- Vì sao người ta lại sợ cô đơn? Lý giải nỗi sợ hãi cô đơn trong tiềm thức
- Đạo đức giả còn nghiêm trọng hơn điểm giả, thuốc giả, thực phẩm giả
- Nhất định phải dám dấn thân vì cuộc sống chẳng trải hoa hồng
Cứ có bạn bè, có đôi, có con cái, gia đình sẽ hết cô đơn?
Mỗi người nhận thức về nỗi cô đơn của mình vào những thời điểm khác nhau trong cuộc đời, có những đứa trẻ từ lúc nhận thức về thế giới quanh mình đã cảm thấy cô đơn, nhưng có người phải đến khi đối mặt với nỗi buồn nào đó lúc trưởng thành mới cảm nhận được điều này.
Rồi khi đó chúng ta cố gắng khỏa lấp nỗi cô đơn đang ngự trị trong lòng mình bằng việc tìm bạn để chơi, tìm người để tâm sự hoặc tìm người để yêu. Thế nhưng đến lúc đó ta vẫn cảm thấy trong lòng vẫn luôn cảm thấy trống trải, rồi ta nghĩ rằng hay là lập gia đình, hay là có con, hay ta có thêm nhà mới, xe mới, có đầy đủ mọi thứ rồi mới hết cô đơn?
Nhưng câu trả lời thực tế dành cho bạn đó: Nỗi cô đơn sẽ theo bạn mãi mãi về sau này. Nếu bạn hỏi một người mà bạn từng ngưỡng mộ về sự thành công, cuộc sống đầy đủ của họ bạn vẫn nhận được câu trả lời rằng họ vẫn thường xuyên cảm thấy cô đơn.
Chính nữ ca sĩ nổi tiếng Lady Gaga đã từng hé lộ về đời tư sau ánh hào quang của mình rằng, cô từng cảm thấy cô đơn đến mức trầm cảm, cô phải mặc những bộ trang phục được chỉ định, hát những bài hát được lên kế hoạch trước, quanh năm suốt tháng chạy theo các show diễn cảm tưởng như không có hồi kết. Nhưng sau đó cô nhận ra mình phải dừng lại, sống cho mình một chút hơn là cố đuổi theo hình ảnh hào nhoáng mà mọi người đang ngưỡng mộ.
Thế đấy! Bất kể bạn có bao nhiêu tiền, có nhiều người xung quanh mình, bạn cũng chẳng thể chống lại sự cô đơn. Cô đơn không giống với việc ở một mình, nó đến từ các yếu tố tâm lý cá nhân đang tồn tại trong mỗi con người. Bởi vậy, theo thống kê, ngay cả khi đã kết hôn, vẫn có hơn 60% con người rơi vào trạng thái cô đơn, không thể chia sẻ những suy nghĩ, những tình cảm thầm kín nhất với nửa kia của mình.
Nguồn gốc của sự cô đơn là gì?
Vậy vì sao ta luôn có cảm giác cô đơn dù đang ở trong đám đông vui vẻ, rộn ràng tiếng nói cười. Cô đơn không phụ thuộc vào số lượng bạn bè hay mối quan hệ mà bạn có, mà nó phụ thuộc vào cảm xúc của bạn.
Cụ thể hơn, con người thường tự dựng lên các rào cản tâm lý để thích nghi với môi trường sống, tuy nhiên, chính rào cản này có thể dẫn đến cảm giác cô lập, thậm chí là trầm cảm.
Có thể nó xuất phát từ nỗi đau quá khứ mà chính bạn không thể nào gỡ bỏ, ví dụ như bố mẹ đặt quá nhiều kỳ vọng lên con cái làm cho chúng cảm thấy ngột ngạt, không thể chia sẻ, chính những điều này đã vô hình xây dựng lên khoảng trống “chỉ có một mình” trong mỗi đứa trẻ.
Khi trưởng thành, những những trải nghiệm tiêu cực trong quá khứ khiến chúng ta luôn giữ thái độ thận trọng khi tiếp xúc với người khác.
Đó là chưa kể tới việc, không ngoài ai khác chính chúng ta còn có khuynh hướng tự chỉ trích bản thân, chê bai về sự yếu kém của mình, giảm lòng tin vào người khác và chính mình, tạo vỏ bọc độc lập với xã hội.
Ngoài ra, môi trường sống cũng là những yếu tố ảnh hưởng đến sự cô đơn: Công việc áp lực dễ làm chúng ta mệt mỏi, stress và không có mối quan hệ tích cực với đồng nghiệp. Chính nó cũng là cũng làm nguyên nhân mối quan hệ gia đình trở nên xa cách.
Những người biết cách sống độc lập, tự tại, biết tự hoàn thiện bản thân mới là quý giá nhất. Bởi họ chính là người hiểu được cách làm thế nào có thể hoà hợp với chính mình.
Hãy chấp nhận nỗi cơ đơn như là lẽ thường
Cô đơn là một loại cảm xúc nó xuất phát từ trong suy nghĩ của chúng ta, không hề do bên ngoài tác động, vì thế, bạn chẳng thể đổ lỗi cho bất cứ ai về cảm giác này. Trước tiên, bạn phải làm quen với việc mình cũng như tất cả những người khác trên cuộc đời này đều thường xuyên cảm thấy cô đơn và buộc nhận thức được rằng điều này khó mà tránh khỏi trong đời.
Nhất là những ai thường sống cùng với đông người, khi phải ở một mình, thói quen dựa dẫm cảm xúc vào số đông khó bỏ, do đó, khi ai đó rời xa bạn, bạn sẽ cảm thấy như mình không thể tồn tại tiếp được nữa. Sự thật là mỗi chúng ta là một cá thể, không có thể sẵn sàng ở bên cạnh chúng ta mọi lúc mọi nơi.
Cô đơn mới là trạng thái vĩnh hằng của đời người và ai cũng trải qua, thậm chí sau chiến thắng lừng lẫy được người đời ca tụng, bạn vẫn cảm thấy nỗi cô đơn riêng mình. Vì thế, đừng cố giải thích nó, đừng cố tìm ra rằng mình cô đơn vì điều gì, bạn học cách xem chúng là bạn đồng hành của mình sẽ tốt hơn cho bạn.
Điều bạn cần hiểu đó là nhìn thẳng vào sự cô đơn, sau đó tìm cho bản thân một con đường tốt hơn để hoà hợp với chính mình. Đừng trốn tránh nó, hãy học cách chấp nhận cô đơn và việc tận hưởng mọi thứ một mình. Rồi sau đó ta lại có những ngày vui bên mọi người trước khi quay về nỗi cơ đơn trong lòng mình. Điều này luôn lặp đi lặp lại như thế không ngừng trong suốt cuộc sống của mỗi người.
Chúng ta đều có những thiếu sót, có những thất vọng, và đó là một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Nếu có thể chấp nhận được chúng thì đối với chúng ta mà nói, đều là những ý nghĩa sâu rộng có ích cho cuộc sống vô cùng.
Khi hiểu ra rằng vì sao ta luôn có cảm giác cô đơn, hãy sớm nhận thức rằng đó là một vẻ đẹp vì trong quá trình bạn tranh đấu không tồn tại chuyện thắng thua, mà quan trọng hơn chính là không ngừng tự khám phá chính mình, quá trình tự hoàn thiện bản thân.
Thường xuyên hướng về nội tâm của mình, phản tỉnh bản thân, hiểu mình muốn gì, biết rõ sự thiếu sót, biết rõ mơ ước và hướng đi của mình, tiếp nhận sự tiến bộ không ngừng của bản thân, để sự sống này trở thành món quà quý giá nhất của bạn.
Thời gian một người đối đãi với bản thân chính là trạng thái sống của chính họ. Thời gian đáng trân quý nhất chính là cố gắng hoàn thiện bản thân hơn là chú ý làm hài lòng người khác.
Chúng ta thường hay nói rằng sự hài hoà giữa con người với tự nhiên và xã hội là quan trọng nhất, nhưng thực ra hài hoà với con người của mình càng quan trọng hơn nữa. Một người nếu không biết cách tự trò chuyện với chính mình, làm dịu đi cảm xúc trong lòng, vậy thì nhất định cũng sẽ khó lòng mà hoà hợp với những người xung quanh.
Để lại bình luận
5