- Dù là người thân trong nhà - Chúng ta cũng không nên nợ 4 thứ này
- Câu nói vay gạo không vay củi - Mượn áo không mượn giày có ý nghĩa gì?
- Sức mạnh của sự khiêm tốn - Một cách để dẫn đầu những người thắng cuộc
Khổng Tử cho rằng, kết giao bạn bè nên chọn những người chính trực, trọng nghĩa, thành thật, thông thái, như vậy thì có lợi. Còn nếu kết giao với những người a dua nịnh nọt, hai lòng, mồm mép láu lỉnh, thì trước sau cũng tự rước lấy thất vọng, rước lấy phiền phức cho mình.
Tục ngữ có câu: “3 hàng xóm không kết, 3 họ hàng không giao”. Vậy phải sống với hàng xóm và người thân như thế nào, và với người nào thì không nên kết thân? Thật ra, người xưa từ lâu đã từng đưa ra lời khuyên bảo chân thành về điều này.
Hàng xóm có 3 kiểu người chớ gần gũi
1. Kiểu người thích gây bất hòa
“Tôi nói cho cậu biết một chuyện quan trọng, cậu tuyệt đối đừng nên nói cho người khác!”.
“Cậu còn không hiểu tôi sao, mau nói đi, tôi tuyệt đối sẽ không nói cho ai biết”.
Những lời trên đây, rất nhiều người đã từng nghe qua hoặc đã trải qua, đặc biệt là từ miệng của các dì hàng xóm cạnh nhà hay tụ họp cùng nhau, những người mà có thể bàn đủ thứ chuyện đúng sai, trái phải trên đời.
Thực ra bàn chuyện gia đình thì không có gì sai, nhưng có những người hàng xóm một mặt thì biểu hiện thế này, sau lưng lại khác. Trước mặt người ta thì toàn nói lời tốt, quay lưng đi lại kiếm chuyện, nói toàn lời xấu xa.
Kiểu người hai mặt hai lòng như vậy, đã tách rời khỏi phạm vi bàn chuyện nhà, cãi vặt, là biểu hiện của đạo đức thấp kém. Gặp phải người hàng xóm như vậy, chúng ta nên ít kết giao càng tốt.
2. Người không biết giúp đỡ
Tục ngữ nói: “Họ hàng xa không bằng láng giềng gần”, hàng xóm là người mà chúng ta mỗi ngày đều phải đối mặt. Khi thấy người khác gặp chút khó khăn, có thể tự nguyện đi giúp đỡ một tay.
Nhưng cũng có vài người hàng xóm, khi có việc cần bạn giúp đỡ, họ cũng không quan tâm bạn có khả năng hay có thời gian không, đều mở miệng yêu cầu trợ giúp.
Nếu bạn không giúp được, nói không chừng họ còn oán trách là tại bạn, hơn nữa cho dù giúp được, họ cũng sẽ không thấy cảm kích mà còn cho rằng việc bạn giúp đỡ là một chuyện hiển nhiên.
Đến khi nhà bạn gặp phải khó khăn, muốn tìm họ giúp đỡ, họ sẽ nói ra một tràng lý do để từ chối bạn, thậm chí còn xa lánh bạn. Đối với kiểu hàng xóm này, chúng ta nên giữ khoảng cách, tốt nhất không nên giao lưu thì hơn.
3. Người lòng dạ hẹp hòi
Đã là hàng xóm với nhau thì khó tránh khỏi xảy ra xung đột. Những hiểu lầm nhỏ, thường qua một thời gian cũng lãng quên, cả hai nhà vẫn làm lành lại như ban đầu.
Nhưng nếu gặp phải một người hàng xóm có lòng dạ hẹp hòi, thì dù cho chuyện đã trôi qua nhiều năm, ký ức trong lòng họ vẫn sẽ như mới, nỗi hận thù luôn được chôn giấu sâu trong lòng.
Trong mắt những người này, họ sẽ luôn nhìn thấy lỗi lầm của người khác để bắt bẻ, luôn bứt rứt trong lòng, làm cho mối quan hệ hàng xóm với nhau càng ngày càng bế tắc, cuối cùng chỉ có thể trở thành người lạ.
Người thân có 3 kiểu không quen
1. Người mượn tiền không trả
Người trong nhà giúp đỡ nhau là chuyện bình thường, nhưng dẫu có giúp đỡ cũng chỉ có thể trong trường hợp khẩn cấp. Đặc biệt là mượn tiền, nhất định phải vô cùng thận trọng.
Có một số người thân, khi nhìn thấy bạn giàu lên, kiếm được tiền, họ sẽ đổ xô nhau đến trước cửa nhà, làm thân với bạn. Vì để có thể mượn được tiền, hoặc là được sự giúp đỡ của bạn, bạn nói sao thì họ nghe vậy, cười nói vui vẻ.
Nhưng khi tiền đã đến tay, những người này không bao giờ nhắc đến việc trả lại. Hơn nữa nếu bạn có việc cần và đến nhà họ để đòi tiền, vậy thì bạn sẽ trở thành “kẻ vong ân bội nghĩa” qua lời nói của họ. Gặp kiểu người thân như vậy, bớt qua lại thì tốt hơn.
2. Người ham ăn lười làm
Một người nếu cả ngày chỉ ham ăn lười làm, oán trời trách đất, không muốn tiến bộ, chúng ta tốt nhất hãy tránh xa những kiểu người này một chút.
Nên nhớ, người không sợ không có khả năng, chỉ sợ không có lòng cầu tiến, một người bình thường chỉ cần trong lòng có lý tưởng, có sự nỗ lực là có thể sống một cuộc đời hạnh phúc.
Trái lại, người thông minh xuất chúng, nếu chơi bời lêu lổng, ăn không ngồi rồi, cũng sẽ bị xã hội đào thải, trở thành một kẻ vô dụng.
3. Kẻ nịnh hót
Người xưa nói: “Nghèo ở chợ đông không đứa hỏi, giàu nơi núi thẳm lắm người thăm”. Khi bạn thành đạt rồi, cô bảy, cô tám, dì bảy, dì tám, những người họ hàng xa cũng sẽ bước theo cùng bạn.
Khi bạn sa sút rồi, dù cho có chủ động đứng trước mặt họ thăm hỏi cũng sẽ không nhìn thấy sắc mặt tốt đẹp nào từ họ. Gặp những kiểu người thân như vậy, có thể qua lại thì qua lại, không thể qua lại thì nên cắt đứt đi thôi.
Dù cho hàng xóm hay người thân, hãy nên thành thật đối xử với nhau trong giao tiếp hằng ngày, nên nhìn thấy những điểm tốt của người khác, học sự khoan dung của người khác, như vậy mới có thể sống hòa thuận với nhau.
Nhưng nếu gặp phải 6 kiểu người như đã nói trên, thì chúng ta hãy nên nghe theo lời Khổng Tử từng nói: “Không cùng chí hướng, không nên hợp tác”. Cố gắng kính trọng nhưng không gần gũi!
Để lại bình luận
5