- Thuật ngữ Clean Beauty và làm sáng tỏ 5 hiểu lầm phổ biến nhất về Mỹ phẩm sạch!
- Sóng RF trong thẩm mỹ là gì? Tác dụng như thế nào đến làm đẹp
Cùng với sự phát triển của xã hội, tính duy mỹ của con người ngày càng cao hơn. Chăm sóc sắc đẹp và cơ thể là nhu cầu của tất cả mọi người. Hôm nay, cùng Review365 tìm hiểu triệt lông là gì và các công nghệ triệt lông trên máy triệt lông hiện đại và mới nhất hiện nay nhé!
1. Triệt lông là gì?
1.1 Khái niệm triệt lông là gì?
Triệt lông là một thủ thuật y tế nhằm loại bỏ phần lông không mong muốn trên cơ thể bằng việc sử dụng một chùm ánh sáng tập trung (tia laser) hoặc các dụng cụ để tẩy lông.
Các phương pháp triệt lông truyền thống như: dùng dao cạo lông, waxing, kem tẩy lông.. và phương pháp triệt lông hiện đại như laser đều có những ưu và nhược điểm. Tuy nhiên, hiện nay đa số mọi người đều tìm hiểu và thực hiện phương pháp triệt lông bằng laser.
Trong quá trình tẩy lông bằng laser, tia laser phát ra ánh sáng được hấp thụ bởi sắc tố (melanin) trong lông. Năng lượng ánh sáng được chuyển hóa thành nhiệt, làm tổn thương các túi hình ống trong da (nang lông) tạo ra sợi lông.
Tổn thương này ức chế hoặc làm chậm sự phát triển của lông về lâu dài. Theo đó, bạn có thể điều trị vùng lông không mong muốn ở hầu hết mọi khu vực, ngoại trừ mí mắt hoặc vùng xung quanh. Tuy nhiên, da có hình xăm không nên thực hiện triệt lông.
Màu tóc và loại da ảnh hưởng đến sự thành công của việc tẩy lông bằng laser. Nguyên tắc cơ bản là sắc tố của tóc, chứ không phải sắc tố của da sẽ hấp thụ ánh sáng. Tia laser sẽ tác động lên các nang lông chứ không làm tổn thương da.
Xem thêm: Công nghệ triệt lông Diode Laser là gì và có thật sự hiệu quả hay không?
Nguy cơ tổn thương da lớn hơn khi có ít sự tương phản giữa lông và màu da. Nhưng những tiến bộ trong công nghệ laser đã khiến cho việc tẩy lông bằng laser trở thành một lựa chọn cho những người có làn da sẫm màu. Tẩy lông bằng laser ít hiệu quả hơn đối với các màu lông không hấp thụ ánh sáng tốt: vàng và trắng.
Mặc dù, tẩy lông bằng laser có hiệu quả trì hoãn sự phát triển của lông trong thời gian dài, nhưng nó thường không mang lại hiệu quả triệt lông vĩnh viễn.
Bạn cần nhiều phương pháp điều trị tẩy lông bằng laser để loại bỏ lông ban đầu và cũng có thể cần điều trị duy trì. Tẩy lông bằng laser hiệu quả có thể thực hiện trên mọi đối tượng, nhất cho những người có làn da sáng và lông sẫm màu.
1.2 Triệt lông có hại không?
Triệt lông có gây hại hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: màu da, màu tóc, kế hoạch tẩy lông và tuân thủ chăm sóc trước và sau điều trị.
Các tác dụng phụ phổ biến nhất của tẩy lông bằng laser bao gồm:
- Dị ứng da: Tác dụng phụ là khiến bạn cảm thấy hơi khó chịu, da bị mẩn đỏ và sưng tấy sau khi triệt lông bằng laser. Các triệu chứng này thường nhanh chóng biến mất trong vài giờ.
- Thay đổi sắc tố da: Tẩy lông bằng laser có thể làm tối hoặc sáng vùng da triệt lông. Những thay đổi này có thể là tạm thời hoặc vĩnh viễn.
Hiếm trường hợp, tẩy lông bằng laser có thể gây phồng rộp, đóng vảy, sẹo hoặc những thay đổi khác trong kết cấu da.
Các tác dụng phụ hiếm gặp khác bao gồm bạc tóc, lông mọc quá nhiều xung quanh vùng được điều trị, đặc biệt là trên vùng da sẫm màu.
Tẩy lông bằng laser không được khuyến khích cho mí mắt, lông mày hoặc các vùng xung quanh, do có thể gây tổn thương mắt nghiêm trọng.
2. Những công nghệ triệt lông công nghệ cao hiện đại nhất hiện nay
2.1 Công nghệ triệt lông IPL
IPL là công nghệ triệt lông ra đời sớm nhất, gồm chùm ánh sáng trắng có tần số từ 610 - 950 nm. Công nghệ này có chức năng đi sâu vào các gốc lông và triệt tiêu tận gốc sự phát triển của nang lông, ngăn cản sự mọc lại của các sợi lông. Đây là công nghệ triệt lông phổ biến được tích hợp trên các máy triệt lông cá nhân hiện nay.
Một số ưu, nhược điểm của công nghệ này như sau:
Ưu điểm của công nghệ IPL
- Sau 3 tháng điều trị có thể đạt được hiệu quả 90% triệt lông. Lông yếu dần và rụng tự nhiên, thời gian mọc chậm lại, lâu dần bị tiêu hủy vĩnh viễn.
- Có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm nang lông, da thâm đen, loại bỏ các vết nám, đốm nâu trên da, giảm tình trạng ra mồ hôi, cho da sáng mịn.
- Giá thành không quá cao, phù hợp cho nhiều người.
- Hiệu quả kéo dài và độ an toàn cao nhờ hệ thống làm lạnh tự động.
- Máy triệt lông IPL có thể sử dụng cho nhiều cơ địa và nhiều vùng da khác nhau nhờ điều chỉnh cường độ bước sóng.
Nhược điểm:
- Quá trình điều trị dài từ 15 - 20 lần.
- Không phù hợp với màu da sẫm, da của người gốc Afro- Caribe, người Châu Phi, Ấn Độ hay Pakistan.
2.2 Công nghệ triệt lông Laser Diode
Công nghệ triệt lông Laser Diode là một trong những phương pháp có thể triệt lông hiệu quả lên đến 98%, được FDA chứng nhận an toàn cho sức khỏe. Bằng cách sử dụng sóng RF (Radio Frequence) cùng bước sóng từ 808 - 810 nm, các nang lông hấp thụ năng lượng laser, bị ức chế phát triển, trở nên yếu dần và rơi rụng tự nhiên. Đây là công nghệ triệt lông hiện đại, được tích hợp trên các máy triệt lông kích thước lớn, sử dụng tại các spa làm đẹp.
Ưu điểm của công nghệ Laser Diode
- Phù hợp với mọi loại da và mọi loại lông và hầu hết tất cả các vùng cơ thể.
- Loại bỏ vi khuẩn trên da, tránh khỏi tình trạng viêm nang lông. Đặc biệt, công nghệ kích thích sản sinh collagen, làm trẻ hóa làn da.
- Hiệu quả triệt lông cao, tia laser ức chế phát triển của nang lông, khiến lông yếu và rụng dần, không đau.
Nhược điểm của công nghệ Laser Diode
- Giá thành tương đối cao.
- Tốn thời gian vì phải ra spa để thực hiện triệt lông.
2.3 Công nghệ triệt lông Elight
Đây là công nghệ kết hợp giữa công nghệ ánh sáng IPL và sóng RF, giúp thâm nhập sâu tận gốc của nang lông, triệt tiêu nguồn dinh dưỡng nuôi lông, các sợi lông sẽ mọc chậm và rụng dần. Ngoài ra, melanin trong tuyến nang lông bị hấp thụ nên lông mọc mới sẽ mỏng và nhạt màu hơn.
Ưu điểm công nghệ Elight
- Dù loại nang lông khó nhất cũng có thể triệt tận gốc, có thể triệt ở mọi nơi trên cơ thể.
- Có chức năng dưỡng da, hạn chế thâm nám trên da, ngăn ngừa mụn vào bảo vệ da.
- Chi phí rẻ hơn các công nghệ khác.
Nhược điểm công nghệ Elight
- Thời gian điều trị dài từ 45 - 90 phút/lần và khoảng 10 - 12 buổi cho một liệu trình.
- Giá thành tương đối cao
2.4 Công nghệ triệt lông OPT
Công nghệ triệt lông OPT là phương pháp triệt lông sử dụng năng lượng ánh sáng với bước sóng dài 695-1200nm, đi sâu vào trong nang lông, ở lại khoảng 3 tuần và ngăn chặn các chất dinh dưỡng nuôi lông, làm lông yếu và rụng dần. Triệt lông bằng công nghệ OPT phù hợp với cả nam lẫn nữ và triệt được ở mọi cùng da trên cơ thể.
Ưu điểm công nghệ OPT
- Triệt tận gốc nang lông.
- Cảm giác dễ chịu, không gây khó chịu, không đau, không bỏng rát.
- Ngăn ngừa viêm nang lông và làm trắng da, kích thích sản sinh và tái tạo collagen.
Nhược điểm công nghệ OPT
- Lông sẽ mọc lại sau 5 - 10 năm tùy cơ địa mỗi người.
- Công nghệ triệt lông OPT
3. So sánh các công nghệ triệt lông
Tính hiệu quả
Không có phương pháp nào có tác dụng triệt lông vĩnh viễn. Do đó, hiệu quả "triệt lông vĩnh viễn" là để chỉ tác dụng triệt tận gốc nang lông cũng như khả năng duy trì tình trạng lông bị ức chế mọc lại lâu dài.
- Công nghệ Laser Diode: Có hiệu quả triệt lông sạch lên đến 98% sau một liệu trình, cho tỷ lệ mọc lông lại thấp mà không làm tổn thương đến da bạn hay các vùng mô xung quanh, da được đều màu hơn.
- Công nghệ Elight hay OPT: Cho khả năng triệt sạch lông 80 - 85% sau một liệu trình, hỗ trợ ức chế sự phát triển của lông tốt, cho bạn làn da sáng mịn, hồng hào, không bị sạm màu.
- Công nghệ IPL: Tỷ lệ mọc lông lại cao hơn so với công nghệ Laser Diode và OPT. Tuy nhiên, khi sử dụng công nghệ này một thời gian dài, lông trên da bạn cũng sẽ mọc lại chậm hơn.
Giá thành
- Công nghệ Laser Diode, OPT hay Elight: Tại mỗi vùng da khác nhau sẽ có mức giá tương ứng, rơi vào khoảng 800.000đ - 8.000.000đ cho một liệu trình.
- Công nghệ IPL: Chi phí triệt lông một liệu trình với công nghệ này dao động khoảng 200.000đ - 3.000.000đ tùy vùng da.
Như đã nói ở trên, không có không có phương pháp nào có giá trị triệt lông vĩnh viễn. Sau thời gian triệt, lông mọc lại và bạn phải tiếp tục ra lại spa để tiến hành triệt lông lại. Ngoài ra, một máy triệt lông IPL cá nhân có giá khoảng 2.000.000 - 5.000.000, thời gian sử dụng máy lên đến vài năm.
Rõ ràng, máy triệt lông IPL mini cho tiết kiệm chi phí tốt hơn mà hiệu quả triệt sạch lông tương đương với các phương pháp khác sau thời gian dài sử dụng.
Đối tượng sử dụng
- Công nghệ Laser Diode, OPT hay E-light: Phù hợp với mọi loại da.
- Công nghệ IPL: Không phù hợp với loại da sẫm màu.
Tác dụng phụ
- Công nghệ IPL: Có thể gây bỏng rát da khi điều trị trên các làn da có nước da sẫm màu.
- Công nghệ Laser Diode, OPT: An toàn đối với tất cả loại da nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm điều trị mà không hề bị đau, rát bỏng hay tăng sắc tố da.
- Công nghệ Elight: Gây đỏ và bỏng rát nhẹ ở vùng da sau triệt lông.
4. Biện pháp ngăn ngừa rủi ro khi triệt lông
Để phòng tránh những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình triệt lông, bạn cần quan tâm đến những lưu ý sau:
- Lựa chọn bác sĩ có chuyên môn cao trong lĩnh vực da liễu, phẫu thuật thẩm mỹ. Họ là những người có nhiều kinh nghiệm về triệt lông bằng laser trên mọi loại da.
- Tìm những spa, thẩm mỹ viện hoặc cơ sở làm đẹp uy tín, an toàn.
- Thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tẩy lông bằng laser để xác định mình có phù hợp với liệu pháp này không? Đồng thời thông báo đến bác sĩ những bệnh tiền sử về da, sẹo trên cơ thể, các loại thuốc đang sử dụng...
- Chụp ảnh trước và sau quá trình tẩy lông để so sánh hiệu quả cũng như ảnh hưởng của phương pháp này.
Nếu thuộc trường hợp có thể triệt lông, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn các bước chuẩn bị trước khi thực hiện kỹ thuật này, cụ thể:
- Chống nắng: Bạn cần tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trước và sau khi điều trị. Bất cứ khi nào bạn ra ngoài, hãy thoa kem chống nắng SPF30 phổ rộng.
- Làm sáng da: Bác sĩ có thể kê đơn kem tẩy trắng da nếu bạn có làn da rám nắng hoặc sẫm màu gần đây.
- Tránh các phương pháp tẩy lông khác: Nhổ, tẩy lông và điện phân có thể làm rối loạn nang lông. Do đó, bạn nên tránh thực hiện các biện pháp này ít nhất bốn tuần trước khi điều trị.
- Tránh dùng thuốc làm loãng máu: Bạn nên hỏi bác sĩ về những loại thuốc cần tránh trước khi làm thủ thuật như aspirin, thuốc chống viêm.
- Cạo râu, cạo lông trước khi làm thủ thuật: Bạn nên cắt tỉa và cạo râu vào ngày trước khi điều trị bằng laser.
Trên đây là bài viết cung cấp cho bạn các công nghệ triệt lông mới nhất hiện nay. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào hãy để lại bình luận bên dưới để được Review365 giải đáp nhé!
Để lại bình luận
5