- Thực phẩm hữu cơ là gì và có tác dụng gì?
- 5 loại thực phẩm tuyệt đối không được ăn cùng khoai lang
- Bị nấm da kiêng ăn gì? Những thực phẩm người nấm da đầu không nên ăn
- Những thực phẩm bạn nên và không nên ăn khi có vết thương hở
- Dầu oliu bao nhiêu calo? Sử dụng dầu oliu có giảm cân không?
Dưới đây là 7 cách kết hợp thực phẩm mà bạn nên tránh. Có thể chúng rất quen thuộc và đã trở thành một thói quen nấu nướng hàng ngày của bạn nhưng trên hết, bạn cần xem xét các tác hại của chúng.
1. Bánh mì kẹp pho mát và cà phê
Khi không có thời gian, nhiều người thường lựa chọn bữa sáng đơn giản với bánh mì kẹp pho mát và cà phê. Các carbs đơn giản có trong bánh mì có thể giúp ích cho hệ tiêu hóa, hệ thần kinh và tuần hoàn của bạn. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, nếu bạn kết hợp nó cùng một tách cà phê thì thật không tốt chút nào. Vì các chất trong cà phê sẽ cản trở việc hấp thụ carbs có trong sandwich.
Mẹo: Bạn có thể thay cà phê bằng nước lọc hoặc chè xanh.
2. Cà chua và dưa chuột
Đây là sự kết hợp rất phổ biến cho món salad mùa hè. Tuy nhiên, nghiên cứu mới nhất cho thấy, việc kết hợp 2 loại rau này có thể làm rối loạn các con đường sinh hóa trong cơ thể bạn.
Trong dưa chuột có chứa một loại enzyme là catabolic. Nó sẽ phá hủy hàm lượng vitamin C có trong các loại rau quả khác. Trong khi đó, cà chua là loại quả có chứa một số lượng lớn vitamin C. Nếu kết hợp hai loại thực phẩm này với nhau, vitamin C trong cà chua sẽ bị phân hủy bởi các enzyme catabolic có trong dưa leo.
Hậu quả dẫn đến là các vitamin có trong hai loại thực phẩm sẽ không được hấp thụ đúng cách, thậm chí gây nôn mửa.
Mẹo: Ăn cà chua và dưa chuột riêng biệt. Ví dụ, hôm nay bạn có thể làm món salad với cà chua và rau xanh, và ngày mai dùng món salad với dưa chuột.
3. Thịt nướng và khoai tây chiên
Khó có thể cưỡng lại một miếng bít tết với khoai tây chiên. Nhưng thật không may, đây là một sự kết hợp thực phẩm có hại. Tinh bột chứa trong khoai tây chiên cần dịch dạ dày kiềm để tiêu hóa, còn các protein chứa trong thịt cần dịch axit để tiêu hóa. Khi kết hợp cùng nhau, chúng sẽ bị ứ tắc trong dạ dày, có thể gây ợ chua, ói mửa, đầy hơi và nhiều triệu chứng khác.
Mẹo: Là một món ăn kèm với thịt, hãy chọn các loại rau không chứa tinh bột như măng tây, bông cải xanh, súp lơ trắng, đậu xanh hoặc bí xanh.
4. Thịt băm và mì ống
Lý do cho sự kết hợp độc hại này tương tự như trên. Các tuyến nước bọt sản xuất ptyalin và amylase, biến đổi tinh bột (mì ống) thành đường đơn. Khi đường đơn bao phủ protein (thịt), chúng sẽ tạo ra một hỗn hợp hóa học nguy hiểm có thể dẫn đến bệnh tiểu đường và bệnh tim mạch.
Mẹo: Tốt hơn là nên ăn mì ống như một món ăn riêng biệt. Cố gắng chọn mì ống làm từ lúa mì cứng và kết hợp với nước sốt thảo mộc.
5. Bia và các loại hạt
Nhiều người thường ăn các loại hạt (như đậu phộng, đậu hà lan...) trong khi uống bia. Tuy nhiên, khi chúng ta ăn hạt đậu, một lượng nước lớn được hấp thu trong quá trình chuyển hóa các chất có trong đậu sẽ làm cho cơ thể mất nước. Mặt khác lượng nước bọt tiết ra nhiều trong lúc nhai sẽ khiến chúng ta khát nước, dẫn đến việc chúng ta muốn uống thêm bia. Tất nhiên, điều này không có lợi cho sức khỏe chút nào.
Mẹo: Khi uống bất kỳ loại rượu nào, hãy để sẵn nước hoặc soda để tránh mất nước.
6. Sữa chua và dứa
Trái cây chua khiến quá trình tiêu hóa của bạn hoạt động chậm hơn, đặc biệt là vào buổi sáng. Ngoài ra, dứa còn chứa bromelain, một phức hợp enzym có thể gây say khi kết hợp với các sản phẩm từ sữa.
Mẹo: Dùng sữa chua cùng với mơ khô hoặc mận khô thay vì dứa.
7. Sữa và chuối
Cặp đôi thực phẩm này đã trở nên rất phổ biến đối với những tín đồ của lối sống lành mạnh vì nó bổ dưỡng và chế biến nhanh. Tuy nhiên, một số chuyên gia dinh dưỡng cho rằng trái cây, đặc biệt là trái cây ngọt, nên được tiêu thụ riêng. Bởi khi kết hợp với nhau, chúng thường lưu lại trong cơ thể lâu hơn, làm chậm hệ thống tiêu hoá và có thể tạo ra chất độc trong dạ dày, gây ra cảm lạnh, ho, đờm và dị ứng.
Mẹo: Sử dụng chuối như đồ ăn nhẹ giữa các bữa ăn chính.
Để lại bình luận
5