- Nếu đứa trẻ mắc lỗi, đừng đánh con, 5 câu hỏi này là đủ!
- Giúp trẻ tự tin mà không kiêu ngạo
- Bố ơi - Bố không yêu mẹ từ lâu rồi
1. Người mẹ có cảm xύc không ổn định
Những năm đầu đời của trẻ là giai đoạn vô cùng quan trọng để cha mẹ và con cái thiết lập gắn bó – gắn bó này liên quan đến cảm giác an toàn trong tương lai đứa trẻ. Nếu người mẹ thường xuyên quát mắng, dọa nạt, phàn nàn về trẻ thì cảm giác an toàn bên trong con sẽ bị phá hủy. Trẻ sẽ hình thành thói quen quan sát mặt người khác để hành xử, dần dần hình thành tính cách nhút nhát, tự ti.
Ngoài ra trẻ sẽ bắt chước các cảm xúc và hành vi của mẹ. Nếu cảm xúc người mẹ dễ lo lắng, bồn chồn, hoặc mất kiểm soát thì cảm xúc của trẻ sẽ không được ổn định cho lắm. Người đời nói cảm xúc của mẹ quyết định “nhiệt độ” của gia đình.
Cảm xúc của người mẹ quyết định sự hạnh phúc của gia đình và những đức tính tốt đẹp cho con.
Nếu trẻ mắc lỗi, mẹ không nên ngay lập tức phê bình mà nên kiên nhẫn hỏi trẻ nguyên nhân mắc lỗi, giúp trẻ tự tìm ra khuyết điểm của mình, để rèn luyện cho trẻ thói quen tốt là sửa lỗi. Những đứa trẻ được nuôi dạy theo cách này sẽ tốt hơn trong tương lai.
Một số bà mẹ gắt gỏng hơn, sau khi trẻ mắc lỗi, họ chỉ trích trẻ một cách bừa bãi. Đứa trẻ không những không nhận ra lỗi lầm của mình mà còn sợ mẹ hơn. Lần sau khi mắc sai lầm, điều đầu tiên nó nghĩ đến là làm thế nào để trốn tránh trách nhiệm, những đứa trẻ như vậy sẽ thiếu tinh thần trách nhiệm khi lớn lên.
2. Bà mẹ lười
Tôi thường gặp nhiều bà mẹ vô cùng lo lắng và mong muốn thay đổi con, mong con thích đọc sách, muốn con thích tiếng Anh, con phải thành thạo các loại đàn, cờ vua…
Một bà mẹ tối ngày lướt điện thoại, khiến những đứa trẻ nghĩ chiếc di động có những điều gì hay. Nếu một bà mẹ chỉ biết sai bảo những đứa con làm hết việc này đến việc khác và ngược lại đến một lúc nào đó chúng sẽ quay lưng lại với cha mẹ
3. Mẹ quá quyền lực
Những bà mẹ này hay ra rả: “Mẹ đang làm điều tốt nhất cho con”, nhưng ẩn ý câu này là “Con phải nghe lời mẹ”.
Họ không cho con mình quyền lựa chọn. Nếu cứ như vậy, trẻ sẽ quen ngồi lại hưởng thụ thành quả mà dựa dẫm vào người khác, cuối cùng chỉ nảy sinh tính hèn nhát và dần mất đi khả năng sống tự lập.
Cho nên các bà mẹ nên “giấu tài” hợp lý. Đi nửa nhịp, lùi một bước, giấu đi sự mạnh mẽ, đôi khi phải vờ yếu đuối… sẽ khuyến khích con được tự do phát triển. Chỉ như vậy chúng mới cảm nhận được sức mạnh của chính mình. Rất nhiều tình huống các bà mẹ có thể vờ yếu đuối trước con trai: Khi đi siêu thị mua sắm hãy nhờ trẻ xách đồ, bị ốm nhờ trẻ rót nước…
Để lại bình luận
5