- Tiền nhiều để làm gì? Điểm danh những mặt hàng có nhiều tiền cũng không mua được
- 10 câu hỏi phát triển bản thân bạn nên tự hỏi chính mình mỗi ngày
- Đời người chỉ xoay quanh 3 việc này - Biết để không lãng phí thời gian
- Dĩ hòa vi quý là gì, có phải là nhu nhược, kém cỏi, hèn mọn không?
- Hoa hướng dương có mấy loại - Ý nghĩa của hoa hướng dương trong cuộc sống?
Tuy nhiên, Âm lịch cũng có năm nhuận. Cùng tìm hiểu năm nhuận là gì và cách tính năm nhuận theo cả Dương lịch, Âm lịch nhé.
Năm nhuận là gì?
1 năm bình thường sẽ có 12 tháng và có 365 ngày. Khi 1 năm có số ngày tăng lên hoặc số tháng tăng lên (tùy theo Dương lịch hoặc Âm lịch) sẽ là năm nhuận, trong đó sẽ có những ngày nhuận và tháng nhuận.
Năm nhuận theo Âm lịch là năm có thêm 1 tháng. Năm nhuận Âm lịch được nhiều nước châu Á sử dụng và coi trọng, ví dụ như Việt Nam, Nhật Bản, Trung Quốc,...
Năm nhuận theo Dương lịch là những năm có thêm 1 ngày vào tháng 2, tức là tháng 2 sẽ có 29 ngày (không nhuận là 28 ngày). Năm nhuận Dương lịch được hầu hết các nước trên thế giới sử dụng.
Năm nhuận có mấy ngày? Mấy tháng? Mấy năm nhuận một lần?
Theo như lý thuyết ở trên thì năm nhuận Dương lịch là những năm có 366 ngày. Năm nhuận Âm lịch có 13 tháng. Để biết năm nhuận Âm lịch có bao nhiêu ngày thì chúng ta cùng xem tiếp phần dưới đây nhé.
Năm nhuận theo Dương lịch
Dương lịch là lịch tính thời gian theo Mặt Trời. Thời gian Trái Đất quay trọn một vòng xung quanh mặt trời mất 365 ngày 6 giờ. Lấy số nguyên là 365 thì một năm Dương lịch có 365 ngày.
Như vậy, một năm Dương lịch bị thừa lại 6 giờ. Sau 4 năm dồn lại sẽ thừa 24 giờ, tương ứng đúng một ngày. Ngày nhuận được quy ước là ngày 29 tháng 2. Và cứ 4 năm Dương lịch liên tiếp sẽ có một năm nhuận với 366 ngày.
Năm nhuận theo Âm lịch
Âm lịch là lịch tính thời gian theo Mặt Trăng. Một tháng tính theo Mặt Trăng trung bình có 29,5 ngày. Một năm Âm lịch có 354 ngày, ngắn hơn năm Dương lịch đến 11 ngày. Vậy cứ 3 năm Âm lịch lại ngắn hơn năm Dương lịch 33 ngày (hơn 1 tháng).
Để cân bằng thời gian giữa năm Âm lịch và năm Dương lịch, cứ 3 năm Âm lịch phải cho thêm một tháng nhuận để năm Âm lịch và Dương lịch không bị chênh nhau quá nhiều.
Dù vậy, năm Dương lịch vẫn nhanh hơn năm Âm lịch. Tình trạng này được khắc phục bằng cách là cứ 19 năm lại có một lần cách 2 năm thêm một tháng nhuận.
Trong 19 năm Dương lịch có 228 tháng Dương lịch, tương ứng với 235 tháng Âm lịch, thừa 7 tháng so với năm Dương lịch, gọi là 7 tháng nhuận. Bảy tháng trước đó được quy ước vào các năm thứ 3, 6, 9 hoặc 8, 11, 14, 17, 19 của chu kỳ 19 năm.
Hướng dẫn cách tính năm nhuận Dương lịch và Âm lịch
Cách tính năm nhuận Dương lịch
Để tính năm nhuận Dương lịch, chúng ta phải lấy năm đó đem chia cho 4. Nếu chia hết cho 4 thì năm Dương lịch đó là năm nhuận. Với những năm tròn thế kỷ (có 2 số 00 ở cuối) thì lấy số năm chia cho 400. Nếu chia hết cho 400 thì năm đó là năm nhuận.
Ví dụ:
- Năm 2020, năm 2024 là những năm nhuận Dương lịch vì chia hết cho 4.
- Năm 2021 không là năm nhuận Dương lịch vì chia 4 dư 1.
- Năm 2000, năm 2400 là các năm nhuận vì chia hết cho 400.
Cách tính năm nhuận Âm lịch
Để tính năm nhuận theo Âm lịch, lấy số năm Dương lịch chia cho 19. Nếu chia hết cho 19 hoặc có số dư là một trong các số như 3; 6; 9; 11; 14; 17 thì năm Âm lịch đó là năm nhuận và có tháng nhuận.
Ví dụ:
- 2020 là năm nhuận theo Âm lịch vì 2020 chia cho 19 dư 6.
- 2021 không phải năm nhuận theo Âm lịch vì 2021 chia cho 19 dư 7.
- 2022 không phải năm nhuận theo Âm lịch vì 2022 chia cho 19 dư 8.
- 2022 là năm nhuận Âm lịch vì 2022 chia cho 19 dư 9.
Trên đây là những giải đáp cho các câu hỏi như năm nhuận là gì, năm nhuận có mấy ngày, cách tính năm nhuận. Hy vọng bạn sẽ có thêm nhiều thông tin thú vị và hữu ích!
Để lại bình luận
5