- CV là gì? Một CV xin việc bao gồm những thông tin gì? Lưu ý khi viết CV
- Hướng dẫn cách chơi chứng khoán cho sinh viên vốn ít
- Kỹ năng viết email chuyên nghiệp giúp bạn gây được ấn tượng mạnh mẽ
Các chỉ số được dựa trên mức độ hứng thú của phát triển trung ưng não bộ. Để từ đó biết cách điều chỉnh để có môi trường học tập và làm việc trong một năng lương trạng thái cao nhất có thể. 10 chỉ số liên quan đến con người ai trong mỗi chúng ta cũng cần phải tìm hiểu. Tất cả chúng giúp ta dễ dàng thành công hơn trong cuộc sống.
10 chỉ số thông minh bạn nên biết
Biết được 10Q rất quan trọng sẽ giúp phát hiện các kỹ năng vượt trội có thể đầu tư trong tương lai, phục vụ cho nhu cầu công việc và nghề nghiệp.
1. IQ (Inelligence quotient) – Chỉ số thông minh
Chỉ số thông minh IQ được tính theo công thức: IQ = (AM/AR) x 100. Trong đó AM là tuổi khôn, AR là tuổi thực. Tuổi khôn được xác định qua các nghiệm pháp (Tests) hình vẽ … để kiểm tra khả năng nhớ, suy đoán, tính toán …
Chỉ số IQ là một tính trạng số lượng, sự hình thành và phát triển tính trạng này là kết quả tác động cộng gộp của nhiều gen tác động theo cùng một hướng cho nên chỉ số IQ trong quần thể người là một dãy liên tục theo phân bố Gauss (Phân phối chuẩn, còn gọi là phân phối Gauss hay, là một phân phối xác suất cực kì quan trọng trong nhiều lĩnh vực)
Theo Binet phân loại IQ trong quần thể người như sau:
- 140 trở lên Thiên tài
- 120-140 Rất thông minh
- 110-120 Thông minh
- 90-110 Trung bình
- 80-90 Trí tuệ hơi kém
- 70-80 Trí tuệ kém
- 50-70 Dốt nát
- 25-50 Đần độn
- 0-25 Ngu
Chỉ số thông minh gồm 4 cấp độ:
- Nhạy với các con số: Nhận ra những quy luật: hiểu được các quy luật của dãy số.
- Tư duy logic: tư duy theo kiểu nguyên nhân kết quả.
- Tổng quát hóa nên quy luật: từ những sự vật, hiện tượng tổng quát thành những quy luật chung. Từ quy luật này có thể suy ra những sự vật hiện tượng, tương tự.
- Làm việc được trong môi trường nhiều quy tắc, quy luật
Có một sự thật không biết nên cười hay khóc. Đó là khi có ai chửi chúng ta ngu, chúng ta vẫn thấy đỡ hơn là bị chửi “Đần độn”. Khi nghe thấy từ “Đần độn” chúng ta thường có cảm giác bị xúc phạm, mặc dù Ngu là chỉ số IQ thấp nhất.
2. EQ (Emotional quotient) – Trí thông minh cảm xúc
Người ta thường nói “với IQ người ta tuyển lựa bạn, nhưng với EQ, người ta đề bạt bạn”. Những người thành đạt không phải là người có IQ cao nhất mà có EQ cao nhất. EQ thể hiện khả năng của một người hiểu rõ chính bản thân mình cũng như thấu hiểu người khác. Hơn thế, nó còn là khả năng chế ngự cảm xúc để thích ứng với hoàn cảnh và kiểm soát các cảm xúc. Người có EQ cao do vậy dễ thích nghi, luôn tìm được sự hòa hợp trong một tập thể. Dễ dàng nhận được sự hợp tác hơn những “thiên tài đơn độc”.
Thể hiện qua 3 cấp độ sau:
- EQ quá cao: Họ luôn có sự đồng cảm sâu sắc, thấu hiểu người khác. Nên họ đau nỗi đau của người khác, hạnh phúc với niềm vui của người khác, hụt hẫng với nỗi buồn của người khác.
- EQ cao: Họ cũng có sự đồng cảm, hiểu được hoàn cảnh của người khác, cũng đặt mình vào vị trí người khác để cảm nhận. Nhưng họ không chìm đắm trong nỗi buồn, niềm vui đó.
- Chỉ số cảm xúc không cao: Khi nhìn thấy vấn đề, hoàn cảnh của người khác dù là tích cực hay tiêu cực cũng không ảnh hưởng gì đến họ. Việc ai người đó lo cho nên khi không phải việc của họ. Họ lại càng không quan tâm mặc dù nó là vấn đề chung của xã hội.
Tuy nhiên cũng có những người chỉ số cảm xúc bẩm sinh mặc dù cao nhưng do một số lý do nào đó. Họ trở nên quá lý trí và lạnh lùng và chúng ta ngỡ rằng họ vô cảm.
EQ một phần là bẩm sinh nhưng cũng do giáo dục, rèn luyện mà có được. Việc giáo dục tình cảm phải được thực hiện từ khi trẻ còn nhỏ. Khi hệ thần kinh chưa trưởng thành, có nhiều cơ hội tiếp nhận những cảm xúc mới. EQ không đối lập với IQ, mà mục đích của giáo dục là phát triển song song hai chỉ số này. Có những người được thiên phú cả hai, nhưng không ít người lại thiếu cả hai
3. BQ (Businiss Quotient) – Thông minh kinh doanh
Kinh doanh là một trong những hoạt động phong phú nhất của loài người. Hoạt động kinh doanh thường được thông qua các thể chế kinh doanh như công ty, tập đoàn, tư nhân… Nhưng cũng có thể là hoạt động tự thân của các cá nhân. Để đánh giá các hoạt động kinh doanh, người ta có nhiều chỉ tiêu khác nhau như doanh thu, tăng trưởng, lợi nhuận biên, lợi nhuận ròng…
BQ thể hiện khả năng đo lường hiệu quả kinh doanh. Nhận ra nhu cầu, tìm giải pháp, cảm nhận sự khác biệt có ích. Giúp tìm nguồn lực, kiên trì tiếp cận, khát vọng cao, sự chịu đựng nghịch cảnh. Hơn hết phải nhạy bén và tiên phong, tiếp cận và lọc thông tin, ước tính nhanh, hiệu quả trong tương lai. Phải có khả năng kết nối cung cầu, sự chuyên nghiệp thành công cao trong môi trường mới.
Thông minh kinh doanh có 4 cấp độ:
- Nhận ra nhu cầu chính xác
- Khả năng tạo giải pháp
- Tiếp cận và cung ứng
- Giữ được thành quả kinh tế và tái đầu tư hiệu quả
4. CQ (Creative Intelligence) – Trí thông minh sáng tạo
Bất cứ hoạt động trong lĩnh vực nào cũng không chỉ dựa vào những cái có sẵn mà phải phát triển nó lên. Tuy nhiên cách phát triển ấy ở mỗi người một khác. Có thể là sự tiệm tiến, nhưng cũng có thể là những bước đột phá, những bước nhảy vọt. Khi đó, sự sáng tạo được thể hiện.
Người với chỉ số CQ cao thể hiện những đặc tính sau:
- Họ suy nghĩ chính xác, có khả năng, đưa ra kết quả và những ý kiến có liên quan.
- Dễ dàng chấp nhận cái mới.
- Họ là người dễ phát triển ý tưởng độc đáo, tìm kiếm các liên kết mới trong thông tin.
Chỉ số sáng tạo gồm 4 cấp độ:
- Khả năng nhận diện sự khác biệt: cảm nhận được một số nhân tố có thể tạo nên sự đột phá, mới mẻ trong công việc, cuộc sống.
- Tư duy theo quy luật trình bày bản chất ý tưởng mới. Xem xét sự thay đổi trong kết quả và tiến trình của sự việc, hiện tượng khi tiến hành đưa những ý tưởng mới vào trong công việc.
- Năng lực tìm giải pháp thực thi ý tưởng mới. Suy nghĩ cách áp dụng những ý tưởng mới, nhân tố mới đó vào trong công việc, đời sống.
- Biến ý tưởng vượt trội thành hiện thực: áp dụng những ý tưởng khả thi vào trong cuộc sống, công việc tạo ra những thay đổi.
CQ tuy phần nào mang tính bẩm sinh. Nhưng khả năng sáng tạo vốn có trong tư duy mỗi người và hoàn toàn có thể “rèn luyện” được.
5. PQ (Passion Quotient) – Chỉ số say mê
Là bất cứ việc gì cũng chỉ thành công nếu toàn tâm toàn ý dành cho nó. Để đặc trưng cho phẩm chất này người ta đưa ra khái niệm Chỉ số say mê (Passion Quotient, viết tắt PQ) và cùng với nó là Chỉ số nghề nghiệp (Career Quotient CQ).
Chỉ số PQ của con người không thể đo lường một cách chính xác. PQ không thể hiển thị dưới dạng con số hay thống kê như IQ, nó chỉ mang tính ước đoán, hàm ý và tượng trưng. Người có chỉ số PQ cao là một tài sản quý. Những phẩm chất đó khiến họ thành công trong nghề nghiệp của mình.
Biểu hiện:
- Yêu thích công việc mình làm.
- Luôn toàn tâm toàn ý hoàn thành công việc đạt chất lượng cao.
- Thất bại chỉ kích thích họ suy nghĩ thêm thấu đáo, chứ không làm họ nản chí.
- Họ làm việc không kể giờ giấc, hay ít ra cũng thường xuyên suy nghĩ về công việc ngay cả trong lúc nghỉ ngơi, nên họ thường tìm ra được những giải pháp độc đáo và sáng tạo.
- Họ luôn luôn nghĩ đến việc sẽ làm tiếp theo và tìm cách chạy đua với thời gian.
6. AQ (Adversity Quotient) – Chỉ số vượt khó
AQ là viết tắt của Adversity Quotient (chỉ số biểu thị khả năng vượt qua nghịch cảnh, bất hạnh, lao đao… gọi tắt là chỉ số vượt khó). AQ là gì?
- Đó là phương thức phản ứng đối với những tình huống khó khăn của cuộc đời.
- Đó là năng lực về phương diện tâm lý, giúp con người tìm ra lối thoát trong những tình huống khó khăm, bế tắc và vượt qua những chướng ngại trên đường đời.
AQ là tổng hoà của ý chí và trí tuệ. Dựa vào AQ có thể dự đoán và nhận biết: Trong quá trình theo đuổi mục tiêu, ai là người tích cực tiến thủ, có khả năng khắc phục khó khăn, kiên trì đến cùng, phát huy được tiềm năng và giành được thành công. Ai là người không chịu nổi thử thách và nửa đường bỏ cuộc. Ai là người bó tay đầu hàng và chẳng làm nổi việc gì.
3 dạng người dựa trên cách thức họ đối diện với những khó khăn, thử thách trong cuộc đời
- Quitter: Là những người dễ buông xuôi. Họ dễ dàng nản chí, dễ dàng từ bỏ việc theo đuổi 1 công việc, 1 dự định và cao hơn là 1 mục đích sống. Và, kết quả là thường giữa đường đứt gánh, và nhận thất bại, hoặc kết quả không như ý.
- Camper: Là những người chịu khó, làm việc chăm chỉ, có ý thức phấn đấu rèn luyện bản thân, và sẽ làm nhiều thứ để đạt tới 1 mức độ nhất định nào đó trong cuộc sống. Tuy nhiên, họ dễ hài lòng và thoả hiệp với bản thân để thấy như vậy là đủ.
- Climber: Là những người có sự kiên định và hoài bão lớn. Họ luôn học hỏi, rèn luyện bản thân, nỗ lực cố gắng để đạt tới những mức độ tốt nhất có thể trong khả năng. Họ cũng thường là tuýp người không chấp nhận 1 tình thế sẵn có, và tìm cách xoay sở để cải thiện nó tốt hơn.
4 mức độ cao thấp của bản lĩnh sống:
- Đối diện khó khăn
- Xoay chuyển cục diện
- Vượt lên nghịch cảnh
- Tìm được lối ra
7. SQ (spiritual Quotient) – Chỉ số thông minh tâm linh
SQ là gì?
SQ thể hiện trí thông minh tâm linh, năng lực cảm nhận những giá trị linh thiêng. Trí tuệ tâm linh còn được mô tả là “trí tuệ mà ta dùng để giải quyết các vấn đề về ý nghĩa và giá trị, trí tuệ mà chúng ta có thể sắp đặt hành động và tổ chức cuộc sống của mình vào trong một môi trường rộng hơn, phong phú hơn và có ý nghĩa hơn, trí tuệ có thể giúp chúng ta hành động hay chọn một hướng đi có ý nghĩa nhất.” (Kathleen Noble). Trí tuệ tâm linh được xem là trí tuệ cao nhất của con người. Với trí tuệ tâm linh, chúng ta có thể giải quyết các vấn đề liên quan đến ý nghĩa sống, chất lượng sống và giá trị sống.
4 bài kiểm tra chỉ số SQ:
Bài kiểm tra chỉ số SQ sơ cấp
- Hoàn thành được bài kiểm tra này bạn sẽ đạt được trạng thái cảm nhận được trạng thái tĩnh lặng tuyệt đối của tâm trí, từ đó bạn đã có thể trả lời được những câu hỏi như: Bạn thực sự là ai? Bạn là con người như thế nào? Bạn là người hướng nội hay hướng ngoại?
Bài kiểm tra chỉ số SQ trung cấp
- Khi hoàn thành được bài kiểm tra này, bạn sẽ đạt được trạng thái tinh thần bình yên nhất, từ đó bạn bắt đầu thực hành áp dụng trạng thái tinh thần này để tương tác với mọi người xung quanh và thế giới. Ngay từ lúc này, bạn sẽ trả lời được những câu hỏi như: nguồn gốc của những mâu thuẫn giữa con người với con người? cội rễ của những quan điểm trái chiều? hạnh phúc thực sự là gì?
Bài kiểm tra chỉ số SQ cao cấp
- Hoàn thành được bài kiểm tra này, bạn có thể thấu hiểu được tất cả mọi người và có thể trả lời những câu hỏi như: thế giới tự nhiên hoạt động như thế nào? những điều gì tạo ra hạnh phúc thực sự bền vững cho con người?
Bài kiểm tra chỉ số SQ Master
- Đây là bài kiểm tra khó nhất của chỉ số SQ, ở dạng bài kiểm tra đẳng cấp Master này thử thách tâm trí của bạn phải luôn đạt được trạng thái tỉnh thức hoàn toàn cho dù bạn phải đối mặt với những tình huống khó khăn và gian khổ nhất.
- Khi đạt được đẳng cấp này, tâm trí của bạn đã tiến tới trạng thái hoàn hảo nhất mà con người từng biết đến.
8. MQ (Meaning Quotient) – Chỉ số thông minh quản trị
Thể hiện năng lực quản trị công việc và con người, có khả năng tạo được sự đồng cảm, gần gũi để thấu hiểu và tạo động lực. Thể hiện một cách khéo léo và thích hợp, khả năng dự đoán tình huống và điều chỉnh bản thân để phù hợp với môi trường. Để từ đó có những giải pháp thích ứng nhằm đạt mục tiêu của tổ chức.
Đặc tính của người có chỉ số MQ cao:
- Có năng lực quản trị công việc và con người.
- Ảnh hưởng đến xung quanh bằng vị trí của mình một cách khéo léo.
Cấp độ:
- Hiểu rõ mục tiêu kế hoạch: Biết được mục tiêu công việc, từ đó đề ra những kế hoạch để thực hiện mục tiêu đó.
- Khả năng kết hợp các nguồn lực: từ những mục tiêu, kế hoạch đã hoạch định kết hợp những nguồn lực bên ngoài và bên trong nhằm thực hiện mục tiêu.
- Ảnh hưởng đến người xung quanh bằng vị trí của mình một cách khéo léo.
- Biết nhận thức và luôn đạt mục tiêu kế hoạch đã vạch ra. Bám sát mục tiêu, kế hoạch của từng giai đoạn công việc và cuối cùng hoàn thành mục tiêu.
9. EntQ (Entertainment Quotient) – Chỉ số thông minh giải trí
Thông minh giải trí là khả năng tự mình tìm hình thức giải trí lành mạnh và phù hợp. Giúp mình thư giãn, vui vẻ trong cuộc sống và công việc. Cũng như khả năng tạo niềm vui cho người khác bằng những ý tưởng của mình. Khả năng kích thích trí tò mò và hiếu kỳ, năng lực làm thỏa mãn cảm xúc đám đông.
Thông minh giải trí có 4 cấp độ:
- Nhận biết và hiểu được năng khiếu thật sự của mình
- Khả năng tìm kiếm loại hình giải trí phù hợp
- Năng lực tổng hợp nhiều loại hình, cảm nhận năng khiếu, kết hợp sáng tạo
- Trở thành thần tượng yêu thích, xây dựng được năng lực tổ chức thể hiện tài năng.
10. JQ (Job Quotient) – Chỉ số thông minh nghề nghiệp
Thể hiện năng lực nhanh chóng hiểu và nắm bắt công việc, thực hiện mau chóng và cải tiến, tổ chức làm việc nhóm hiệu quả, đánh giá cao từ đồng nghiệp và khách hàng, cũng nhau phối hợp tốt, năng lượng làm việc cao, năng động, mau chóng hội nhập, tập trung vào công việc được giao và khả năng hoàn thành công việc vượt trội.
Chỉ số thông minh công việc 4 cấp độ:
- Khả năng đề xuất cải tiến và đạt thành tích cá nhân vượt trội: khi nhận được nhiệm vụ, yêu cầu công việc thì đưa ra các ý tưởng, biện pháp cải thiện, nâng cao hiệu suất công việc.
- Phối hợp hiệu quả. Hiểu được các yêu cầu của công việc, trách nhiệm của bản thân trong công việc chung từ đó biết cách phối hợp hiệu quả với các bộ phận khác nhằm thực hiện mục tiêu chung.
- Khả năng hiểu nhanh và đúng nhiệm vụ.Thực hiện công việc theo đúng quy trình.
- Tuân thủ theo hướng dẫn, trình tự các bước, khi xong bước này rồi mới chuyển sang bước kế tiếp.
Trên đây là 10 chỉ số liên quan đến con người. Ai trong mỗi chúng ta cũng sẽ có những chỉ số là điểm mạnh, có những chỉ số còn yếu kém. Hãy tìm hiểu kỹ và phát huy những điểm mạnh của bản thân. Khắc phục và hạn chế những gì còn yếu kém. Từ đó giúp chúng ta đạt đến Chân - Thiện- Mỹ.
Chúc các bạn thành công!
Để lại bình luận
5