- 10 đất nước tuyệt vời nhất cho việc trải nghiệm du lịch một mình
- Chiêm ngưỡng 7 cảnh quan tuyệt đẹp không thể rời mắt ở Châu Âu
- Vì sao đỉnh núi cao nhất thế giới có tên là Everest?
Ngày 10/6/1886, xảy ra vụ phun trào núi lửa lớn trong lịch sử New Zealand tại núi Tarawera, lan rộng ra cả những khu vực xung quanh. Hàng trăm năm qua, các nhà khoa học tin rằng đợt phun trào này đã phá hủy kỳ quan thế giới thứ 8: Bậc thang Hồng (Pink Terraces) và Bậc thang Trắng (White Terraces) tại hồ Rotomahana, NewZealand.
Bậc thang Hồng và Bậc thang Trắng được xem là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất thế giới vào thế kỷ 19. Rất nhiều các du khách thập phương tìm đến tham quan thềm địa chất đặc biệt này trong chuyến hành trình tới New Zealand. Song, lúc đó chính phủ không chính thức khảo sát nên không có tư liệu về kinh tuyến và vĩ tuyến của kỳ quan này.
Bậc thang Hồng và Bậc thang Trắng từng là những trầm tích silica lớn nhất từ trước đến nay, kết hợp với nguồn suối nước nóng làm thành những hồ nước giàu khoáng chất. Theo những ghi chép lịch sử, Bậc thang Trắng từng có màu ngọc trai tuyệt đẹp, trong khi đó, Bậc thang Hồng được phủ từng lớp hồng phấn.
Điều đáng tiếc là chỉ 3 ngày sau vụ phun trào lịch sử, cả hai thềm địa chất và hồ Rotomahana đều biến mất. Qua thời gian, hố trũng được nước lấp đầy, thay thế cho hồ nước trước đây đã biến mất. Hiện tại, hầu hết các hình ảnh về Bậc thang Hồng và Bậc thang Trắng đều đến từ các bức tranh của họa sĩ hoặc là những bức ảnh đen trắng. Các lớp suối nước nóng xếp chồng lên nhau để tạo thành một thác nước ngoạn mục.
Cornel de Ronde, nhà địa chất nghiên cứu tại GNS Science ở New Zealand cho biết: Sự phá hủy phần lớn các Bậc thang có lẽ không có gì đáng ngạc nhiên khi vụ phun trào năm 1886 quá dữ dội đến mức ở tận Auckland và ở Đảo Nam vẫn có thể nghe thấy (tiếng nổ).
Trước đây, một số nhà khoa học đặt giả thuyết rằng thềm địa chất đã bị phá hủy hoàn toàn. Tuy nhiên, theo Guardian, trong bài báo công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Hoàng gia New Zealand ngày 7/6/2017, hai nhà nghiên cứu Rex Bunn và Sascha Nolden cho biết họ đã xác định được vị trí của các Bậc thang nằm dưới mặt đất. Nếu kỳ quan thiên nhiên này vẫn còn tồn tại, nó sẽ bị chôn vùi dưới lớp tro bụi núi lửa dày khoảng 10-15m.
Bunn và Nolden sử dụng nhật ký thực địa viết năm 1859 của nhà địa chất người Áo gốc Đức, Ferdinand von Hochstetter, để xác định vị trí của các Bậc thang. Cuốn nhật ký chứa nhiều mô tả về khu vực hồ Rotomahana trước khi núi lửa phun trào năm 1886, cho phép nhà nghiên cứu lập bản đồ 3 vị trí tiềm năng của “kỳ quan bị lãng quên” này.
(Reviews365 tổng hợp)
Để lại bình luận
5