Sau khi đã vượt qua kỳ thi đại học, học sinh sẽ chuẩn bị hành trang để bước vào ngôi trường mà mình mong muốn. Đồng nghĩa với điều đó là các em phải tập làm quen với hình thức đào tạo mới. Hiện nay, các trường Đại học trên cả nước đã áp dụng hình thức đào tạo theo tín chỉ. Vậy tín chỉ là gì, 1 tín chỉ có bao nhiêu tiết, học trong thời gian bao lâu hay cách tính học phí tín chỉ ra sao. 

1. Tín chỉ là gì?

Tín chỉ là đơn vị dùng để tính khối lượng học tập của sinh viên theo hệ thống ECTS (European Credit Transfer and Accumulation System). Phụ thuộc vào quy định của từng trường Đại học ở Việt Nam, 1 tín chỉ tương đương với 1,42 – 3 tín chỉ của hệ thống ECTS.

Theo quy định, một tín chỉ bằng:

  • 15 tiết học lý thuyết.
  • 30 đến 45 tiết thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận.
  • 45 đến 90 giờ thực tập tại cơ sở.
  • 45 đến 60 giờ làm tiểu luận, bài tập lớn hoặc đồ án, khoá luận tốt nghiệp.

Ưu điểm

  • Phát huy được sự sáng tạo, tính chủ động của sinh viên.
  • Tạo sự linh hoạt giữa các môn học.
  • Thời gian học tập linh hoạt, giảm thiểu chi phí giảng dạy.
  • Linh hoạt về thời gian tốt nghiệp

Nhược điểm

  • Kiến thức bị cắt vụn.
  • Sinh viên khó gắn kết các kiến thức lại với nhau.
Tín chỉ là gì? Học phần là gì? Một năm học có bao nhiêu tín chỉ bạn đã biết chưa?
Tín chỉ là gì? Học phần là gì? Một năm học có bao nhiêu tín chỉ

2. Học phần là gì?

Học phần là khối lượng kiến thức tương đối trọn vẹn, thuận tiện cho sinh viên tích lũy trong quá trình học tập. Phần lớn học phần có khối lượng từ 2 đến 4 tín chỉ, nội dung được bố trí giảng dạy trọn vẹn và phân bố đều trong một học kỳ. Mỗi học phần phải được ký hiệu bằng một mã số riêng do trường quy định.

Học phần bắt buộc

  • Học phần bắt buộc là học phần chứa đựng những nội dung kiến thức chính yếu của mỗi chương trình và bắt buộc sinh viên phải tích lũy.

Học phần tự chọn

  • Học phần tự chọn là học phần chứa đựng những nội dung kiến thức cần thiết, nhưng sinh viên được tự chọn theo hướng dẫn của trường nhằm đa dạng hoá hướng chuyên môn hoặc được tự chọn tùy ý để tích lũy đủ số học phần quy định cho mỗi chương trình.

3. Một năm học có bao nhiêu tín chỉ?

Phương thức đào tạo theo tín chỉ không tổ chức theo năm học mà theo học kỳ. Một năm học có thể tổ chức đào tạo từ 2-3 học kỳ và mỗi chương trình đào tạo của một ngành học nhất định không tính theo năm mà tính theo sự tích lũy kiến thức của sinh viên.

Theo ban hành chuẩn của Bộ GD&ĐT, khối lượng tín chỉ tối thiểu mà sinh viên được đăng kí trong 1 kì học như sau: Số tín chỉ đăng ký học tối thiểu, tối đa cho mỗi học kỳ chính do từng chương trình quy định nhưng không ít hơn 14 (trừ học kỳ cuối khóa học) và không vượt quá 25, mỗi học kỳ hè không vượt quá 12.

Tín chỉ là gì? Học phần là gì? Một năm học có bao nhiêu tín chỉ bạn đã biết chưa?
Tín chỉ là gì? Học phần là gì? Một năm học có bao nhiêu tín chỉ

4. Một số câu hỏi liên quan đến tín chỉ

1 tín chỉ bằng bao nhiêu tiết?

Một tín chỉ được quy định là:

  • 15 tiết học lý thuyết
  • 30 – 45 tiết thực hành.
  • 45 – 90 giờ thực tập tại các cơ sở.
  • 45 – 60 giờ làm tiểu luận, bài tập lớn, đồ án và khoá luận tốt nghiệp.

Mỗi tiết học trên lớp sẽ bằng 50 phút và để tiếp thu được 1 tín chỉ, sinh viên sẽ phải dành ít nhất 30 giờ chuẩn bị cá nhân.

1 tín chỉ bao nhiêu tiền?

Tùy thuộc vào các yếu tố khác nhau ở mỗi trường đào tạo cũng như từng ngành nghề mà sinh viên theo học sẽ có mức phí cho từng tín chỉ riêng. Ví dụ như:

  • Khối ngành kinh tế có học phí 270.000 đồng/tín chỉ.
  • Khối ngành Kỹ thuật có mức học phí 327.000 đồng/tín chỉ.
  • Đối với khối Khoa học Xã hội, mức phí của 1 tín chỉ dao động khoảng 265.000 VNĐ/tín chỉ.

Các trường tư thì có mức học phí tín chỉ khá cao, thông thường dao động từ 800.000 VNĐ đến vài triệu đồng cho 1 tín chỉ. Hoặc đối với các trường quốc tế như RMIT, một môn học dao động từ 30 triệu đến hơn 50 triệu đồng.

Tín chỉ là gì? Học phần là gì? Một năm học có bao nhiêu tín chỉ bạn đã biết chưa?
Tín chỉ là gì? Học phần là gì? Một năm học có bao nhiêu tín chỉ

Phải đăng ký bao nhiêu tín chỉ mới ra trường?

Vì nội dung học tập của mỗi trường là khác nhau nên số lượng tín chỉ mỗi trường quy định cho sinh viên của họ cũng khác nhau. Bên cạnh đó, từng ngành học có khối lượng kiến thức cũng không giống nhau nên lượng tín chỉ của từng ngành, từng trường khác nhau. Đăng ký số lượng tín chỉ để ra được trường còn tùy thuộc vào số tín chỉ ấy đã đầy đủ hết nội dung chương trình học hay chưa.

Ví dụ: Bạn tích lũy được 130 tín chỉ, nhưng trong đó bạn vẫn thiếu 1 môn (3 tín chỉ) trong chương trình học bắt buộc thì bạn vẫn chưa thể ra trường được.

Có nên đăng ký tín chỉ học hè không?

Học hè là chương trình học không bắt buộc đối với sinh viên. Tuy nhiên, những bạn nào muốn nhanh chóng ra trường thì học hè là một cách hiệu quả. Chính vì thế, việc đăng ký tín chỉ học hè còn tùy thuộc vào mục đích và sự lựa chọn của mỗi bạn sinh viên.

Một học kỳ có bao nhiêu tháng?

Thông thường, một năm học có 10 tháng, gồm 2 học kỳ chính và 1 học kỳ hè, vì thế học kỳ chính sẽ tầm 4 tháng và học kỳ hè là 2 tháng.

Trong 1 học kỳ sẽ có khoảng từ 15 – 20 tín chỉ, tương đương 30 – 40 tín chỉ của cả một năm học. Tuy nhiên, trên thực tế tại một số trường, sinh viên có thể đăng ký nhiều hơn hoặc ít hơn 1 chút so với số tín chỉ đó. Việc đăng ký sẽ phụ thuộc vào năng lực và việc sắp xếp thời gian phù hợp của mỗi sinh viên.

Hy vọng sau khi tham khảo bài viết này bạn đã có những kiến thức về tín chỉ là gì, học phần là gì, một năm học có bao nhiêu tín chỉ. Cám ơn các bạn đã theo dõi bài viết, hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo!

3, Theo Reviview 365 tổng hợp