tuổi từ 17 – 25. Do đó, ông bà ta gọi chúng là “khôn” để đánh dấu sự trưởng thành về thể chất, trí tuệ.

Mọc răng khôn không làm chúng ta thông minh hơn. Ngược lại, chúng có thể gây ra nhiều biến chứng cho sức khỏe răng miệng. Ở độ tuổi này, xương hàm của chúng ta đã phát triển ổn định, mô nướu cũng cứng chắc hơn trước nên răng khôn mọc lên khá khó khăn.

Song song với đó, vì mọc ở vị trí sau cùng của hàm, phía trước có răng số 7 và các răng vĩnh viễn khác, phía sau là cành xương hàm dưới, nên răng khôn thường không có đủ chỗ để phát triển, dẫn đến hiện tượng mọc ngầm, lệch lạc, không ngay ngắn.

Khi răng khôn mọc, nếu có dấu hiệu bất thường như đau nhức dữ dội, sưng, viêm, bạn nên đến cơ sở nha khoa để được tư vấn và loại bỏ kịp thời trước khi chúng gây biến chứng răng miệng.

Tại sao gọi là răng khôn? Một người có bao nhiêu răng khôn?
Tại sao gọi là răng khôn?

Một người trưởng thành có bao nhiêu răng khôn?

Thực tế thì ta vẫn có tới 32 cái răng vì thêm 4 răng khôn, 2 cái ở hàm trên và 2 cái ở hàm dưới, chúng mọc sau 28 chiếc răng. Vấn đề xảy ra khi chúng không còn đủ chỗ trên hàm để mọc theo hướng bình thường nên phải tự tìm đường khác mọc.

Chúng có thể mọc ngược về phía xương hàm, đâm thẳng về phía răng hàm lớn thứ hai ngay bên cạnh hoặc có thể mọc bình thường, nhú được lên khỏi lợi được một phần thì tắc và ngừng mọc vĩnh viễn.

Răng khôn có tác dụng gì?

Thực chất những chiếc răng số 8 này gọi là răng khôn bởi chúng thường mọc khi con người đã trưởng thành, ở độ tuổi khôn lớn, có thể tự nhận thức mọi thứ.

Do xuất hiện muộn, phải trải quá trình mọc chân răng và đủ lớn thì răng khôn mới có thể bắt đầu nhú lên khỏi lợi. Rất nhiều trường hợp răng khôn mọc không thuận lợi, khiến mọi người gặp không ít đau đớn và phiền toái. Do đó, với nhiều người, răng khôn gần như không có tác dụng về mặt thẩm mỹ hay chức năng nhai.

Nói cách khác, răng khôn còn là “kẻ thù” của nhiều người bởi chúng mang lại phiền toái và đau đớn rất nhiều. Hầu như răng khôn đều phải nhổ, dù sớm dù muộn. Theo kết quả điều tra của Tổ Chức Chăm Sóc Răng Miệng Hoa Kỳ, ước tính tới nay có khoảng 85% răng khôn bị nhổ bỏ thay vì được tồn tại đến hết quãng đời.

Tại sao gọi là răng khôn? Một người có bao nhiêu răng khôn?
Tại sao gọi là răng khôn?

Có nên nhổ răng khôn hay không?

Để xác định răng khôn của bạn nên nhổ hay giữ lại, bác sĩ sẽ thăm khám, chụp phim X – Quang để xác định hướng mọc của chúng và tình trạng của các mô xung quanh.

Nếu răng khôn của bạn mọc thẳng, nguy cơ biến chứng thấp, có thể không cần phải nhổ đi. Nếu chúng đang phát triển, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách xoa dịu các triệu chứng sưng, đau và theo dõi tình trạng của chúng khi bệnh nhân đến khám răng định kỳ.

Ngược lại, khi răng khôn có dấu hiệu mọc ngầm, lệch lạc, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng để phòng ngừa biến chứng về sau như:

  • Viêm nướu: Khi răng khôn mọc lên, chúng có thể làm cho mô nướu bị kích thích, sưng đỏ, viêm nhiễm. Trường hợp nặng có thể phát triển thành viêm quanh răng gây ảnh hưởng trên diện rộng.
  • Ảnh hưởng răng kế cận: Khi răng khôn mọc lệch, đâm vào răng kế cận, chúng có thể làm tiêu một phần thân và chân răng này. Trong các tình huống thông thường, thức ăn rất dễ giắt lại trong khe hở giữa răng khôn mọc lệch và răng số 7 làm tăng nguy cơ sâu răng.
  • U nang xương hàm: Những nhiễm trùng mạn tính quanh thân răng khôn và các mô xung quanh có thể hình thành những khối u nang trong xương hàm.
  • Tăng nguy cơ mắc phải các bệnh lý răng miệng: Vì nằm sâu trong cung hàm nên răng khôn rất khó vệ sinh. Vi khuẩn, vụn thức ăn dễ đọng lại trên mặt nhai của chúng hoặc giắt lại trong kẽ răng, làm tăng nguy cơ sâu răng, viêm nướu…
  • Gây rối loạn về phản xạ và cảm giác: Răng khôn hàm dưới mọc ngầm có thể chèn ép vào dây thần kinh, gây tê môi, da, niêm mạc, răng ở nửa cung hàm.
Tại sao gọi là răng khôn? Một người có bao nhiêu răng khôn?
Tại sao gọi là răng khôn?

Thời điểm nào nên nhổ răng khôn?

Nhiều người lựa chọn giải pháp nhổ răng khôn để giải quyết triệt để vấn đề mà răng khôn gây ra.

Theo các chuyên gia, thời điểm nhổ răng khôn tốt nhất là độ tuổi từ 18 đến 25, khi chân răng đã hình thành được 2/3. Nếu trên 35 tuổi, nếu phẫu thuật nhổ răng khôn sẽ gặp phải nhiều khó khăn hơn do xương đã cứng và đặc hơn.

Mặt khác có thể một số yếu tố toàn thân và tại chỗ không cho phép can thiệp để nhổ răng khôn. Với người cao tuổi, quá trình lành vết thương, hậu phẫu cũng kéo dài, không thuận lợi cho phẫu thuật.

3, Theo Reviview 365 tổng hợp