- Top cách kiếm tiền online uy tín và tốt nhất hiện nay
- Top những ngành nghề khát nhân lực nhất thế giới bạn đã biết chưa?
- Kỹ năng quản lý thời gian quan trọng như nào? Làm sao để rèn luyện kỹ năng này
- Khởi nghiệp là gì? Bao nhiêu tuổi thì nên khởi nghiệp
Nó được biết đến như một kênh thu nhập bằng cách bán sản phẩm, dịch vụ do công ty khác cung cấp. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về affiliate marketing là gì và những đặc điểm của nó. Vậy mời bạn cùng theo dõi những thông tin về affiliate marketing mà Viết bài chia sẻ ngay sau đây để hiểu sâu hơn về cách kiếm tiền này nhé!
1. Kiếm tiền từ Affiliate marketing là gì?
Affiliate Marketing tạm dịch là tiếp thị liên kết và đây được coi là một trong những hình thức kiếm tiền online (Make Money Online) hiệu quả được nhiều người áp dụng hiện nay.
Trong Affiliate Marketing sẽ bao gồm
- Publishers (nhà phân phối)
- Advertisers (Nhà cung cấp).
Với xu hướng mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng ngày càng phổ biến tại Việt Nam thì nền tảng kinh doanh này cũng trở nên phát triển và quen thuộc hơn. Do vậy, hình thức kinh doanh Affiliate Marketing đã sớm được áp dụng trong thị trường thương mại điện tử ở Việt Nam với Accesstrade, Lazada, Masoffer, Zalora,…
Mặc dù còn khá mới mẻ so với các phương thức kiếm tiền online khác ở thị trường Việt Nam, nhưng chắc chắn một điều rằng trong hiện tại và tương lai, Affiliate Marketing vẫn sẽ là phương thức kiếm tiền qua mạng Internet hiệu quả hơn cả so với các phương thức kiếm tiền online khác.
VTV1 nói về hình thức Affiliate Marketing kiếm tiền thật hay lừa đảo?
Cụ thể, AFM hoạt động theo mô hình phân cấp. Nghĩa là khi một cá nhân muốn tham gia AFM, họ sẽ bắt đầu với mức thấp nhất là các nhà tiếp thị, cộng tác viên và sẽ sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của nhà cung cấp đi phân phối, quảng bá đến những người mua khác thông qua các hình thức tiếp thị căn bản.
Họ sẽ cần làm mọi cách bao gồm thực hiện các hoạt động quảng bá, quảng cáo để bán được sản phẩm cho nhà cung cấp mà họ đang cộng tác. Sau cùng, đối với mỗi sản phẩm bán được, người tham gia tiếp thị liên kết sẽ nhận được % hoa hồng tương ứng với sản phẩm hoặc hưởng % theo thỏa thuận ban đầu với nhà cung cấp.
Hình thức tiếp thị liên kết này được đánh giá là khá phù hợp với các cá nhân, đơn vị mới bước chân vào kinh doanh, chưa có nguồn vốn hay ý tưởng phát triển các sản phẩm, dịch vụ riêng và họ cần dựa vào sản phẩm, dịch vụ đang được ưa chuộng của các nhà cung cấp để gây dựng nguồn vốn, thu nhập cho mình.
Có thể hiểu, nhà tiếp thị tham gia chương trình tiếp thị liên kết sản phẩm của nhà sản xuất không phải là người trực tiếp sáng tạo ra sản phẩm nhưng vẫn có khả năng kinh doanh sản phẩm do người khác tạo ra.
Bạn có thể nhớ đến mô hình kinh doanh đặc biệt này thông qua các đối tượng và yếu tố chính của nó bao gồm:
- Nhà sản xuất (vendor)
- Người tiêu dùng (client)
- Nhà tiếp thị (marketers)
- Tỷ lệ hoa hồng (commission)
- Sản phẩm, dịch vụ được tiếp thị (Products / Service)
Hình thức tiếp thị liên kết có thể được thực hiện thông qua kinh doanh online hoặc offline. Nếu tham gia AFM bạn có thể lựa chọn làm nhà tiếp thị thông qua các kênh online hoặc chọn tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng, điều này hoàn toàn nằm trong sự lựa chọn của bạn.
2. Các thành phần chính trong mô hình Affiliate Marketing
Để cấu thành lên mô hình kiếm tiền Affiliate marketing thì sẽ bao gồm các thành phần chính sau đây:
2.1 Merchant/Advertiser (Nhà cung cấp)
Các nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ của mô hình Affiliate Marketing kể đến như:
- Các cá nhân hoặc doanh nghiệp có khả năng cung cấp hàng hóa từ bất kỳ ngành kinh doanh nào như: sản phẩm hàng tiêu dùng nhanh, thực phẩm tươi sống, điện tử, và các dịch vụ như giáo dục, tài chính, làm đẹp,…
- Các nhà cung cấp phải đáp ứng được những yêu cầu về nguồn hàng và đảm bảo chất lượng hàng hóa như đã cam kết tùy theo chính sách của nhà phân phối.
Xem xét từ góc độ của nhà cung cấp, phương thức kiếm tiền Affiliate Marketing giống như một kênh phân phối nhưng các khâu làm việc đơn giản hơn, không quá phức tạp. Bạn chỉ cần thiết kế sẵn một banner với đầy đủ thông tin cần thiết về sản phẩm là đã có thể quảng cáo sản phẩm, dịch vụ đó với khách hàng tiềm năng. Và chỉ khi bạn bán được hàng mới phải chia sẻ hoa hồng cho nhà phân phối.
2.2 Publisher/Affiliate (Nhà phân phối)
Các nhà phân phối trong mô hình Affiliate marketing bao gồm:
- Những cá nhân hay tổ chức sở hữu một hay nhiều website có lượng truy cập lớn, ổn định và uy tín
- Những cá nhân hay tổ chức có khả năng chạy quảng cáo, có tỷ lệ chuyển đổi từ CPC, CPM sang CPA cao
- Những cá nhân hay tổ chức có sử dụng phương thức kiếm tiền online MMO và muốn có thêm lợi nhuận từ Affiliate Marketing
Nhà phân phối phải là những người hiểu rõ tập khách hàng mục tiêu những người ghé website của họ nhiều nhất; họ biết được thời điểm nào có lượng truy cập cao với khả năng chuyển đổi thành người mua hiệu quả.
Tận dụng ưu thế đó, họ truy cập vào nền tảng của nhà cung cấp và kéo những sản phẩm, dịch vụ phù hợp với tập khách hàng mục tiêu về website của mình. Khi khách hàng ghé thăm website của nhà phân phối và click vào đó, nếu phát sinh hành động mua hàng, nhà phân phối sẽ được nhận hoa hồng.
Ví dụ như một ngày nào đó, bạn đang đọc review máy đánh trứng trên website nào đó, bỗng dưng xuất hiện những banner quảng cáo các loại máy đánh trứng của Shopee thì rất có thể đó chính là hình thức Affiliate Marketing. Trong đó, Shopee đóng vai trò là nhà cung cấp và Website bạn ghé thăm chính là nhà phân phối. Tùy theo các chính sách, điều kiện trong thỏa thuận và hình thức thanh toán giữa nhà phân phối với nhà cung cấp sẽ khác nhau
2.3 End User (Khách hàng)
Khách hàng là những người mua sản phẩm dịch vụ và có thể là người tiêu dùng cuối cùng, người sử dụng dịch vụ của nhà cung cấp hay có các hành động khác mà nhà cung cấp yêu cầu
2.4 Affiliate Network (Mạng lưới tiếp thị liên kết)
Mạng lưới tiếp thị liên kết được coi là một nền tảng trung gian giúp kết nối nhà cung cấp với nhà phân phối với nhau, giúp cho nhà phân phối theo dõi, đánh giá hiệu quả của công việc quảng cáo, bán hàng.
Đồng thời đây cũng là nơi cung cấp nền tảng kỹ thuật như banner, link quảng cáo,… và thanh toán hoa hồng chiết khấu cho nhà phân phối.
2.5 Affiliate Program (Chương trình tiếp thị liên kết)
Chương trình tiếp thị liên kết là hệ thống tiếp thị do nhà cung hàng hóa đưa ra. Họ có thể quản lý trực tiếp hoặc thuê đối tác chuyên cung cấp các phần mềm quản lý, thống kê kết quả hoạt động tiếp thị liên kết.
3. Đặc điểm của mô hình Affiliate marketing
Để quyết định có tham gia vào hình thức kiếm tiền Affiliate marketing hay không, bạn nên xem xét đến các ưu, nhược điểm như sau:
3.1 Ưu điểm của tiếp thị liên kết
Các ưu điểm nổi bật của hình thức tiếp thị liên kết này có thể kể đến như:
- Chi phí đầu tư thấp: Bạn có thể tham gia Affiliate marketing mà không cần trả phí. Phần lớn các công ty Affiliate marketing sẽ xử lý các vấn đề về hàng hóa nên bạn không cần lo lắng về nguồn hàng hay việc tồn kho
- Tham gia dễ dàng: Gần như không có bất cứ rào cản nào cho việc gia nhập affiliate, đơn giản bạn chỉ cần điền thông tin vào mẫu và có thể bắt đầu công việc quảng bá ấn phẩm để bán hàng ngay lập tức
- Không phải lo ngại vấn đề vận chuyển, đổi trả: Bạn chỉ là một trung gian kết nối nhà cung cấp và khách hàng thông qua nhà phân phối mà không phải chịu trách nhiệm cho vấn đề vận chuyển hay đổi trả hàng khi khách hàng có khiếu nại. Đây là vấn đề của nhà cung cấp phải giải quyết
- Không phải sản xuất ra sản phẩm, dịch vụ: Điều bạn cần thực hiện khi làm affiliate là giao hàng cho clients và khách hàng, sau đó nhà cung cấp thực hiện toàn bộ những việc còn lại để hàng hóa có thể tới tay người dùng
- Không đặt ra yêu cầu đặc biệt: Bạn chỉ cần quảng bá sản phẩm, dịch vụ theo khả năng và mong muốn của mình mà không phải làm theo khuôn phép của ai và cũng không cần giấy phép nào cả
- Kiếm tiền ở mọi lúc, mọi nơi: Bạn có thể kiếm tiền từ affiliate marketing ở bất cứ khi nào và bất cứ nơi đâu mà không có sự ràng buộc nào
3.2 Nhược điểm của Affiliate marketing là gì?
Bên cạnh những ưu điểm, Affiliate marketing cũng tồn tại những nhược điểm như sau:
- Tốn thời gian để xây dựng lượt giới thiệu: Để kiếm được số tiền đáng kể từ việc làm tiếp thị liên kết bạn cần phải bỏ ra rất nhiều thời gian và công sức để tạo ra nhiều lượt giới thiệu thông qua website bán hàng
- Bạn phải trau dồi kiến thức về tiếp thị qua Internet liên tục: Bạn muốn thực sự thành công với hình thức kiếm tiền này thì phải giỏi về Internet Marketing
- Hạn chế quảng cáo: Một số chương trình Affiliate marketing sẽ hạn chế quảng cáo, ví dụ như bạn sẽ không thể sử dụng quảng cáo PPC hoặc tiếp thị qua email với một số từ khóa nhất định
- Có yêu cầu để được chi trả: Một số chương trình Affiliate marketing đòi hỏi phải đạt được một số tiền nhất định trước khi cung cấp khoản thanh toán cho bạn. Đây cũng là một trong những lý do khiến người làm Affiliate dễ nản lòng và cho rằng đây là hình thức lừa đảo của các nhà cung cấp.
4. Các hình thức của Affiliate Marketing tại Việt Nam
Giống như thị trường thế giới, có 4 hình thức Affiliate Markerting phổ biến tại Việt Nam gồm: Product Launch, Niche site, Authority site và CPA.
- Chính với những lợi thế, lí do trên mà hình thức Affiliate Marketing ngày càng phổ biến và được ưu chuộng tại Việt Nam. Nhà phân phối cũng vì lí do đó mà đầu tư hơn vào chất lượng nội dung cho website của mình nhằm thu hút và giữ chân độc giả khách hàng tiềm năng của nhà cung cấp đối tác.
- Thanh toán trực tiếp vào tài khoản đăng kí chứ không cần qua hệ thống thanh toán trung gian như cách thanh toán qua Paypal như của google Adsense
- Với hình thức Affiliate Marketing, tối ưu hóa vị trí đặt quảng cáo sẽ tăng tỉ lệ của đơn hàng thành công. Bài toán này đúng với Affiliate, không đúng với những hình thức quảng cáo khác
4.1. Product Launch
Như tên gọi của loại hình Affiliate Marketing này, nó dùng cho những chiến dịch marketing ra mắt sản phẩm mới với các mục đích từ nhà cung cấp: thu hút khách hàng mới, tăng doanh thu.
Product Launch đơn giản nhất trong số các loại hình Affiliate Marketing tại Việt Nam hiện nay bởi ít đối thủ cạnh tranh hơn, kiếm tiền sẽ nhanh hơn. Nhưng vì đặc điểm trong chu kì sống của sản phẩm, hình thức này chỉ áp dụng được trong vòng 10 - 20 ngày từ khi phía nhà cung cấp tung ra sản phẩm.
4.2. Niche site
Niche site có thể coi là hình thức Affiliate phổ biến, lâu dài và phát triển nhất. Nhà phân phối xây dựng hệ thống địa điểm về một lĩnh vực nhất định thu hút người truy cập cũng chính là khách hàng tiềm năng của nhà cung cấp
Ví dụ: Nếu bạn có niềm đam mê với sách, có thế mạnh về viết lách, bạn có thể viết review sách, về những kiến thức, kỹ năng mà bạn trau dồi được từ sách khiến cuộc sống tốt đẹp hơn. Khi đó, hãy cộng tác với mảng sách của Tiki, cho đặt những cuốn sách phù hợp với độc giả của bạn trên địa điểm. Hình thức này gọi là niche site hoặc micro-niche site.
Hình thức Affiliate Marketing này tại Việt Nam được ưa chuộng không chỉ bởi sự phát triển, tính hiệu quả mà số tiền hoa hồng nhận được từ nhà cung cấp từ 5 - 20% giá trị đơn hàng.
4.3. Authority site
Authority tương tự với Niche site, điểm khác biệt là thay vì viết một niche, một ngách nhỏ thì Authority site viết nội dung bao quát lĩnh vực hơn. Theo hình thức này, nhà phân phối phải đầu tư thời gian để cung cấp một lượng lớn thông tin. Đổi lại, số tiền hoa hồng nhận lại sẽ rất lớn.
4.4. CPA Affiliate Marketing là gì
CPA ( Cost Per Action) là hình thức khá phổ biến trên các nền tảng quảng cáo khác nhau. Với Affiliate Marketing, khi nhà phân phối tham gia mạng lưới CPA.
- Họ sẽ có link trao đổi liên kết riêng và lấy những link này đi quảng bá và nhận lại hoa hồng khi khách hàng hoàn thành một hành động như mua hàng, điền phiếu đăng kí, tham gia khảo sát.
- Số tiền hoa hồng nhận được tùy thuộc vào chính sách dành riêng cho các hành động này.
- Các nhà phân phối thường sử dụng kết hợp nhiều công cụ để quảng bá những link này như; Google Adwords, SEO, Facebook Ads,…
Kết luận về Affiliate marketing là gì?
Bài viết trên đây đã giải thích cho bạn về khái niệm affiliate marketing là gì và một số vấn đề liên quan. Hy vọng qua bài viết của Review365 bạn đã hiểu sâu hơn về hình thức kiếm tiền này và đưa ra những lựa chọn kinh doanh phù hợp với bản thân nhất!
Để lại bình luận
5