Trái Đất hay Địa Cầu (chữ Hán: 地球, tiếng Anh: Earth), là hành tinh thứ ba tính từ Mặt Trời, đồng thời cũng là hành tinh lớn nhất trong các hành tinh đất đá của hệ Mặt Trời xét về bán kính, khối lượng và mật độ vật chất. Trái Đất còn được biết tên với các tên gọi "hành tinh xanh", là nhà của hàng triệu loài sinh vật,[13] trong đó có con người và cho đến nay nó là nơi duy nhất trong vũ trụ được biết đến là có sự sống.

“Trái Đất hình gì?” không còn là một câu hỏi mới mẻ, bởi từ xưa đến nay con người đã có các thắc mắc về hình dạng nơi mình đang sinh sống. Do đó, khi khoa học chưa thực sự khám phá được vấn đề này thì nhiều giả thiết đã được đưa ra như sau:

Trái Đất hình gì? Khám phá những bí mật về Trái Đất có thể bạn chưa biết
Trái Đất hình gì? 

1. Trái Đất có phải một mặt phẳng hay không?

Cách đây vài thế kỷ, các nhà thiên văn học đã từng đưa ra dự đoán về hình dạng của Trái Đất là một mặt phẳng. Vì chỉ khi là mặt phẳng thì con người mới có thể di chuyển trên đó mà không bị rơi ra khỏi vũ trụ. Tuy nhiên, mãi đến sau này thì đã có nhận định cho rằng Trái Đất có hình tròn. Nó giống như trái cam với lý luận được đưa ra là chỉ hành tinh tròn mới tạo ra cái bóng hình tròn mà thôi.

Lập luận này cũng nhanh chóng bị bác bỏ, bởi nhiều người cho rằng nếu Trái Đất hình tròn thì tại sao mọi thứ lại không bị rơi khỏi bề mặt? Vậy thì những giả định này liệu có đúng không? Đâu mới là câu trả lời chính xác cho hình dạng thật của hành tinh đặc biệt nhất hệ Mặt trời.

2. Trái Đất hình gì?

Hàng ngàn các ý kiến và nghiên cứu trái chiều được đưa bàn luận. Cho đến khi Magellan thực hiện chuyến du lịch vòng quanh thế giới. Đồng thời, khi Colombo phát hiện và tìm ra châu Mỹ thì mọi lập luận về Trái Đất là mặt phẳng mới bị bác bỏ hoàn toàn. Sau này, khi khoa học – công nghệ và kỹ thuật phát triển thì hình dạng thật của Trái Đất mới được xác nhận.

Theo đó, dựa vào phân tích về vị trí của các vệ tinh ngoài không gian cùng các thuật toán thông minh thì con người đã thực sự chứng minh được hình dạng của Trái Đất. Mọi giải thuyết hình tròn, hình quả cam, hình quả dưa,…đều không chính xác.

Thực tế, hành tinh xanh của chúng ta là một hình cầu có phần thuôn dài. Dọc hai cực đến đường xích đạo Trái Đất bị nén dọc theo hướng thẳng, cực Nam và cực Bắc đều bị dẹt nhưng nhờ có lực hút của Trái Đất nên con người không bị rơi ra khỏi bề mặt.

Trái Đất hình gì? Khám phá những bí mật về Trái Đất có thể bạn chưa biết
Trái Đất hình gì? 

Sẽ ra sao nếu Trái Đất hình vuông?

Như các phân tích bên trên, bạn đã biết Trái Đất hình gì rồi đúng không? Trái Đất có dạng hình cầu nên mọi điểm ở trên bề mặt nó đều có lực hấp dẫn giống nhau. Và hiện nay, một giả thuyết được đặt ra: Nếu Trái Đất giống dạng hình khối hộp với 6 mặt hình vuông thì liệu lực hấp dẫn tại các vị trí có bị thay đổi hay không?

  • Ở dạng hình vuông, nước sẽ bị hút về phía vị trí trung tâm của mỗi mặt hình vuông. Bởi, đây sẽ là nơi gần tâm của Trái Đất nhất nên có lực hấp dẫn lớn. Hầu hết ở đó sẽ là đại dương mênh mông.
  • Phần rìa ngoài của các khối vuông bị khô cằn, mọi thứ liên quan đến sự sống như sinh vật, con người, cây cối không thể phát triển được.
  • Bầu khí quyển ở những phần đỉnh và các góc cạnh sẽ rất mỏng hoặc là dạng đất chết không tồn tại, không hỗ trợ sự sống. Đồng thời, khí hậu Trái Đất phụ thuộc lớn đến sự vận động quanh trục và Mặt trời. Ở hình dạng hình cầu, hành tinh của chúng ta chỉ tồn tại duy nhất một trục nhưng với hình hộp vuông thì mọi thứ đều trở nên phức tạp.
  • Với trường hợp trục Trái Đất đâm xuyên qua trung tâm mặt vuông thì khí hậu sẽ giống khí ở dạng hình cầu. Tức là mặt trên và mặt dưới đều rất lạnh, có băng tuyết phủ kín thời gian quanh năm. Bốn mặt còn lại sẽ là sự khô cằn vì khí hậu xích đạo khô nóng. Tuy nhiên, khi đi qua 2 đỉnh đối diện thì con người sẽ không phải đối mặt với mùa đông hay các cơn mưa tuyết.
  • Toàn bộ bề mặt trên Trái Đất sẽ nhận được sự chiếu rọi của Mặt trời, lúc này chỉ còn có khí hậu xích đạo và cận xích đạo.
  • Trọng trường ở trung tâm các mặt vuông giống như khi Trái Đất dạng hình cầu có 1G. Còn khi ra các phần cạnh thì trọng lực sẽ bị giảm còn 0.64G. Như thế đồng nghĩa với việc, một người nặng 70kg ở trung tâm thì khi ra rìa chỉ có 50kg.

Tuy nhiên, tất cả những điều trên sẽ chỉ là giả thuyết mà thôi. Bởi vũ trụ là bao la nhưng các hành tinh vẫn luôn đi theo quy luật chung. Và hành tinh vuông sẽ đi ngược lại mọi định luật nên điều đó không thể xảy ra.

Trái Đất hình gì? Khám phá những bí mật về Trái Đất có thể bạn chưa biết
Sẽ ra sao nếu Trái Đất hình vuông?

Bật mí những sự thật ít biết về Trái Đất

Thực tế, vạn vật xung quanh chúng ta đều có sự thay đổi và chuyển biến từng ngày, từng giờ. Do vậy, Trái Đất luôn tồn tại những bí ẩn mà con người chưa thể khám phá ra.

1. Một năm có nhiều hơn 365 ngày

  • Hiện nay, lịch chúng ta đang sử dụng được tính toán dựa theo hiện tượng quay quanh trục của Mặt trời. Theo chúng ta đã biết, một năm đều được xác định có 365 ngày.
  • Tuy nhiên, con số chính xác mà các nhà khoa học chứng minh ra được lại là 365.2564 ngày. Phần lẻ 0.2564 là cơ sở để hình thành chu kỳ năm nhuận. Chính vì thế mà tháng 2 sẽ có 29 ngày vào năm nhuận.

2. Mặt trăng được tách ra từ 1 phần của Trái Đất

  • Nhiều nhà khoa học đã chỉ ra rằng, Mặt trăng được hình thành do sự va chạm của Trái Đất với các vật thể lớn. Chính sự va chạm ở bên ngoài vũ trụ đã khiến phần nhỏ của Trái Đất bị tách ra và trở thành mặt trăng như bây giờ.

3. Trái Đất cùng quỹ đạo với mặt trăng và 2 vệ tinh khác

  • Đúng như những gì các nhà thiên văn học dự đoán, Trái Đất không chỉ có mặt trăng đồng hành cùng mà nó còn có 2 tiểu hành tinh khác có cùng một quỹ đạo quay như thế. Hai hành tinh đó là 3753 Cruithne và 2002 AA29, chúng được tách ra 1 phần từ thiên thạch có tên NEO.
  • Thông thường, người ta hay gọi tiểu hành tinh 3753 Cruithne cái tên “Mặt trăng thứ hai”. Mặc dù nó không quay quanh Trái Đất giống mặt trăng nhưng bởi hành tinh này có cùng quỹ đạo quay với Trái Đất.
Trái Đất hình gì? Khám phá những bí mật về Trái Đất có thể bạn chưa biết
Bật mí những sự thật ít biết về Trái Đất

4. Sự biến đổi của từ trường Trái Đất

  • Từ thế kỷ 19, các nhà khoa học đã có các nghiên cứu về thay đổi này. Theo đó, từ trường Trái Đất sẽ bắt đầu di chuyển khoảng 600 dặm từ Nam bán cầu đi về hướng Nam Đại Dương. Và cứ như thế, theo thời gian thì tốc độ di chuyển của từ trường nhanh hơn và tốc độ tiếp tục tăng cho đến khi đạt tốc độ cực đại.

5. Vòng quay của Trái Đất đang chậm lại

  • Theo các nhận định mới nhất hiện nay thì tốc độ quay đang dần chậm lại. Tuy nhiên, sự biến đổi này thường rất nhỏ nên chúng ta không thể nhận ra được. Số liệu tính toán cụ thể được cho hay, cứ 100 năm tốc độ này sẽ bị giảm đi 17 mili giây. Cứ kéo dài thêm khoảng 140 triệu năm nữa thì sẽ xuất hiện tình trạng 1 ngày có 25 giờ.

6. Trái Đất thường không có sự đồng đều về trọng lực

  • Hành tinh duy nhất trong vũ trụ tồn tại sự sống được xác định có hình cầu. Tuy nhiên, nó lại không phải là một quả cầu thực sự hoàn hảo. Do đó, khối lượng cũng không có được sự đồng đều.
  • Sự khác biệt về khối lượng thường mang đến những biến động liên quan trực tiếp đến lực hấp dẫn tại mọi khu vực. Thực tế chứng minh, vịnh Hudson ở Canada được ghi nhận có trọng lực hấp dẫn thấp hơn nhiều so với các nơi khác.
Trái Đất hình gì? Khám phá những bí mật về Trái Đất có thể bạn chưa biết
Bật mí những sự thật ít biết về Trái Đất

7. Hành tinh duy nhất không có tên gọi của các vị thần

Như chúng ta cũng biết, những hành tinh trong hệ Mặt trời đều được gọi tên theo các vị thần La Mã. Ví dụ như:

  • Neptune – Sao Hải Vương
  • Venus – Sao Kim
  • Mercury – Sao Thủy
  • Mars – Sao Hỏa
  • Jupiter – Sao Mộc
  • Uranus – Sao Thiên Vương
  • Saturn – Sao Thổ
  • Trái Đất là trường hợp đặc biệt, khi không có tên gọi của các vị thần.

8. Trái Đất thường ẩn chứa lượng vàng khổng lồ

  • Theo số liệu thống kê được tính toán bởi các nhà khoa học, số vàng trên Trái Đất có thể phủ kín mọi bề mặt và lượng vàng đủ để phủ một dày tương đương 0.49mm.

9. Trái Đất thực chất không phải là “Hành tinh xanh”

  • Theo nghiên cứu mới nhất của Đại học Maryland ở Mỹ cho rằng, trước đây Trái Đất có một màu tím. Đến hiện nay, màu xanh có được là nhờ các vi khuẩn cổ đại.
  • Do đó, thay vì dùng chất diệp lục thì chúng đã dùng một số phân tử khác để có thể xử lý tốt ánh mặt trời. Những phân tử này đã tạo ra sắc tố tím cho vi khuẩn và giúp Trái Đất tự khoác lên mình lớp áo tím lạ mắt.

Hy vọng qua bài viết trên, đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc Trái Đất hình gì cùng các bí ẩn về sự thật của hành tinh này. Về bản chất, Trái Đất có quá nhiều điều bí ẩn và chờ con người khám phá. 

3, Theo Reviview 365 tổng hợp