- Đọc xong bức thư của con trai gửi cho người vợ đã mất ông bố chỉ biết oà khóc
- Lá thư cha gửi con ”Ngoài ta và mẹ con, cuộc đời này không ai có nghĩa vụ phải đối xử tốt với con”
- Sai lầm lớn nhất của cha mẹ: Chu cấp đầy đủ nhưng lại không dạy con cái lòng biết ơn
Việc thiếu phép tắc giáo dục trên bàn ăn là biểu hiện của việc thiếu hàm dưỡng
Có một câu chuyện thế này: Cuối tuần tôi đi dự tiệc cưới của một người bạn, khách khứa rất đông, khi tiệc được dọn ra thì những người không quen biết được xếp vào một bàn. Trong bữa tối, có một cậu bé bảy tám tuổi không ngừng kêu la, đồ ăn chưa được bưng lên, cậu bé đã chọc mẹ một hồi rồi nói: “Con sắp đói chết rồi, sao chưa dọn cơm cho con ăn”, rồi lấy đũa gõ lên bát đĩa trên bàn ăn.
Nhìn thấy nhân viên khách sạn đến phục vụ đồ ăn, cậu bé phấn khích hét lên: “Phục vụ đồ ăn! Phục vụ đồ ăn!” điều này khiến mọi quan khách trong bữa tiệc chú ý. Mỗi khi đồ ăn được đưa lên, cậu bé liền nhanh chóng gắp đũa đầu tiên, tùy thích chọn đồ ăn, lật lên lật xuống, không quan tâm đến mọi người xung quanh, khi ăn không chú ý làm bẩn lên quần áo người bên cạnh.
Một cô gái trẻ cùng bàn không thể chịu đựng được nữa, cô ấy bỏ đi trong khi mới ăn được hai miếng. Mặc dù ai cũng chán ghét nhưng vẫn nhịn xuống cúi đầu ăn cơm trong im lặng. Điều khó hiểu là người mẹ vẫn thờ ơ với hành vi không đúng mực của đứa trẻ.
Người mẹ không chỉ không quan tâm mà còn nói cười rôm rả: “Trẻ con còn nhỏ, hiếu động, người ta nói trẻ nhỏ hiếu động là thông minh”. Mọi người chỉ cười không trả lời.
Ăn không chỉ đơn thuần là ăn mà còn là học. Người xưa thường nói rằng: Nếu bạn muốn nhìn tính cách, lối sống của một người, cách trực tiếp và nhanh nhất là nhìn người đó khi dùng bữa.
Trong một đơn vị công tác cần tuyển người mới, có một ứng viên tốt nghiệp từ một trường đại học danh tiếng, điều kiện lý lịch phù hợp, ở vòng phỏng vấn trả lời cũng tốt.
Giám đốc đơn vị tổ chức cho người đến tham gia phỏng vấn ăn một bữa tối, đây là bài kiểm tra cuối cùng. Trong bàn ăn những người ứng viên khác rất khiêm tốn riêng người ứng viên được đánh giá là tốt kia cư xử rất kiêu ngạo, anh ta nói lớn, vừa ăn vừa nói nhiều. Anh ta cư xử như mình là nhân vật chính của bữa tối, những người khác dường như chỉ là nhân vật phụ, điều này khiến lãnh đạo đơn vị rất không hài lòng.
Sau bữa ăn, đơn vị nói với anh này: “Dù anh tốt nghiệp loại giỏi nhưng anh chưa biết học cách tôn trọng người khác, thiếu hàm dưỡng nên anh không thể được nhận vào công ty.”
Phép tắc giáo dưỡng trên bàn ăn cần được trau dồi ngay từ nhỏ
Cách bạn ăn thật sự là những gì thể hiện ở con người bạn. Bàn ăn không chỉ thể hiện trình độ học vấn của bạn mà còn thể hiện tính cách, cá tính và chuẩn mực của bạn.
Một số người cho rằng cách ăn uống chính là danh thiếp của bạn, nó vô hình sẽ quyết định sự thành công hay thất bại của bạn. Một người có cách cư xử trên bàn ăn không đúng chuẩn mực trước tiên không phản ánh tật xấu của anh ta mà là phản ánh sự giáo dục của cha mẹ anh ta và chất lượng chung của gia đình anh ta. Ngày thường, một số bậc cha mẹ chỉ quan tâm đến việc bổ sung dinh dưỡng cho con mà ít chú ý đến việc giáo dục con cái trong bữa ăn.
Một số trẻ nằm trên bàn và trút thức ăn vào đĩa, một số nhìn thấy món ăn mình yêu thích thì chỉ ăn chúng và không quan tâm đến người khác có phần ăn hay không, có trẻ thì uống canh phát ra tiếng quá lớn. Điều kỳ lạ là cha mẹ đều không quan tâm những điều đó và cho đó là điều bình thường. Bạn có biết rằng đó là sự thờ ơ và vô tâm, ích kỷ đang hình thành dần trong trẻ không?
Mọi người luôn chọn đồ ăn theo sở thích của riêng mình, sở thích thường rất gần với tính cách của một người, vì vậy từ chế độ ăn uống có thể thấy được nhân cách của một người. Phát triển thói quen ăn uống này là tiền đề quan trọng đảm bảo sự thành công trong sự nghiệp của trẻ sau khi bước vào xã hội. Sự vun đắp của nền giáo dục là tài sản vô hình quý giá nhất mà cha mẹ để lại cho con cái.
Một người ăn uống biết quan tâm đến người xung quanh, đơm cơm mời đồ ăn, quan tâm đến khoảng cách của đồ ăn mà người khác không gắp được từ đó tiếp cho đối phương, ăn uống từ tốn, có chừng mực, những người như vậy nhất định là những người biết quan tâm chăm sóc người khác, là người đàng hoàng đáng tin cậy. Vậy nên mách bạn bí quyết khi kén rể, kén dâu nên mời đôi bên gia đình ăn bữa cơm gặp mặt.
Trẻ em nên trau dồi những thói quen tốt này tại bàn ăn
- Trước khi ăn cơm thì người lớn tuổi nhất trong mâm cơm động đũa bắt đầu, mọi người mới được ăn cơm.
- Học cách cầm bát và đũa đúng cách: Ngón tay cái của trẻ đặt lên mép bát và bốn ngón còn lại đặt dưới đáy bát.
- Giữ không gian xung quanh trẻ ăn luôn gọn gàng.
- Khi ăn cần nhai chậm, không vừa ăn vừa nói, uống canh không phát ra tiếng.
- Không dùng đũa mình ăn gắp đồ ăn trong đĩa, bát, dùng đũa riêng và thìa riêng để lấy thức ăn.
- Ăn đủ ba bữa ăn trong ngày, ăn đúng phân lượng đồ ăn được quy định khi đi ăn tiệc, quý trọng đồ ăn và không lãng phí.
- Khi đi ăn tiệc hay ăn ở nhà cũng vậy muốn đứng lên đi trước, thì trước tiên nên dọn gọn gàng chỗ vừa ngồi ăn rồi mời mọi người ăn tiếp, rồi mới xin phép đứng lên và đi trước.
(Reviews365 tổng hợp)
Để lại bình luận
5