- Thanh lọc cơ thể bằng cách thải độc cho ngũ tạng
- Những thực phẩm bảo vệ gan tốt nhất, nên ăn nhiều sau Tết để thải độc cho gan
- Top 10 thực phẩm vàng bổ thận, tráng dương, ích khí
1. Táo bón
Táo bón là tình trạng nhu động ruột không xảy ra thường xuyên hoặc khó khăn trong việc đi đại tiện kéo dài trong vài tuần hoặc lâu hơn.
Táo bón được định nghĩa là có ít hơn 3 lần đi đại tiện trong một tuần. Mặc dù táo bón không thường xuyên diễn ra phổ biến, tuy nhiên, ở một số người, táo bón gây cản trở sinh hoạt hoặc hạn chế làm các công việc hằng ngày. Táo bón mãn tính cũng là nguyên nhân khiến người bệnh phải rặn rất nhiều khi đi đại tiện và là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau
Triệu chứng bệnh Táo bón
- Đi đại tiện ít hơn 3 lần/1 tuần
- Phân cứng và khó đẩy phân ra ngoài
- Phân có đường kính lớn có thể gây tắc nghẽn nhà vệ sinh
- Đau khi đi đại tiện
- Đau bụng
- Máu trên bề mặt phân cứng
2. Cơ thể mệt mỏi
Cảm giác cơ thể mệt mỏi, kiệt sức giống như một phản ứng “đình công” của cơ thể khi chúng ta làm việc quá độ, ăn uống, nghỉ ngơi không điều độ. Đa số các trường hợp thì mệt mỏi không phải vấn đề sức khỏe, tuy nhiên nếu tình trạng mệt mỏi kéo dài thì có thể tiềm ẩn nhiều bệnh lý.
Hầu hết chúng ta ai cũng trải qua cảm giác mệt mỏi, nhất là khi làm việc, hoạt động gắng sức, ăn uống kém, ngủ không đủ giấc hoặc khi mắc cảm cúm. Nhưng, khi cảm giác mệt mỏi và mất năng lượng kéo dài liên tục, ảnh hưởng tới các hoạt động hàng ngày hoặc kèm theo tình trạng thay đổi cân nặng nhanh chóng thì bạn cần gặp bác sỹ để kiểm tra tình trạng sức khỏe của mình.
Dưới đây là một số vấn đề về sức khỏe có thể dẫn tới tình trạng mệt mỏi kéo dài:
Bệnh thiếu máu
Khi cơ thể bị thiếu máu, đồng nghĩa với chức năng trao đổi các chất dinh dưỡng, oxy tới các tế bào bị suy giảm. Chính vì vậy mà một trong những biểu hiện của bệnh thiếu máu đó chính là mệt mỏi, uể oải, thiếu năng lượng. Lượng máu lên não không đủ cũng khiến cho bạn có thể thường xuyên bị đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, thậm chí ngất xỉu. Ngoài ra, thiếu máu còn có một số biểu hiện khác đặc trưng như da xanh, niêm mạc nhợt nhạt. Khi thăm khám sức khỏe, bác sỹ có thể dễ dàng phát hiện dấu hiệu thiếu máu và khẳng định thông qua xét nghiệm máu.
Bệnh tiểu đường
Tiểu đường là một bệnh lý rối loạn chuyển hóa. Ở bệnh nhân tiểu đường, các tế bào luôn không được cung cấp đủ năng lượng cần thiết cho những hoạt động cơ bản, chính vì vậy mà họ luôn cảm thấy mệt mỏi dù cho không vận động nhiều.
Bệnh tuyến giáp
Tuyến giáp sản xuất ra các hormone liên quan trực tiếp tới quá trình chuyển hóa chất dinh dưỡng. Chính vì vậy, khi có bất thường ở tuyến giáp, lượng hormone được sản xuất ra quá nhiều hoặc quá ít đều làm quá trình chuyển hóa bị rối loạn. Cơ thể không được cung cấp đầy đủ năng lượng là nguyên nhân khiến cho người bệnh luôn ở trong trạng thái mệt mỏi.
Bệnh lao
Lao là một loại bệnh do vi khuẩn gây ra, chúng tấn công và phá hủy các mô cơ thể. Gầy ốm và sụt cân không rõ nguyên nhân là triệu chứng thường gặp ở đa số người lao phổi. Bên cạnh đó, do tác động tâm lý, tình trạng sức khỏe, căng thẳng, stress gây nên các ức chế khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, thiếu ngủ không muốn ăn uống. Những dấu hiệu quan trọng này lại dễ bị nhiều người bỏ qua.
Stress
Khi phải trải qua căng thẳng, bạn có thể cảm thấy cơ thể mệt mỏi. Điều này được lý giải là khi bị căng thẳng, cơ thể sẽ tiết ra lượng cortisol nhiều hơn bình thường gây ra triệu chứng mệt mỏi của cơ thể.
3. Đau nhức xương khớp và cơ bắp
Đau nhức cơ thể là triệu chứng phổ biến của nhiều bệnh. Cúm là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây đau nhức cơ thể. Đau nhức cũng có thể là do cuộc sống hàng ngày của bạn, đặc biệt là nếu bạn đứng, đi bộ hoặc tập thể dục trong một thời gian dài.
Đau xơ cơ
Đau xơ cơ là một tình trạng mà toàn bộ cơ thể của bạn, bao gồm cả cơ bắp và xương của bạn, có thể cảm thấy kiệt sức, nhức nhối và nhạy cảm. Nguyên nhân gây đau cơ xơ là không chắc chắn, nhưng các sự kiện căng thẳng như chấn thương thể chất, phẫu thuật và nhiễm trùng có thể kích hoạt nó.
Mất nước
Nước là một thành phần thiết yếu cho hoạt động bình thường và khỏe mạnh của cơ thể. Nếu không có nó, cơ thể của bạn không thể thực hiện đúng các quy trình quan trọng của nó, bao gồm thở và tiêu hóa. Khi bạn bị mất nước và các quá trình này không hoạt động tốt, bạn có thể cảm thấy đau đớn về thể chất
Viêm khớp
Viêm khớp xảy ra khi khớp bị viêm. Điều này có thể do: Sụn xung quanh khớp bị gãy, như viêm xương khớp; Nhiễm trùng trong khớp; Tình trạng tự miễn dịch làm mòn lớp lót xung quanh khớp, chẳng hạn như viêm khớp dạng thớp hoặc SLE
Thiếu ngủ
Không ngủ đủ giấc có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của bạn. Bạn cần ít nhất 6 đến 8 giờ ngủ mỗi đêm. Các mô và tế bào của cơ thể cần giấc ngủ tăng cường sự khỏe mạnh, và bộ não của bạn cần nó để làm mới và tỉnh táo.Không có nó, cơ thể bạn không có thời gian nghỉ ngơi và bổ sung các nguồn năng lượng và quy trình cần thiết. Điều này có thể dẫn đến đau.
Cảm lạnh hoặc cúm
Cảm lạnh và cúm là cả hai bệnh nhiễm trùng do virus gây viêm. Những nhiễm trùng này tấn công cơ thể của bạn và hệ miễn dịch của bạn cố gắng chống lại chúng. Viêm, đặc biệt là trong cổ họng, ngực và phổi, có thể gây đau. Phần còn lại của cơ thể cũng có thể bị đau, khi cơ thể bạn làm việc chăm chỉ để chống lại sự nhiễm trùng.
Thiếu máu
Thiếu máu xảy ra khi cơ thể bạn không có đủ các tế bào hồng cầu hoạt động, vì vậy các mô cơ thể của bạn không thể có đủ oxy. Với bệnh thiếu máu, nhiều bộ phận cơ thể của bạn có thể cảm thấy mệt mỏi vì họ không có đủ oxy để duy trì sức khỏe hoặc hoạt động bình thường.
Hội chứng mệt mỏi mãn tính
Hội chứng mệt mỏi mãn tính (CFS) là một tình trạng khiến bạn cảm thấy kiệt sức và yếu ớt, dù bạn nghỉ ngơi hay ngủ bao nhiêu. Nó thường gây mất ngủ. Bởi vì cơ thể của bạn không cảm thấy nghỉ ngơi hoặc bổ sung, CFS cũng có thể gây đau nhức ở các cơ và khớp khắp cơ thể của bạn.
Thiếu vitamin D
Hạ canxi máu hoặc mức canxi trong máu thấp, có thể xảy ra khi bạn không có đủ lượng vitamin D trong cơ thể. Nhiều cơ quan quan trọng của cơ thể, chẳng hạn như thận và cơ bắp, dựa vào canxi để hoạt động tốt. Xương của bạn cũng cần canxi để giữ sức khỏe. Nếu không có đủ vitamin D để giúp bạn hấp thụ canxi, bạn có thể cảm thấy đau ở những cơ quan này và trong xương của bạn.
Viêm phổi
Viêm phổi là một bệnh nhiễm trùng phổi có thể ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống hô hấp của bạn, là nguyên nhân gây ra hơi thở, mồ hôi và các chức năng quan trọng khác của bạn. Nếu bạn không thể thở tốt, cơ thể bạn không thể có đủ oxy để giữ cho các tế bào hồng cầu và các mô khỏe mạnh. Điều này có thể gây đau nhức và đau khắp cơ thể.
Lupus
Lupus xảy ra khi hệ miễn dịch của bạn tấn công các mô xung quanh cơ thể, bao gồm các mạch máu, các cơ quan và khớp. Gây đau nhức toàn cơ thể và kèm them 1 số triệu chứng khác như kiệt sức, phát ban sốt, sưng hoặc đỏ xung quanh khớp, co giật, nhạy cảm với ánh sáng mặt trời.
4. Các vấn đề về da
Bản chất của vấn đề tăng sinh hắc sắc tố
Hắc sắc tố, đặc biệt là nám, tàn nhang… được xem là nỗi ám ảnh đối với nhiều người, nhất là phụ nữ sau sinh. Hắc sắc tố được hình thành do sự tăng sinh melanin quá mức. Melanin là chất tự nhiên được tạo ra từ những nguyên bào sắc tố gọi là melanocyte – một trong các sắc tố của da. Sự hình thành melanin cần có sự tác động của men Tyrosinase. Ngoài ra, melanin còn chịu ảnh hưởng của yếu tố nội tiết và thần kinh.
Làm mờ hắc sắc tố đòi hỏi phải tác động cả trong lẫn ngoài vừa phá vỡ cấu trúc melanin trên bề mặt da vừa ức chế sự tăng sinh quá mức của melanin dưới da bằng việc tái tạo và sản sinh collagen.
Bản chất của vấn đề da không đều màu
Cũng giống như nguyên nhân hình thành nên các hắc sắc tố, da không đều màu hay da xỉn màu là do sự tăng sinh melanin dưới da không đồng đều, có vị trí melanin tăng sinh quá mức tạo nên những đốm hắc sắc tố sậm màu, có vị trí melanin không tăng sinh khiến cho vùng da nơi đó trắng sáng hơn.
Bản chất của vấn đề lỗ chân lông to
Lỗ chân lông to 1 phần là do vệ sinh da không đúng cách. Việc rửa mặt quá thường xuyên sẽ làm khô bề mặt da khiến lượng dầu nhờn phải tiết ra ngày càng nhiều, lỗ chân lông phải hoạt động liên tục gây nên tình trạng giãn nở lỗ chân lông.
Tuy nhiên, nếu rửa mặt không đủ sạch cũng khiến bụi bẩn, tế bào chết lưu lại trên da khi các lỗ chân lông bị bịt kín, các tuyến nhờn bị ứ đọng bên trong đang cố gắng đẩy ra bên ngoài, nên các lỗ chân lông phải giãn nở để đưa chất nhờn ra bên ngoài.
Bên cạnh đó, da dầu thiếu ẩm cũng là nguyên nhân hàng đầu khiến lỗ chân lông ngày càng to ra. Đừng nhầm lẫn da dầu là không thiếu ẩm nhé! Khi bề mặt da thiếu ẩm lượng dầu sẽ tiết ra nhiều gấp đôi so với bình thường. Dưỡng ẩm và làm sạch da sẽ là cách tốt nhất để giải quyết tình trạng này.
Bản chất của vấn đề mụn
Mụn cũng được xem là một trong những kẻ thù tàn phá nhan sắc của nhiều phụ nữ. Có 2 nguyên nhân chính gây mụn bao gồm yếu tố bên trong – nội tiết tố, gen, giai đoạn sống và yếu tố bên ngoài – thói quen sinh hoạt, môi trường, mỹ phẩm… Mụn được hình thành qua 3 giai đoạn khi lỗ chân lông bị bít tắc do chất bả, bụi bẩn, tế bào chết và lượng dầu tiết ra trên da quá nhiều, các vi khuẩn có hại thường trú trên bề mặt gặp điều kiện không khí thích hợp sẽ tấn công gây phản ứng viêm. Loại bỏ bụi bẩn, làm sạch lỗ chân lông sẽ giúp cho làn da thông thoáng từ đó ngăn chặn quá trình hình thành nên mụn.
Bản chất của vấn đề chảy xệ, chùng nhão, kém săn chắc
Bước sang tuổi 30, các dấu hiệu lão hóa như chảy xệ, chùng nhão, kém săn chắc, các nếp nhăn động mỗi khi cười được thể hiện rõ nét trên gương mặt. Nguyên nhân gây nên tình trạng này chính là do suy giảm chức năng của Collagen. Theo thời gian, các sợi Collagen trở nên già cỗi và yếu đi, cơ chế tự tăng sinh collagen của cơ thể cũng dần bị lão hóa, quá trình tái tạo và nuôi dưỡng collagen tự nhiên không thể đáp ứng kịp thời cho cơ thể. Để giải quyết vấn đề này đòi hỏi phải có một phương pháp tác động bên trong kích thích tăng sinh collagen và hỗ trợ bên ngoài ngăn chặn quá trình lão hóa collagen.
5. Khó ngủ
Triệu chứng của mất ngủ về đêm
- Khó ngủ vào ban đêm
- Tỉnh giấc trong đêm, tỉnh dậy sớm
- Cảm thấy không được nghỉ ngơi sau khi ngủ một đêm
- Mệt mỏi hoặc buồn ngủ ban ngày
- Cáu gắt, trầm cảm hoặc lo âu
- Làm việc, học tập kém tập trung
- Căng thẳng nhức đầu
- Lo lắng thái quá về giấc ngủ
Nguyên nhân chính gây mất ngủ về đêm
Mất ngủ về đêm thường bắt nguồn từ một số vấn đề, chẳng hạn một vấn đề y tế như: nguyên nhân gây đau hoặc sử dụng các chất gây trở ngại cho giấc ngủ. Nguyên nhân phổ biến của chứng mất ngủ và mất ngủ về đêm bao gồm:
Căng thẳng, lo lắng: Áp lực, lo lắng trong công việc, học tập, gia đình, con cái… ảnh hưởng đến tâm trí khó ngủ về đêm.
Trầm cảm: Người mắc trầm cảm khiến hormone cân bằng hóa học trong não bị suy giảm hoặc vì lo ngại đi kèm trầm cảm có thể giữ cho thư giãn đủ để ngủ thiếp đi. Mất ngủ thường đi kèm với rối loạn sức khỏe tâm thần.
Bệnh lý thần kinh: Mất ngủ về đêm có thể là do nguyên nhân của các bệnh lý liên quan tới thần kinh như: đau đầu, chóng mặt...
Thuốc: Việc dùng thuốc không theo chỉ định, thuốc chống trầm cảm, thuốc huyết áp, thuốc dị ứng… cũng là nguyên nhân gây mất ngủ, khó ngủ về đêm.
Dùng chất kích thích: Cà phê, rượu bia, thuốc lá hay các đồ uống có cồn khác sẽ ngăn cản các giai đoạn của giấc ngủ và thường làm mất ngủ, thức giấc vào giữa đêm.
Thay đổi môi trường sống: Du lịch hoặc thay đổi việc làm có thể phá vỡ nhịp sinh học của cơ thể, làm cho khó ngủ.
Thói quen ngủ: Lịch ngủ không đều, ngủ muộn khiến đồng hồ sinh học trong cơ thể cũng thay đổi theo khiến bạn khó có thể có được một giấc ngủ ngon và sâu vào ban đêm.
Ăn muộn vào ban đêm: Ăn quá nhiều trước khi đi ngủ khiến cơ thể không thoải mái khi nằm xuống, làm cho khó để có được giấc ngủ. Nhiều người gặp phải trình trạng ợ nóng, trào ngược acid và thức ăn từ dạ dày thực quản sau khi ăn.
6. Khó tụt cân
Dù cố gắng tập luyện nhưng độc tố đã làm tắc nghẽn mạch máu, khiến cơ thể không tiêu hao được lượng mỡ tích trữ làm cho nỗ lực giảm cân không hiệu quả.
7. Hơi thở có mùi
Gan hoạt động quá tải dẫn tới mùi của độc tố trào ngược làm hơi thở có mùi hôi. Việc loại bỏ độc tố là cách loại bỏ trình trạng này.
8. Móng chân dễ gãy, bong tróc
Trọng lực là nguyên nhân kéo chất độc xuống phần dưới của cơ thể và móng chân là bộ phận dễ nhận biết nhất. Trên thị trường có khá nhiều sản phẩm phục hồi móng chân, tuy nhiên các phương pháp thải độc từ bên trong là cách hiệu quả nhất.
9. Tóc rụng nhiều
Nguyên nhân không phải là do nhiễm độc hằng ngày, mà là do cơ thể nhiễm độc kim loại nặng, chì và tali có trong khói thuốc.Nếu gặp tình trạng này nên đi khám bác sĩ ngay.
10. Tâm trạng thay đổi thất thường
Các độc tố gây mất cân bằng nội tiết tố. Độc tố này thường có trong các đồ nhựa, đặc biệt các dụng cụ nhà bếp khi tiếp xúc với nhiệt độ cao.
11. Cơ thể có mùi khó chịu
Những chất độc trong thức ăn khi được tiêu hoá sẽ tạo ra mùi hôi, chúng thoát ra từ lỗ chân lông và tạo nên mùi cơ thể gây khó chịu.
12. Chứng ‘’Sương mù não’’
Là biểu hiện của rối loạn thần kinh, biểu hiện bởi tình trạng mất tập trung, giảm khả năng ghi nhớ, dễ nhầm lẫn.
Để lại bình luận
5