- Định Nghĩa Văn Hóa là gì? Từ vựng tiếng anh về văn hóa dành cho bạn
- Định Nghĩa Về Tình Yêu là gì? Những lời yêu thương và hình ảnh về tình yêu đẹp
- Trà Xanh là gì? Em gái Trà xanh có khác "Tuesday" không?
Ngôn ngữ Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng. Chẳng vậy mà có câu “Phong ba bao táp không bằng ngữ pháp Việt Nam”. Việc mắc các lỗi chính tả xảy ra rất thường xuyên ở hầu hết mọi người. Và “trêu hay chêu” là một trong những cặp đôi dễ nhầm lẫn nhất. Cùng tìm hiểu nhé!
1. Trêu hay chêu mới đúng chính tả?
1.1 Trêu là gì?
Theo Từ điển Việt Nam, “trêu” là động từ chỉ hành động dùng lời nói, cử chỉ để đùa vui, khiến ai đó bộc lộ cảm xúc như vui vẻ, bực tức hoặc xấu hổ.
- Trêu trong tiếng Anh được dịch thông qua nghĩa của từ tease (trêu chọc).
- Từ đồng nghĩa của từ “trêu” là các từ như: Đùa, chọc, ghẹo, trêu chọc, chọc ghẹo,…
1.2 Chêu là gì?
Trong cuốn từ điển Tiếng Việt không hề có sự xuất hiện của từ “chêu”. Chêu hoàn toàn không có ý nghĩa.
1.3 Trêu hay chêu?
“Trêu” hay “chêu” đều là những từ phát âm mang tính chất vùng miền.
Sở dĩ từ chêu xuất hiện là do cách phát âm sai từ “ch’ và “tr” của hầu hết mọi người. Trên thực tế, “trêu” phát âm cũng nhẹ như “chêu” chứ không phân biệt rõ ràng “tr” và “ch”. Tuy nhiên, theo đúng chính tả của văn viết, chúng ta sử dụng từ “trêu” nhé.
Như vậy, trong trường hợp “trêu hay chêu” thì có thể khẳng định trêu là đúng chính tả. Còn “chêu” thì không.
Xem thêm: Xịn sò nghĩa là gì? xịn sò hay xịn xò, Xịn sò hay sịn sò là đúng chính tả?
1.4 Tại sao có sự nhầm lẫn giữa trêu và chêu?
Sự khác biệt vùng miền
Mỗi vùng miền ở Việt Nam đều có cách phát âm hoặc giọng nói khác nhau. Chính điều này đôi lúc đã kéo theo sự nhầm lẫn giữa hai phụ âm “tr” và “ch”, đặc biệt là có nhiều người nhiều bị lẫn lộn khi phát âm “tr” thành “ch”.
Nhầm lẫn trong văn nói kéo theo nhầm lẫn trong văn viết
Do sự nhầm lẫn trong khi nói kéo theo nhiều người bị nhầm lẫn luôn trong khi viết, chỉ nghe rồi dùng lại mà không nhìn vào mặt chữ, không viết chữ nên không biết từ nào mới là đúng, lâu dần sẽ trở thành sai.
2. Một số lỗi chính tả thường gặp của tr và ch
Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam. Tiếng Việt có một số cụm từ đồng âm nhưng khác nhau hoàn toàn về nghĩa. Tr và ch là một trong số đó.
Việc phân biệt “tr” và “ch” là một điều khó khăn đối với một số người. Bởi đây là thói quen sử dụng ngôn ngữ của từng địa phương. Thông thường, ở vùng phương ngữ Bắc, người dân thường sử dụng “chêu” rất phổ biến thay vì “trêu”.
Trong ngữ âm của phương ngữ Bắc, hệ thống phụ âm đầu gồm 20 âm vị. Trong đó không có sự phân biệt giữa s/x, r/d/gi, tr/ch.
Cũng chính vì đặc điểm này mà khi phát âm, người miền Bắc đa số sẽ phát âm những từ có phụ âm đầu là “tr” thành “ch” và cụ thể nhất là “trêu → chêu”.
Một số cụm từ có thể kể đến như:
- Trâu → châu,
- Trinh → chinh.
Hay một số cụm từ dễ nhầm lẫn về chính tả như:
- Chở hay trở?,
- Trắng trẻo,
- Trọc lóc,
- Chông chênh,
- Chơi vơi,…
3. Quy tắc viết đúng chính tả của tr và ch
Việc viết sai chính tả giữa hai âm “tr” và “ch” xảy ra rất phổ biến. Để khắc phục tình trạng này, bạn cần tuân thủ theo một số Luật chính tả về 2 âm “tr, ch” như sau:
- Âm “ch” thường đứng trước các nguyên âm như “oa, oă, oe, uê” còn “tr” thì không. Ví dụ: choáng váng, loắt choắt, chí chóe, sáng choang,…
- Những từ Hán Việt mang dấu nặng và dấu huyền đều chỉ đi với “tr” chứ không đi với “tr”. Ví dụ: trịnh trọng, vũ trụ, trụ sở, trình bày, trừng trị, truyền thống, lập trường, trường kỳ, phong trào, …
- Những danh từ hay các đại từ chỉ quan hệ thân thuộc giữa những người trong gia đình thì chỉ viết với “ch”, không viết với “tr”. Ví dụ: cha, chú, chị, cháu, chồng, …
Những danh từ từ chỉ các vật dụng trong nhà, tên các loại hoa quả, món ăn chỉ viết với “ch”
Ví dụ: chén, chổi, chăn, chiếu, chõng, chảo, chuối, chanh, chôm chôm, cháo, chè, chả, ….
Các động từ chỉ hoạt động, cử động tay chân thường có âm đầu là “ch”.
Ví dụ: chạy, chặt cây, chẻ,…
Từ mang ý nghĩa phủ định được viết với “ch”.
Ví dụ: chưa, chẳng, chớ, …
Trong cấu tạo từ láy, cả “tr” và “ch” đều có từ láy âm đầu nhưng láy vần thì chỉ có kết hợp với “ch” (trừ 3 trường hợp của “tr” là trét lẹt, trót lột, trụi lủi).
Ví dụ: Chông chênh, chăm chỉ, chơi vơi, chênh vênh, chót vót,…
4. Cách giảm thiểu lỗi chính tả
Dẫu biết phát âm sai chính tả là do đặc trưng của từng vùng miền. Đối với vùng miền đó thì họ sẽ cảm thấy việc nói như thế có sự gần gũi, thân thuộc hơn. Nhưng đối với sự giao lưu giữa các vùng miền thì có thể sẽ gặp một số khó khăn.
Có thể nói, việc sai chính tả cũng là một cách gián tiếp phá hoại sự trong sáng của Tiếng Việt. Nó thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp và làm đảo lộn hoàn toàn hệ thống ngôn ngữ chính thống.
Việc sử dụng từ ngữ sai chính tả có thể sẽ gây ra nhiều tình huống dở khóc dở cười. Để giảm thiểu lỗi chính tả, bạn hãy áp dụng một số cách sau đây nhé:
- Đọc nhiều sách báo và thường xuyên ghi chép lại những từ ngữ đúng chính tả mà mình thường sai để hình thành thói quen. Khi tiếp xúc nhiều, đọc nhiều cụm từ thì não bộ của bạn sẽ tự động ghi nhớ những từ bạn đã từng gặp. Từ đó cũng sẽ giúp bạn nhớ mặt chữ hơn và ít sai chính tả hơn.
- Sử dụng các công cụ kiểm tra chính tả: Nếu cảm giác thấy từ này có vẻ sai sai, hãy thử tra Google nhé. Google sẽ đưa ra một loạt kết quả liên quan. Đây cũng chính là một trong những công cụ kiểm tra chính tả tiện lợi nhất đó.
- Học hỏi từ những người xung quanh: Khi thắc mắc không rõ từ viết là đúng chính tả. Hãy thử nhờ đến sự trợ giúp của mọi người xung quanh nhé. Khi được người khác chỉ ra lỗi sai thì bạn sẽ ghi nhớ lâu hơn rất nhiều đó
Review365 vừa giúp bạn tìm đáp án chính xác nhất cho câu hỏi: trêu hay chêu. Hãy nắm chắc những quy tắc chính tả về 2 âm “ ch – tr” để tránh sự nhầm lẫn về chính tả nhé.
Để lại bình luận
5