- Khám phá hành tình số 8 - Sao hải vương, hành tinh xa nhất trong hệ mặt trời
- Sao Thủy được hình thành như thế nào? Sự thật về hành tinh gần mặt trời nhất
- Đặc điểm của Sao kim (Venus), khoảng cách sao Kim tới trái đất là bao nhiêu
Ai là người phát hiện ra sao Mộc đầu tiên?
1. Sự xuất hiện của sao Mộc
- Sao Mộc là thiên thể sáng thứ tư trên bầu trời. Nó tỏa sáng rực rỡ đến nỗi ngay cả sao Kim cũng bị lu mờ đi. Chính vì vậy mà Mộc tinh đã được quan sát thấy từ thời cổ đại. Do đó mà không có ai được cho là người đầu tiên khám phá ra nó.
- Tuy nhiên, nhà thiên văn học Galileo Galilei là người đầu tiên quan sát được sao Mộc qua kính thiên văn. Ông bắt đầu quan sát hành tinh này từ năm 1609. Trong khoảng thời gian 1609 – 1610, Galileo đã phát hiện ra bốn mặt trăng lớn nhất quay quanh Sao Mộc: Io, Europa, Ganymede và Callisto. Chúng được gọi là mặt trăng Galilean để vinh danh ông.
- Đầu tiên ông ấy nghĩ chúng là “những ngôi sao cố định” thay vì là những vệ tinh có quỹ đạo quay. Nhưng theo thời gian, ông ấy đã thấy được các vật thể này thay đổi vị trí. Thậm chí Galileo gần như suy ra chính xác chu kỳ của chúng. Khám phá này mang tính cách mạng vô cùng to lớn. Vì vào thời điểm đó, hầu hết các nước châu Âu vẫn tán thành lý thuyết cho rằng tất cả các hành tinh đều quay quanh Trái Đất.
- Khám phá của Galileo đã mở đường cho mô hình nhật tâm của Hệ Mặt Trời. Trong đó các hành tinh quay quanh Mặt Trời thay vì Trái Đất.
2. Tên gọi sao Mộc
- Từ thời cổ đại, người Babylon gọi sao Mộc là Marduk. Đó là tên của vị thần bảo vệ thành phố Babylon.
- Người Hy Lạp cổ đại thường gọi sao Mộc là Phaethon, có nghĩa là “ngôi sao rực rỡ”.
- Người La Mã lại gọi nó là “ngôi sao của Jupiter”. Trong đó Jupiter chính là vua của các vị thần, là thần của bầu trời và sấm sét trong thần thoại và tôn giáo La Mã.
- Vậy sao mộc tiếng Anh là gì? Đến ngày nay, Jupiter là tên gọi đã được công nhận và phổ biến nhất của hành tinh này.
3. Giả thuyết hình thành của sao Mộc
Trong toàn vũ trụ, có rất nhiều hệ hành tinh tương tự như Thái Dương hệ của chúng ta. Hầu hết chúng đều chứa các hành tinh đất đá như Trái Đất và các hành tinh khí khổng lồ như Sao Mộc. Tuy nhiên, các hệ hành tinh này cũng chứa những hành tinh khổng lồ có khối lượng gấp nhiều lần Trái Đất.
Điều này có nghĩa rằng, Hệ Mặt Trời của chúng ta cũng nên có những loại hành tinh này. Và đã có giả thuyết rằng hệ hành tinh của ta đã có chúng. Nhưng do sự va chạm với sao Mộc trong quá trình hình thành sơ khai của Hệ Mặt Trời đã khiến những hành tinh này biến mất. Điều này dẫn đến việc sao Mộc di chuyển Hệ Mặt Trời bên ngoài (Hệ Mặt Trời bên ngoài nằm ngoài vành đai tiểu hành tinh). Do đó cho phép các hành tinh tại Hệ Mặt Trời bên trong hình thành. Lý thuyết này được gọi là Giả thuyết Grand Tack.
Cũng có những giả thuyết cho rằng sao Mộc có thể hình thành trước Mặt Trời. Cũng có giả thuyết cho rằng sao Mộc hình thành sau Mặt Trời vao khoảng 4,5 tỷ năm trước. Lực hấp dẫn đã kéo khí và bụi xoáy dẫn đến việc hình thành sao Mộc. Vào khoảng 4 tỷ năm trước, sao Mộc đã định vị ở vị trí hiện tại của nó trong Hệ Mặt Trời bên ngoài.
Khoảng cách – Kích thước – Khối lượng sao mộc
1. Sao mộc cách trái đất bao xa?
- Mộc tinh là hành tinh xa Mặt trời thứ năm trong Thái Dương hệ. Với khoảng cách trung bình khoảng 5,2 AU (AU là đơn vị thiên văn. 1AU = 150 triệu km). Khoảng cách gần nhất là 4,9 AU và xa nhất là 5,4 AU. Vị trí chính xác của nó có thể được kiểm tra trực tuyến vì hành tinh được theo dõi liên tục.
- Sao Mộc cách Trái Đất bao xa? Do cả Mộc tinh và Trái Đất đều có quỹ đạo là đường tròn elip cho nên khoảng cách từ Trái Đất đến sao Mộc liên tục thay đổi. Khi hai hành tinh gần nhau nhất, thì khoảng cách từ sao Mộc đến Trái Đất chỉ là 365 triệu dặm (588 triệu km). Nhưng khi ở vị trí xa nhất của 2 hành tinh thì khoảng cách lên tới 601 triệu dặm (968 triệu km).
2. Kích thước sao mộc
- Sao Mộc là hành tinh lớn nhất của Hệ Mặt Trời. Hành tinh này có bán kính trung bình lên tới 43,440 dặm (69,911 km). Lớn hơn Trái đất gần 11 lần. Bán kính của sao Mộc bằng khoảng 1/10 bán kính của Mặt Trời. Khối lượng của hành tinh này gấp 0,001 lần khối lượng của Mặt trời. Do đó mà mật độ của hai thiên thể là tương đương nhau.
- Đường kính ở xích đạo khoảng sao Mộc vào khoảng 88,846 dặm (142,984 km). Ở hai cực, đường kính chỉ là 83,082 dặm (133,708 km). Mật độ trung bình của Sao Mộc vào khoảng 1,326 g/cm3,. Mật độ này nhỏ hơn nhiều so với tất cả các hành tinh trên cạn.
3. Khối lượng của sao mộc
- Đây là hành tinh khí khổng lồ có khối lượng bằng một phần nghìn của Mặt Trời. Nhưng bằng 2,5 lần so với tất cả các hành tinh khác trong Thái Dương hệ cộng lại. Vậy sao Mộc lớn gấp bao nhiêu lần Trái Đất? Siêu hành tinh này có khối lượng gấp 318 lần Trái đất.
4. Quỹ đạo của sao mộc
- Mộc tinh là hành tinh có một ngày ngắn nhất trong Hệ Mặt Trời. Nó chỉ mất 10 giờ Trái Đất để hoàn thành môt vòng tự quay quanh mình.
- Tuy nhiên, do kích thước lớn, quỹ đạo lớn cho nên một năm của sao Mộc bằng 12 năm Trái Đất. Có nghĩa là sao Mộc sẽ mất 12 năm để quay hết một vòng xung quanh Mặt Trời. Điều đó khiến cho sao Mộc nhìn từ Trái Đất di chuyển rất chậm.
- Chu kỳ quỹ đạo bằng khoảng hai phần năm chu kỳ của sao Thổ. Quỹ đạo của Sao Mộc có hình elip, nghiêng khoảng 1,31 độ so với Trái Đất.
Đặc điểm của Mộc tinh
1. Cấu trúc sao Mộc
- Sao Mộc không có bề mặt rắn mà chủ yếu bao gồm các khí và chất lỏng xoáy như 90% hydro, 10% heli – rất giống với Mặt Trời. Do đó mà chúng là một hành tinh khí khổng lồ.
- Hiện tại, người ta đã biết Sao Mộc có bầu khí quyển kéo dài tới 3.000 km. Bên dưới đó là một đại dương hydro kim loại đi tới tận trung tâm. Khoảng 80 -90% bán kính của Mộc tinh hiện nay được cho là chất lỏng hoặc còn gọi là plasma dẫn điện. Nó có thể tương tự như thủy ngân lỏng.
2. Không khí
- Bầu khí quyển của Sao Mộc là bầu khí quyển hành tình lớn nhất trong Hệ Mặt Trời. Nó trải dài trên 5.000 km. Nó vĩnh viễn bị bao phủ bởi những đám mây bao gồm các tinh thể amoniac và có thể là amoni hydrosunfua. Đây là nguyên nhân chính “tô” màu cho sao Mộc. Vậy sao Mộc màu gì? Mộc tinh có màu cam với các dải mây trắng. Các dải trắng là do đám mây amoniac. Trong khi màu cam xuất phát từ các đám mây ammoni hydrosulfide.
- Trên sao Mộc cũng có gió và bão. Tốc độ gió từ trung bình từ 100 m/s – 360 km/h. Đây là tốc độ gió tương tự của các máy bay phản lực.
- Bầu khí quyển phía trên được tính là bao gồm khoảng 88-92% hydro và 8 -12% heli. Vì nguyên tử heli có khối lượng nhiều hơn nguyên tử hydro nên thành phần thay đổi. Do đó, bầu khí quyển được ước tính có khoảng 75% hydro và 24% heli. Và 1% khối lượng còn lại gồm các nguyên tố khác như metan, hơi nước, amoniac, các hợp chất dựa trên silic, cacbon, etan, oxy,…
- Lớp ngoài cùng của khí quyển chứa các tinh thể amoniac đóng băng. Các vật liệu đặc hơn bên trong theo khối lượng là khoảng 71% hydro, 24% heli và 5% các nguyên tố khác. Các tỷ lệ hydro và heli trong khí quyển này gần với thành phần lý thuyết của tinh vân mặt trời nguyên thủy.
3. Từ trường
- Từ trường của sao Mộc mạnh hơn từ trường của Trái Đất 14 lần. Nó dao động từ 4,2 gauss ở xích đạo đến 10 – 14 gauss ở hai cực.
- Điều này làm cho từ trường của Sao Mộc là mạnh nhất trong Hệ Mặt Trời. Với từ trường quá lớn nó khiến tàu vũ trụ rất khó tiếp cận hành tinh này.
4. Khí hậu sao Mộc
- Dữ liệu cho thấy nhiệt độ trên Sao Mộc có thể xuống thấp tới -145 độ C.
- Một trong những đặc điểm chính của hành tinh này chính là cơn bão Vết Đỏ Lớn – Great Red Spot của nó. Cơn bão này tồn tại từ năm 1831 thậm chí có thể từ năm 1665. Vật thể hình bầu dục này có kích thước lớn hơn Trái đất và quay ngược chiều kim đồng hồ. Độ cao tối đa của nó lên tới khoảng 8 km so với các đỉnh mây xung quanh. Kể từ khi được phát hiện, nó đã giảm kích thước. Các quan sát gần đây cho thấy Vết Đỏ lớn đã giảm chiều dài khoảng 930 km mỗi năm.
Sao Mộc có bao nhiêu vệ tinh?
Trước đây sao Mộc được mệnh danh là Vua của các vệ tinh. Cụ thể nó có tới 79 vệ tinh đã được biết đến. Tuy nhiên, trong nhiều năm gần đây, chúng đã bị soán ngôi bởi sao Thổ với tổng cộng 82 vệ tinh.
Trong số 79 vệ tinh, thì có tới 63 vệ tinh có đường kính nhỏ hơn 10 km. Chúng chỉ được phát hiện từ năm 1975.
Các vệ tinh Galilean, Io, Europa, Ganymede và Callisto đủ lớn để có thể nhìn thấy từ Trái đất bằng ống nhòm. Chúng là một trong những vệ tinh lớn nhất được phát hiện trong Hệ Mặt Trời. Ganymede là mặt trăng lớn nhất trong số các mặt trăng trong Hệ Mặt Trời của chúng ta.
Vành đai sao Mộc
Sao Mộc có một hệ thống vành đai hành tinh mờ nhạt bao gồm ba phân đoạn chính:
- Một hình xuyến bên trong được gọi là quầng
- Một vòng chính tương đối sáng
- Một vòng gossamer bên ngoài.
Chúng dường như được tạo ra từ bụi chứ không phải băng như các vành đai của sao Thổ. Người ta tin rằng những vành đai chính được làm bằng vật liệu phóng ra từ các vệ tinh Adrastea và Metis.
Trên đây là những thông tin khái lược nhất về sao Mộc. Hy vọng những thông tin tổng hợp này sẽ giúp bạn hiểu hơn về hành tinh khổng lồ đầy bí ẩn này.
Để lại bình luận
5