- 14 dấu hiệu phong thủy kém may mắn nên phòng tránh
- Bí ẩn tâm linh sau khoảnh khắc 11 giờ 11 phút trên đồng hồ có thể bạn chưa biết?
- 7 bí kíp phong thủy giúp thăng chức tăng lương nhanh như diều gặp gió
Tứ bất tượng trong phong thủy là biểu trưng cho một vẻ đẹp cao quý của văn hóa người phương Đông. Hôm nay hãy cùng chúng mình tìm hiểu về tứ bất tượng là gì và ý nghĩa 4 linh vật tứ bất tượng trong phong thủy nhé.
Tứ bất tượng là gì?
Trong nền văn hóa phương Đông thì tứ bất tượng chính là 4 loài linh vật gồm có Long, Lân, Quy (rùa) và Phụng. Mỗi biểu tượng đều có nguồn gốc cũng như ý nghĩa phong thủy và đặc trưng riêng biệt.
Theo nhân gian tứ bất tượng bắt nguồn từ 4 vị thần linh đó là Thanh Long, Bạch Hổ, Huyền Vũ và Chu Tước. Đây là 4 vị thần linh được tạo ra từ bốn chòm sao đại diện cho 4 nguyên tố gồm nước, gió, đất, lửa, theo thứ tự Long, Lân, Quy và Phụng.
1. Thánh Thú Thanh Long
Thánh thú Thanh Long thời cổ đại còn được gọi Thương Long. Theo quan niệm xưa, Thannh Long liên quan tới âm dương, triết học và phong thuỷ. Với hình tượng là con rồng màu xanh. Màu sắc này tương ứng với hành Mộc ở phương Đông. Chính bởi vậy mà Thanh Long cũng đại diện cho mùa xuân trong 4 mùa của năm
2. Thánh Thú Bạch Hổ
Thánh thú Bạch Hổ lmang hình tượng là con hổ màu trắng. Đây là màu sắc đại diện cho hành Kim ở phương Tây. Trong 4 mùa của năm thì Bạch Hổ tương ứng với mùa thu. Còn trong thiên văn học, Bạch Hổ được mô tả với 7 chòm sao phương Tây bao gồm:
- Chòm sao: Khuê Mộc Lang (Khuê)
- Chòm sao: Lâu Kim Cẩu (Lâu)
- Chòm sao: Vị Thổ Trệ (Vị)
- Chòm sao: Mão Nhật Kê (Mão)
- Chòm sao: Tất Nguyệt Ô (Tất)
- Chòm sao: Chủy Hỏa Hầu (Chủy)
- Chòm sao: Sâm Thủy Viên (Sâm)
3. Thánh Thú Huyền Vũ
Thánh Thú Huyền Vũ còn có một số tên gọi khác: Bắc đế Chân Võ đế quân, Chân Võ đại đế, Hắc đế hay Đãng Ma Thiên Tôn. Theo quan niệm, Huyền Vũ là vị thần linh quan trọng của Đạo giáo. Hình tượng của Huyền Vũ là con rắn quấn quành con rùa. Màu sắc đại diện là màu đen ứng với hành Thuỷ trong phương Bắc. Và mùa tượng trưng trong 4 mùa của Huyền Vũ chính là mùa đông
4. Thánh thú Chu Tước
Thánh thú Chu Tước là 1 trong 4 thần thú linh thiêng của thiên văn học Trung Quốc. Trong dân gian, vị thần linh này còn có tên là Chu Điểu. Hình tượng của Chu Tước là con chim sẻ màu đỏ . Và màu đỏ này đại diện cho hành Hoả ở Phương Nam. Chính vì vậy mùa hạ là mùa tương ứng của Chu Tước
Ý nghĩa 4 linh vật trong tứ bất tượng
1. Long – Linh vật đại diện cho sức mạnh, trí tuệ
Long là linh vật tượng trưng cho sức mạnh đi cùng với trí tuệ nên được xếp đứng đầu trong tứ bất tượng. Linh vật này có uy quyền nhất và tượng trưng cho các con vật mạnh mẽ như rắn, hổ, chim ưng, sư tử, hươu,…
Hiện nay, trong phong thủy hình tượng Long – con rồng được mọi người tôn sùng như một sự cao quý. Linh vật này sẽ đem lại nhiều may mắn cũng như là sức sống vĩnh hằng cho gia chủ.
2. Lân (Ly) – Linh vật đại diện cho sự nhân từ
Lân – ly là linh vật đại diện cho điều tốt đẹp, phúc thiện và điềm lành. Nó tượng trưng cho sự sinh sôi, hạnh phúc và mang những đặc trưng của những loài vật nhân từ.
Lân là Nhân thú không ăn thịt và hãm hại sinh vật thông thường bao giờ, nó thường chỉ mang đến dự báo sự bình an, thịnh vượng. Chính vì vậy đây là hình tượng trang trí mang ý nghĩa về tâm linh mong muốn sự bình an cho gia chủ.
3. Quy – Linh vật đại diện cho sự trường tồn
Quy hay con rùa là một linh vật tượng trưng cho cả âm và dương. Linh vật Quy có phần bụng phẳng bên dưới tượng trưng cho đất (là âm) và phần mai gù bên trên tượng trưng cho trời (là dương). Hình ảnh linh vật này mang tượng bia tượng trưng cho sự hạnh phúc, phát triển và có sức chịu đựng mạnh mẽ.
Quy có ý nghĩa cho sự an khang thịnh vượng, thuận lợi trong phát triển tài lộc, trấn trạch và còn có đại diện cho sự trường thọ lâu dài. Đây chính là con vật biểu thị cho sự trường tồn của Phật giáo và được nhiều gia đình trưng bày nhằm cầu sự bình an.
4. Phụng (Phượng) – Linh vật đại diện cho sự bất tử
Phượng Hoàng hay Phụng là linh vật đặc trưng cho mặt trời, các bộ phận của linh vật mang ý nghĩa đầu đội công lý và đức hạnh, đôi mắt của nó tượng trưng cho mặt trời, lưng của phụng – phượng hoàng cõng bầu trời, cánh là gió, đuôi là những vì tinh tú và lông là cây cỏ. Đây là linh vật có sự kết hợp vô cùng đẹp đẽ của rất nhiều loài chim như đầu của gà, cổ cao như chim hạc và bộ đuôi của chim công.
Phượng hoàng có đặc trưng cho sự hạnh phúc của thánh nhân và mang yếu tố âm biểu tượng cho hoàng hậu. Tượng linh vật phụng được trưng bày trong nhà thể hiện phong thủy nhằm mong cầu hạnh phúc cho cả gia đình.
Cách bố trí tứ bất tượng hợp phong thủy
Tuy bộ linh vật tứ bất tượng mang nhiều điều tốt lành cho gia chủ nhưng khi bày trí tứ bất tượng thì các bạn cũng phải cân nhắc để phù hợp với phong thủy.
Với mỗi gia đình thì cần tùy thuộc vào mệnh, tuổi tác những người trong gia đình, hay vị trí của ngôi nhà mà đặt linh vật tứ bất tượng tại các vị trí khác nhau. Bạn có thể tham khảo một số cách bố trí tứ bất tượng sau đây:
- Bộ tượng này nên được đặt ở phòng khách, bàn làm việc hoặc trên một chiếc bàn cao. Độ cao thích hợp để đặt tượng là khoảng 1 mét, tránh đặt tượng quá cao hoặc quá thấp cũng sẽ không còn sang trọng nữa.
- Nên đặt tượng đối diện hoặc đặt lệch chéo với cửa chính hoặc cửa sổ. Bộ tượng phải có thể nhìn được xung quanh tổng thể thì nó mới đem lại nhiều hiệu quả.
- Không được đặt bộ tượng ở những vị trí thờ cúng hoặc trong phòng ngủ cá nhân. Đặc biệt không được đặt tượng ở phòng của em bé vì sẽ làm chúng sợ hãi với vẻ ngoài mang tính chất ma mị.
Trên đây là một số thông tin về tứ bất tượng là gì mà các bạn nên biết. Bạn nên tham khảo những thông tin này trước khi mua bộ tứ bất tượng để trưng bày trong nhà. Hãy tiếp tục theo dõi Reviews365 để có thể cập nhật thông tin mới nhất nhé.
Để lại bình luận
5