- Ví điện tử là gì? Tính năng nổi bật cũng như ưu và nhược điểm của ví điện tử
- Sống ảo là gì? Sống ảo là tốt hay xấu và các tác hại bạn nên biết
- 6 thủ đoạn lừa đảo chuyển tiền từ nước ngoài vào tài khoản ngân hàng
Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin cho cuộc sống hiện đại ngày càng dễ dàng, là sự tinh vi của những thủ đoạn lừa đảo, cướp đoạt tài sản rất khó lường. Chính vì thế chúng ta phải thật thận trọng nhiều hơn, điển hình là với 5 hình thức lừa đảo chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng gần đây mà Reviews365 chia sẻ bên dưới.
Chiêu thức 1: Giả mạo nhân viên ngân hàng
Đây là chiêu thức được sử dụng nhiều nhất bởi nhiều khách hàng có tâm lý tin tưởng và không đề phòng đối khi nhân viên ngân hàng gọi đến.
Kịch bản 1: Anh/chị đang có món tiền treo trên hệ thống chờ nhận, hãy cung cấp OTP để nhận tiền
Thường thì tội phạm sẽ gọi điện cho bạn và tự xưng là nhân viên ngân hàng, sau đó sẽ thông báo với bạn rằng bạn đang có một món tiền treo trên hệ thống chờ nhận và cần cung cấp số CMDD và mã OTP để ngân hàng hoàn tất thủ tục nhận tiền. Mặc dù ngân hàng luôn khuyến cáo khách hàng không cung cấp mã OTP cho bất kỳ ai, kể cả ngân hàng, một số khách hàng vẫn bị kẻ gian lừa dẫn đến mất tài khoản internet banking và mất tiền.
Lý do kẻ gian muốn lấy OTP:
- Chúng đã lấy trộm được thông tin đăng nhập vào internet banking của bạn và đang làm lệnh chuyển tiền đi. Chỉ chờ bạn cấp OTP là chúng hoàn thành lệnh chuyển tiền khỏi tài khoản của bạn.
- Chúng muốn lấy OTP để đổi mật khẩu internet banking của bạn.
Kịch bản 2: Anh/chị đã trúng thưởng của ngân hàng, hãy cung cấp OTP để nhận thưởng
Một cách phổ thông khác, tội phạm sẽ thông báo là bạn đã trúng thưởng và nếu muốn nhận quà, bạn sẽ phải cung cấp số tài khoản, mật khẩu và mã OTP để ngân hàng có thể tiến hàng trao thưởng. Thực tế, ngân hàng sẽ không bao giờ hỏi mã OTP của khách hàng trong bất kỳ trường hợp nào. Nếu ai đó hỏi OTP của bạn, đó chắc chắn là đối tượng lừa đảo.
Chiêu thức 2: Giả mạo cơ quan chức năng
Đây là chiêu thức thứ 2 mà bọn tội phạm thường sử dụng. Chúng sẽ tự xưng là cơ quan công an và thông báo cho bạn rằng tài khoản của bạn đã bị tội phạm xâm nhập trái phép, bạn cần cung cấp số tài khoản, mật khẩu và OTP để cán bộ tiến hàng điều tra và tìm cách xử lý.
Chiêu thức 3: Giả mạo người thân, bạn bè
Đây là cách thức khá cũ nhưng vẫn được tội phạm ưa thích sử dụng nhưng vẫn có người bị lừa. Chỉ cần 1 tin nhắn với nội dung dạng “em ơi, chị có khoản tiền nước ngoài mới chuyển về, em vào đường link này đăng nhập tài khoản ngân hàng vào để nhận tiền giúp chị với” thì không ít khách hàng sẽ làm theo. Và đó là một đường link đánh cắp dữ liệu khiến khách hàng mất hết dữ liệu cá nhân và các khoản tiền có trong ngân hàng.
Chiêu thức 4: Ép vay
Nạn nhân nhận tiền về tài khoản với nội dung cho vay và sau đó có người gọi điện báo rằng mình vừa chuyển nhầm, nhờ nạn nhân trả lại nhưng tài khoản nhận tiền lúc này khác với tài khoản nguồn đã chuyển nhầm. Sau một thời gian, người chủ tài khoản chuyển nhầm đòi tiền nạn nhân, chúng đưa ra chứng từ gửi tiền, thông tin chuyển khoản làm bằng chứng và bắt nạn nhân thanh toán thêm tiền lãi vay tiền trong những ngày trước.
Đối với hình thức ép vay này, nếu nạn nhân phải tỉnh táo, không vội vàng chuyển trả mà ra ngân hàng nhờ hỗ trợ thì sẽ không bị lừa.
Chiêu thức 5: Chuyển nhầm và yêu cầu trả lại qua trang web
Thủ đoạn của chúng là nhắm vào một người quen nhưng không phải người thân, có thể là đã từng mua bán. Các bước thực hiện thường là:
- Giả vờ chuyển nhầm vào tài khoản của nạn nhân một số tiền không lớn
- Có nhân viên ngân hàng (giả mạo) gọi điện thông báo cho nạn nhân
- Nhân viên hướng dẫn nạn nhân trả lại tiền, nếu không trả sẽ bị kiện
- Kẻ lừa đảo gửi một link web, yêu cầu nạn nhân điền thông tin vào
- Trong lúc thao tác, nạn nhân nhập tài khoản, mã OTP vào ô theo yêu cầu
- Tài khoản của nạn nhân ngay lập tức bị trừ hết tiền, sau đó bị rút hết
Chuyên gia nói về các hình thức lừa đảo chuyển tiền vào tài khoản
Nguyên nhân khách hàng bị lừa
Theo phân tích, những vụ lừa đảo xảy ra và được thực hiện trót lọt là do:
- Nạn nhân không cảnh giác, tin người, ít cập nhật tin tức xã hội
- Một số trường hợp nạn nhân nảy sinh lòng tham trước số tiền lớn (quà)
- Sự tinh vi trong các thủ đoạn lừa đảo khiến nạn nhân không lường được
- Sự xuống cấp đạo đức của một bộ phận nhân viên công ty tín dụng
- Các ứng dụng vay tiền quản lý quá lỏng lẻo, hoặc bản thân là kẻ lừa đảo
Làm thế nào khi bị lừa?
Ngay khi nhận ra mình bị sập bẫy bọn lừa đảo, nạn nhân không nên giấu diếm mà phải trình báo ngay cho cơ quan công an (theo số điện thoại cung cấp ở đầu bài) hoặc ngân hàng có liên quan để được xử lý.
Thật ra không phải lúc nào bạn cũng lấy lại được số tiền đã bị lừa đảo. Nhưng ít ra nó vẫn có hi vọng, và cũng là cách để cảnh báo những người khác phải sáng suốt, thận trọng hơn nếu gặp tình trạng tương tự.
Đề phòng các chiêu lừa đảo
Xác minh người nhận và lý do chuyển tiền
- Để không bị dính vào những chiêu lừa đảo tinh vi như đã nói, chúng ta phải là người dùng tỉnh táo, bất cứ lúc nào cũng không được vội vàng làm theo yêu cầu. Dù là người lạ, người quen, người thân, thì cũng phải xác minh đầy đủ các thông tin.
- Thậm chí khi người thân có việc gấp cần tiền ngay và họ nhắn tin cho bạn, hãy yêu cầu gọi video hoặc nghe giọng nói để đảm bảo chính xác đó là người thật việc thật.
Không nhấp vào các đường link lạ
- Trong thời đại hiện nay, việc nhấp vào các link lạ nào cũng tiềm ẩn những rủi ro nhất định. Nếu không phải lừa đảo tiền, ăn cắp thông tin thì cũng là link chứa virus làm hại thiết bị của bạn. Thật ra không phải link nào cũng xấu, những thận trọng vẫn tốt hơn.
Không cung cấp thông tin cho bất kỳ ai
- Nếu không phải những giao dịch chính thống tại ngân hàng, công ty tài chính uy tín, thì việc bạn cung cấp thông tin tài khoản của mình cho bất kỳ ai cũng không tốt. Đặc biệt là mật khẩu và mã xác thực OTP. Đó là những chi tiết quan trọng để bảo mật tài khoản ngân hàng của mình, không được cho ai biết.
Báo ngay cho cơ quan chức năng khi nhận thấy dấu hiệu lừa đảo
- Khi bạn đã tiếp xúc với các thông tin cảnh báo, hãy ngăn chặn chiêu lừa đảo và hỗ trợ các cơ quan chức năng trong việc tìm thấy chúng.
- Bạn phải báo ngay cho ngân hàng hoặc công an về việc có người đang bắt đầu giở trò lừa đảo với mình, đồng thời trì hoãn các thao tác mà kẻ xấu yêu cầu. Tất nhiên cho đến cuối cùng thì bạn cũng không làm theo các yêu cầu đó.
Cách để phòng tránh những chiêu thức lừa đảo qua internet banking
Khách hàng cần lưu ý là không được để lộ bất kỳ một thông tin cá nhân nào như tên đăng nhập, mật khẩu, mã OTP,… cho bất kì ai, kể cả người tự xưng là nhân viên ngân hàng, cơ quan chức năng hay người quen.
Khách hàng cũng cần chủ động bảo quản các thiết bị cá nhân như di động, máy vi tính,… có sử dụng dịch vụ internet banking. Ngoài ra, khách hàng cũng không nên đăng nhập tài khoản internet banking tại các thiết bị của người khác không phải của mình.
Với những hình thức lừa đảo chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng ngày càng tinh vi, chiêu trò mới mẻ, không cẩn thận chúng ta rất dễ trở thành miếng mồi béo bở cho bọn xấu. Vì thế hãy tỉnh táo trong những tình huống dính dáng đến vấn đề tài chính, đặc biệt là với người lạ bạn nhé!
Để lại bình luận
5