1. Bất động sản là gì

Một trong những lĩnh vực kinh doanh hiện nay đang phát triển mạnh, thu hút nhà đầu tư lớn mạnh đó là bất động sản. Cũng không quá khó để giải thích vì sao lĩnh vực này lại phát triển đến thế. Bởi đất đai nhà cửa luôn là nhu cầu thiết yếu của con người, an cư thì mới có thể lạc nghiệp. Cuộc sống ngày càng hiện đại, đòi hỏi những vật chất xung quanh cũng phải tăng trưởng.

Khi nghe đến thuật ngữ “Bất động sản”, chắc hẳn ai cũng sẽ đều nghĩ đến đất đai, nhà cửa. Cách nghĩ này không sai, nhưng chỉ là một phần nhỏ trong ý nghĩa, nguồn gốc của “bất động sản”. Để giúp người đọc có thêm những hiểu biết rõ hơn cũng như có cái nhìn tổng quát về lĩnh vực này. Bài viết sau đây của chúng tôi sẽ tổng hợp những nội dung về “ bất động sản là gì ” một cách chi tiết nhất có thể.

1.1 Khái niệm Bất động sản là gì và các thuật ngữ liên quan

Ngoài tên gọi bất động sản, địa ốc hay nhà đất cũng chính là thuật ngữ mang ý nghĩa pháp luật. Dùng để chỉ những tài sản liên quan đến đất đai, không thể di chuyển, tách rời khỏi mảnh đất. Chẳng hạn như nhà ở, chung cư, các công trình xây dựng, dàn khoang dầu khí hay dầu mỏ dưới lòng đất,… đấy là những thứ phải gắn liền vĩnh viễn với mảnh đất. Còn những vật chất có thể tách rời, di chuyển khỏi mảnh đất thì không được gọi là bất động sản, ví dụ như lều, nhà tạm bợ, nhà di động,…

Theo quy định của pháp luật, chủ sở hữu bất động sản có quyền được phép sử dụng. Chuyển nhượng chủ sở hữu, cho thuê, để lại di chúc cho người thừa kế tiếp tục thừa hưởng hoặc vẫn giữ nguyên bất động sản đó.

Trong kinh doanh, bất động sản được đánh giá là một lĩnh vực đòi hỏi người đầu tư về mặt tài chính rất cao. Có nhiều khó khăn và đầy rủi ro trong từng dự án. Tuy nhiên, đây lại là lĩnh vực thu hút những nhà đầu tư mạo hiểm làm giàu. Mang lại nhiều lợi nhuận to lớn đối với người đầu tư nếu thành công.

Bất động sản là gì? Các thuật ngữ trong kinh doanh bất động sản
Bất động sản là gì? Các thuật ngữ trong kinh doanh bất động sản

1.3. Bất động sản tiếng Anh là gì

Trong tiếng Anh, bất động sản được viết thành “real estate” hoặc “real property”. Là cụm từ trái nghĩa với động sản “personal property”.

“Real estate” và “Personal property” được phân biệt rõ ràng theo quy định của pháp luật. Theo đó, những tài sản thuộc “bất động sản” luôn gắn liền với đất đai. Khi chuyển nhượng phải được chuyển nhượng cùng đất đai. Còn với “động sản” thì không cần gắn liền với đất đai.

Ví dụ như một căn nhà được chuyển chủ sở hữu phải bao gồm cả căn nhà và phần đất được xây dựng bên dưới – bất động sản. Những đồ nội thất bên trong căn nhà có thể chuyển đi đến người khác sở hữu. Nhưng không có bất kỳ liên quan đến đất đai dưới căn nhà – động sản.

Từ thời xã hội phong kiến tư bản, các địa chủ cũng đã rất coi trọng việc sở hữu đất đai. Có thể xem thuật ngữ “bất động sản” ra đời từ những năm 1660.

2. Phân loại bất động sản

Lĩnh vực bất động sản được phân thành 3 nhóm chính:

Bất động sản có đầu tư xây dựng

  • Bất động sản nhà đất: bao gồm đất đai và tất cả tài sản gắn liền với đất đai đó. Nhóm này có tính chất phức tạp cao, mang tỷ trọng lớn nhất trong lĩnh vực bất động sản.
  • Bất động sản nhà xưởng và các công trình thương mại, dịch vụ
  • Bất động sản hạ tầng
  • Bất động sản trụ sở làm việc,…

Bất động sản không đầu tư xây dựng

  • Bao gồm các loại đất dùng cho nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ hải sản, làm muối, đất hiếm, đất chưa qua sử dụng,…

Bất động sản đặc biệt

  • Bao gồm các công trình kiến trúc văn hoá, bảo tồn quốc gia, khu di tích, nghĩa trang, đền chùa,…
Bất động sản là gì? Các thuật ngữ trong kinh doanh bất động sản
Bất động sản là gì? Các thuật ngữ trong kinh doanh bất động sản

3. Kinh doanh bất động sản là gì

Như chúng ta đã biết rằng, bất động sản là những tài sản có giá trị cao. Đưa vào thị trường kinh doanh cần phải có những nguồn vốn đầu tư lớn mạnh. Kinh doanh bất động sản nhằm chỉ hoạt động đầu tư nguồn vốn thực hiện mua bán, trao đổi, chuyển nhượng sở hữu, cho thuê, xây dựng, môi giới bất động sản.

Các dịch vụ tư vấn về mua bán bất động sản. Các giao dịch và quản lý, tất cả cũng chỉ với mục đích mang lại những lợi ích về tiền bạc, lợi lọc.

3.1 Thuật ngữ chuyên môn trong luật kinh doanh bất động sản

Đầu tư bất động sản là gì

Có thể hiểu cơ bản chính là hành động kinh doanh, mua bán. Những người có nguồn vốn, có thế mạnh về tài chính sẽ đầu tư, tích cóp vào các dự án bất động sản, thực hiện các hoạt động như mua đi bán lại, cho thuê, chuyển nhượng với mục đích sinh lời, thu lợi nhuận.

Môi giới bất động sản là gì

Đây chỉ hành động trung gian, người đứng giữa các bên tham gia mua bán, chuyển nhượng bất động sản.

  • Nhà cửa, công trình xây dựng có sẵn

Những nhà cửa, công trình đã được xây dựng hoàn thành và đưa vào sử dụng ví dụ như chung cư, nhà xây dựng sẵn,….

  • Nhà cửa, công trình xây dựng hình thành trong tương lai

Dự án nhà cửa, công trình đang trong quá trình chuẩn bị thi công xây dựng, chưa hoàn thành và chưa thể đưa vào sử dụng ngay được.

Quản lý bất động sản là gì

Chỉ các hoạt động nhằm quản lý, quyết định đối với bất động sản, khai thác theo uỷ quyền hợp pháp của chủ sở hữu.

Sàn giao dịch bất động sản là gì

Tất cả những giao dịch về mua bán, cho thuê, chuyển nhượng đều được diễn ra tại đây.

Tư vấn bất động sản là làm gì

Các hoạt động trợ giúp hướng dẫn các bên tham gia mua bán, chuyển nhượng, cho thuê về bất động sản liên quan.

Bong bóng bất động sản là gì

Trong thị trường kinh doanh, bất cứ tài sản gì cũng có hiện tượng chênh lệch các mức giá khi bị ảnh hưởng từ thị trường quốc tế. Trong bất động sản cũng vậy, nếu có hiểu biết về bất động sản. Các bạn sẽ nghe qua thuật ngữ “bong bóng bất động sản”.

Đây là thuật ngữ nhằm chỉ hiện tượng giá bất động sản tăng quá mức so với giá trị thực của nó hay còn gọi là giá trị ảo. Nếu bong bóng thổi quá căng so với thể tích thực của nó có thể chịu lực thì nó sẽ vỡ.

Bất động sản cũng như thế, khi giá trị của nó tăng đến mức vượt khỏi mức cho phép sẽ dẫn đến tình trạng chững lại. Không thể tăng tiếp tục nữa và bắt đầu tụt giá không phanh, khi đó thị trường bất động sản sẽ bị vỡ.

Ví dụ về bong bóng bất động sản

Ví dụ sau đây sẽ giúp cho bạn hình dung rõ hơn về “bong bóng bất động sản”. Một mảnh đất trong khu dân cư có giá trị thực nằm trong khoảng 950 triệu. Khi có hiện tượng bong bóng bất động sản, giá trị ảo tăng lên 1,5 tỷ. Khi thấy giá trị tăng cao. Người mua với tư tưởng giá sẽ ngày càng tăng cao hơn nên mua mảnh đất với giá 1,5 tỷ.

Chưa dừng lại, giá tiếp tục tăng, điều này khiến cho sự tham lam hi vọng sẽ được sinh lời khi giá đất tăng. Mảnh đất được mua đi bán lại với những mức giá chênh lệch. Tuy nhiên đến một thời điểm, giá trị cao đến mức không ai còn muốn mua nữa, “bong bóng bất động sản” vỡ. Và giá của mảnh đất bắt đầu tụt dốc thê thảm và tất nhiên những người đầu tư vốn vào mảnh đất này chắn chắc phải chịu những mức lỗ khá nặng.

Bất động sản là gì? Các thuật ngữ trong kinh doanh bất động sản
Bất động sản là gì? Các thuật ngữ trong kinh doanh bất động sản

4. Giao dịch bất động sản

4.1 Các thuật ngữ về giao dịch bất động sản

Hiện nay, để tiến hành các giao dịch trên sàn giao dịch bất động sản hay bất cứ đâu, bạn cần phải nắm rõ các thuật ngữ về giao dịch bất động sản. Có như vậy, hiệu quả của quá trình giao dịch mới có thể diễn ra suôn sẻ khi hai bên hiểu những thông tin mà phía còn lại trao đổi. Cụ thể, một số thuật ngữ bất động sản về mảng giao dịch quen thuộc hay được sử dụng:

  • Tòa nhà hạng A / Văn phòng hạng A: Để chỉ các thiết kế cao cấp nhất, có vị trí chỉ nằm trong những khu vực trung tâm với diện tích sàn hơn 1000 m2 và độ cao của trần nhà khoản 2.75m.
  • Tòa nhà hạng B / Văn phòng hạng B: Đây là thuật ngữ để chỉ các tầng có vị trí gần kề, xung quanh khu vực trung tâm, có tối thiểu là 7 tầng và đạt đến 75% tiện nghi mà các tòa nhà/văn phòng hạng A được trang bị.
  • Tòa nhà hạng C / Văn phòng hạng C: Có trang bị tiện nghi chiếm khoảng 50% so với các tòa hạng B. Diện tích sàn tối thiểu phải đạt được của các tòa nhà/văn phòng hạng C này là 150 m2.
  • Thị trường sơ cấp: Là thị trường xảy ra các giao dịch bất động sản giữa chủ đầu tư và người dùng cuối hoặc là chủ đầu tư và các nhà đầu tư.
  • Thị trường thứ cấp: Tại thị trường này, các giao dịch mua bán không có sự xuất hiện của các nhà đầu tư.
  • Diện tích căn hộ: Có thể tính diện tích căn hộ bằng hai phương pháp đó là tính theo thảm trải sàn hoặc diện tích xây dựng.

4.2 Những thuật ngữ về công trình giao dịch bất động sản

  • Mật độ xây dựng: Được hiểu là diện tích các công trình xây dựng chiếm bao nhiêu phần trăm ( hoặc tỉ lệ bao nhiêu) so với tổng diện tích mà dự án đang quy hoạch.
  • Cất nóc: Có nghĩa là công trình đang thi công đã hoàn thành phần đổ bê tông cốt thép.
  • Diện tích quy hoạch công trình: Là tổng diện tích mà dự án cần xây dựng.
  • Tổng diện tích sàn: Là toàn bộ diện tích ở bên trong của các bức tường giữa các. tầng, bên ngoài và cả độ dày của tường.
  • Đang quy hoạch công trình: Để chỉ những hoạt động ban đầu khi dự án được triển khai như giải phóng mặt bằng, nhận tư vấn phát triển hay bồi thường đất,…
  • Đang xây dựng công trình: Đây là thuật ngữ để chỉ tình trạng thi công của dự án từ những ngày bắt đầu khởi công cho đến khi hoàn thành. Đặc biệt, sẽ không tính những ngày mà thi công bị trì hoãn.

5. Một số thuật ngữ bất động sản tiếng Anh khác

Để có thể mở rộng hoạt động bất động sản với các nhà đầu tư, khách hàng đến từ nước ngoài, mỗi những người tham gia hoạt động lĩnh vực bất động sản cần trang bị khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ tốt. Đặc biệt, những thuật ngữ thuộc tiếng Anh chuyên ngành bất động sản cần phải được cập nhật liên tục. Sau đây là một vài thuật ngữ bất động sản tiếng anh chuyên dụng mà khi giao dịch bất động sản với người nước ngoài bạn nên trang bị:

Bất động sản là gì? Các thuật ngữ trong kinh doanh bất động sản
Bất động sản là gì? Các thuật ngữ trong kinh doanh bất động sản
  • Property: Bất động sản
  • Project: Nghĩa tiếng Việt là dự án, trong lĩnh vực bất động sản chính là để chỉ về các dự án nhà đất, địa ốc,…
  • Investor: Có nghĩa là chủ đầu tư, những người bỏ một số vốn/chi phí cần thiết vào các dự án bất động sản với mục đích sẽ thu lợi nhuận từ những hoạt động đầu tư
  • Developer: Nhà phát triển dự án. Đây là một bên thực hiện công việc xây dựng, phát triển dự án để tăng thêm lợi nhuận
  • Constructor: Khi dự án được hình thành, các constructor (nhà thầu thi công) sẽ đảm nhận trách nhiệm thi công cho dự án đến khi hoàn thành
  • Architect: Chỉ những kiến trúc sư tài ba, đóng vai trò quan trọng trong việc thiết kế dự án
  • Supervisor: Giám sát, người kiểm tra, giám sát tiến độ thi công của dự án
  • Real Estate Consultant/ Realtor/ Real Estate Agent Landmark: Có nghĩa là tư vấn bất động sản trong khu vực Landmark của thành phố
  • CBD ( Central Business District): Quận trung tâm
  • GFA ( Gross Floor Area): Có nghĩa tiếng Việt là tổng diện tích sàn để xây dựng dự án
  • Void: thông tầng
  • Mezzanine: Chỉ những tầng lửng, ở khoảng giữa của toàn nhà
  • Residence: Nhà để ở
  • Resident: Cư dân
  • Commercial: Nghĩa tiếng Việt là thương mại
  • Landscape: Chỉ cảnh quan, sân vườn, khuôn viên
  • Location: Vị trí
  • Advantage/ Amenities: Tiện ích
  • Layout Floor: Mặt bằng điển hình cho tầng
  • Layout Apartment: Mặt bằng của căn hộ
  • Launch time: Thời điểm công bố những điều liên quan đến hợp đồng và pháp luật
  • For rent: Cho thuê ngắn hạn
  • For lease: Cho thuê dài hạn
  • Negotiate: Thương lượng
  • Montage: Chỉ các khoản nợ và thế chấp

Trên đây là những thông tin bổ ích về các thuật ngữ bất động sản cơ bản cũng như những thuật ngữ bất động sản tiếng anh quan trọng bạn nên biết. Ngoài ra, bài viết còn cung cấp những điều mà bạn cần quan tâm về thị trường bất động sản tại Việt Nam. Mình hy vọng với những kiến thức này, bạn sẽ có thể tự tin hơn phần nào trong quyết định tham gia đầu tư cũng như thực hiện các giao dịch trên thị trường bất động sản hiện nay.

7, Theo Reviview 365 tổng hợp