- Người phụ nữ vỡ bàng quang vì nhịn tiểu: Bác sĩ cảnh báo về thói quen tai hại mà nhiều người Việt mắc phải
- Thực phẩm đắng nhưng lại là "quả ngọt" với tuổi thọ, giúp phụ nữ trẻ lâu và có làn da trắng sáng
- Đậu Hũ là gì? Thành phần, Lợi ích và Nguy cơ khi sử dụng bạn nên biết
Bệnh tiểu đường type 2 báo hiệu tuyến tụy của bạn không sản xuất đủ insulin hoặc insulin mà nó sản xuất bị cản trở nghiêm trọng. Insulin là một loại hormone điều chỉnh lượng đường trong máu - loại đường bạn nhận được khi ăn thực phẩm. Lượng đường trong máu cao có thể tàn phá và hủy hoại chức năng của các cơ quan khác trong cơ thể.
Đôi mắt là cơ quan chịu rất nhiều tác động của tiểu đường. Trường hợp nặng nhất là bệnh võng mạc tiểu đường - một biến chứng tiểu đường ảnh hưởng rất nguy hiểm đến mắt, có thể gây mù lòa. Hiện tượng này xảy ra do tổn thương các mạch máu của mô nhạy cảm với ánh sáng ở phía sau của mắt (võng mạc).
Lúc đầu, bệnh võng mạc tiểu đường có thể không gây ra triệu chứng hoặc chỉ có vấn đề về thị lực nhẹ.
Khi tình trạng tiến triển, các triệu chứng bệnh này có thể bao gồm:
- Các đốm hoặc chuỗi tối lơ lửng trong tầm nhìn của bạn (vật nổi)
- Nhìn mờ
- Tầm nhìn dao động
- Khó phân biệt màu sắc
- Xuất hiện vùng tối hoặc vùng khuất trong tầm nhìn của bạn
- Giảm thị lực
Các triệu chứng trên cho thấy bạn có lượng đường trong máu cao, đây là một dấu hiệu cho biết bệnh tiểu đường đang tới gần. Tuy nhiên, để chẩn đoán chính xác, bạn nên đến gặp bác sĩ và các chuyên gia y tế. Họ sẽ thực hiện các xét nghiệm cần thiết để kết luận bệnh và đưa ra hướng điều trị tốt nhất.
Bệnh tiểu đường cần được chẩn đoán và bắt đầu điều trị càng sớm càng tốt, bởi điều trị sớm giúp giảm nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe khác.
Làm sao để hỗ trợ điều trị bệnh?
Sau khi được chẩn đoán chính thức, bạn thường được khuyến nghị thay đổi lối sống để ổn định lượng đường trong máu.
Kiểm soát lượng đường trong máu của bạn dựa trên hai chiến lược chính - cải thiện chế độ ăn uống và tăng cường hoạt động thể chất. Bạn cần ăn kiêng, hạn chế 1 số loại thực phẩm làm tăng lượng đường trong máu, đặc biệt là carbohydrate – tinh bột. Loại thực phẩm này bị cơ thể phân hủy nhanh chóng sau khi hấp thụ và làm tăng nhanh lượng đường trong máu.
Các loại thực phẩm cần hạn chế gồm:
- Đường và thực phẩm có đường
- Nước ngọt có đường
- Bánh mì trắng
- Khoai tây
- Gạo trắng
Bên cạnh đó, việc tập thể dục sẽ giúp làm giảm lượng đường trong máu, bởi khi đó, cơ thể sẽ sử dụng đường để tạo ra năng lượng phục vụ hoạt động thể chất.
Các biến chứng
Bệnh tiểu đường type 2 ảnh hưởng đến nhiều cơ quan chính, bao gồm tim, mạch máu, dây thần kinh, mắt và thận của bạn. Ngoài ra, các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường là yếu tố nguy cơ của các bệnh mãn tính nghiêm trọng khác. Kiểm soát bệnh tiểu đường và kiểm soát lượng đường trong máu của bạn có thể giảm nguy cơ mắc các biến chứng này hoặc các bệnh lý kèm theo.
Các biến chứng tiềm ẩn của bệnh tiểu đường và các bệnh đi kèm thường gặp bao gồm:
Bệnh tim và mạch máu. Bệnh tiểu đường có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, cao huyết áp và thu hẹp mạch máu (xơ vữa động mạch).
Tổn thương dây thần kinh ở các chi. Lượng đường trong máu cao theo thời gian có thể làm tổn thương hoặc phá hủy các dây thần kinh, dẫn đến ngứa ran, tê, rát, đau hoặc cuối cùng là mất cảm giác, thường bắt đầu ở đầu ngón chân hoặc ngón tay và dần dần lan lên trên.
Tổn thương thần kinh khác. Tổn thương các dây thần kinh của tim có thể góp phần khiến nhịp tim không đều. Tổn thương dây thần kinh trong hệ tiêu hóa có thể gây ra các vấn đề như buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy hoặc táo bón. Đối với nam giới, tổn thương dây thần kinh có thể gây rối loạn cương dương.
Bệnh thận. Bệnh tiểu đường có thể dẫn đến bệnh thận mãn tính hoặc bệnh thận giai đoạn cuối không thể hồi phục, có thể phải lọc máu hoặc ghép thận.
Tổn thương mắt. Bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nghiêm trọng về mắt, chẳng hạn như đục thủy tinh thể và tăng nhãn áp, và có thể làm hỏng các mạch máu của võng mạc, có khả năng dẫn đến mù lòa.
Bệnh về da. Bệnh tiểu đường có thể khiến bạn dễ mắc các vấn đề về da hơn, bao gồm cả nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm.
Khiếm thính. Các vấn đề về thính giác phổ biến hơn ở những người bị tiểu đường.
Chứng ngưng thở lúc ngủ. Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn thường gặp ở những người mắc bệnh tiểu đường type 2. Béo phì có thể là nguyên nhân chính gây ra cả hai tình trạng này.
Chứng mất trí nhớ. Bệnh tiểu đường loại 2 dường như làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và các rối loạn khác gây ra chứng sa sút trí tuệ. Việc kiểm soát lượng đường trong máu kém có liên quan đến sự suy giảm nhanh hơn về trí nhớ và các kỹ năng tư duy khác.
Để lại bình luận
5