Bệnh tay chân miệng được xem là một bệnh phổ biến trên trẻ em, và thi thoảng bạn sẽ nghe các thông tin bùng dịch tại một số địa phương trên các phương tiện truyền thông. Vậy bạn đã hiểu đúng về căn bệnh này hay chưa?

Bệnh tay chân miệng là gì?

Bệnh tay chân miệng thường thấy trên các em nhỏ và có một số biểu hiện đặc trưng như là sốt và người nổi mụn nước chủ yếu ở vùng lòng bàn tay, chân và bên trong miệng. Đây là một bệnh gây ra bởi virus thuộc họ enterovirus, và thông thường là virus Coxsackie A-16. Một số trường hợp bệnh nhân lại bị nhiễm enterovirus 71 và nó gây ra nhiều biến chứng cho bệnh nhân hơn như tổn thương cơ tim hay viêm màng não.

Bệnh tay chân miệng là gì? Những lưu ý về bệnh tay chân miệng bố mẹ nên biết

Thông thường, đối tượng bị mắc bệnh tay chân miệng là những bé dưới 5 tuổi, và các cơ sở mẫu giáo hay nhà trẻ thường là môi trường phù hợp cho việc lây lan bệnh này. Tuy nhiên, đối với những người lớn chưa có kháng thể cho virus này thì cũng có khả năng mắc bệnh.

Bệnh tay chân miệng thường thì sẽ không cần điều trị đặc hiệu và có thể tự vượt qua trong vòng 2 tuần bởi nó không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp xuất hiện các biến chứng nguy hiểm như bại liệt, viêm màng não hay nghiêm trọng hơn là tử vong.

Nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng do vi rút Coxsakie gây nên. Coxsakie là một enterovirus có khả năng sinh sôi và phát triển ngay trong môi trường axit như dạ dày. Mùa hè là mùa phát triển nhanh và mạnh của virus này.

Một số con đường gây lây nhiễm bệnh tay chân miệng ở trẻ:

  • Bệnh tay chân miệng lây nhiễm chủ yếu qua đường tiếp xúc, đặc biệt trong những đợt dịch.
  • Bệnh có thể lây từ trẻ này sang trẻ khác thông qua đường miệng, nước bọt, nước mũi, phân,…
  • Bệnh có thể lây nhiễm thông qua con đường tiếp xúc trực tiếp như sờ, cầm nắm tay, chân. Trẻ lành có thể bị lây nhiễm nếu nắm tay, chân của trẻ bệnh.
  • Bệnh có thể lây qua đường tiếp xúc gián tiếp như cầm nắm đồ chơi
  • Ngoài ra, trẻ có thể bị lây nhiễm bệnh thông qua con đường tiếp xúc gián tiếp như cầm nắm đồ chơi của trẻ bệnh, sờ tay lên sàn nhà có dính phân, nước bọt, nước mũi của trẻ bệnh, hay thậm chí tiếp xúc với người chăm sóc trẻ bệnh.

Dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Theo bác sĩ Trần Thị Linh Chi thuộc Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng cho biết thông thường giai đoạn đầu thì bệnh nhân sẽ không có triệu chứng gì cả, và nó diễn ra từ 3 - 7 ngày.

Bệnh tay chân miệng là gì? Những lưu ý về bệnh tay chân miệng bố mẹ nên biết

Đến giai đoạn tiếp theo là khởi phát thì trẻ sẽ có những biểu hiện như chán ăn, đau họng, sốt nhẹ, tiêu chảy nhiều lần trong ngày, và nó sẽ diễn ra từ 1 - 2 ngày. Trong tất cả thì hai triệu chứng thường gặp nhất là đau họng và sốt.

Ở giai đoạn tiếp diễn là toàn phát thì cơ thể bệnh nhân sẽ xuất hiện các triệu chứng đặc trưng của bệnh tay chân miệng trong 3 - 10 ngày như:

  • Cơ thể bé bị phát ban ở dạng phỏng nước trong thời gian ngắn ở một số vị trí như lòng bàn tay, chân, mông, gối,... và khi hết thì sẽ tạo ra các vết thâm trên da. Một số trường hợp thì thay vì xuất hiện mụn nước thì lại xuất hiện dạng dát sẩn có kích thước giao động từ 2 - 10mm. Chúng thường có màu hồng, ẩn hoặc nổi cộm trên da và có hình bầu dục hoặc hình tròn.
  • Bên trong miệng của bé sẽ xuất hiện các chấm hồng phát ban và phát triển thành mụn nước sau khoảng 24 giờ, khiến cho bé cảm thấy đau nhức, dẫn đến tình trạng kém ăn, chảy nước miếng. Sau đó, bên trên niêm mạc trong sau khoang miệng, lưỡi gà, cột trước amidan hay nếp sau hầu họng sẽ xuất hiện các phỏng nước hay vết loét đỏ và đôi khi cần vài tuần để vết thương lành lại.
  • Sốt nhẹ là một trong những biểu hiện phổ biến khác, và có thể đi kèm với các triệu chứng như ho, nôn hay tiêu chảy. Bé có thể gặp một số biến chứng nguy hiểm đến thần kinh, hô hấp, tim mạch trong trường hợp nôn nhiều và sốt cao.

Cuối cùng, trong trường hợp bé không gặp một biến chứng gì thì thường chỉ cần từ 3 - 5 ngày là bé đã có thể hồi phục hoàn toàn sau bệnh.

Bệnh tay chân miệng là gì? Những lưu ý về bệnh tay chân miệng bố mẹ nên biết

Mặc dù bệnh tay chân miệng thông thường không phải là bệnh quá nguy hiểm, nhưng một số trường hợp hiếm thì cũng có thể gây ra các biến chứng không mong muốn. Trong trường hợp bé xuất hiện các biểu hiện nặng thì nên liên hệ ngay với bên cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ. Hy vọng với những thông tin phía trên bạn đã có thể giúp bạn sớm phát hiện bệnh trên bé yêu nhà mình cũng như sẽ có hướng giải quyết phù hợp.

Cách phòng tránh bệnh tay chân miệng

Hiện nay, bệnh tay chân miệng chưa có vắc – xin phòng bệnh, cũng chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, do đó, bố mẹ nên cảnh giác và phòng bệnh cho trẻ.

Rửa sạch tay cho trẻ

  • Rửa sạch tay cho trẻ: Thường xuyên rửa tay cho trẻ bằng nước rửa tay mỗi khi trẻ tiếp xúc, cầm nắm các đồ vật, đặc biệt ở nơi công cộng, trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh.
  • Rửa sạch tay trước khi tiếp xúc với trẻ: Là người chăm sóc trẻ, bạn nên đảm bảo tay mình luôn sạch sẽ trước khi tiếp xúc với trẻ để tránh vô tình lây nhiễm virus tay chân miệng cho trẻ.
  • Rửa sạch các dụng cụ, đồ chơi của trẻ: Trước và sau khi cho trẻ chơi với các dụng cụ, đồ chơi của trẻ, hãy rửa sạch và khử trùng.

Bệnh tay chân miệng là gì? Những lưu ý về bệnh tay chân miệng bố mẹ nên biết

Lau sàn, bàn ghế… xung quanh khu vực trẻ tiếp xúc

  • Lau sàn, bàn ghế xung quanh khu vực trẻ tiếp xúc bằng nước lau sàn, khử trùng bằng CloraminB 5%.
  • Luôn đeo khẩu trang cho trẻ khi trẻ tiếp xúc với môi trường xung quanh. Bạn cũng nên tự chuẩn bị khẩu trang cho mình để tránh bị lây nhiễm và lây sang cho trẻ.
  • Không đến những khu vực cách ly người bệnh tay chân miệng. Người bệnh nên được cách ly ít nhất 7 bảy ngày sau khi hỏi hẳn bệnh.
7, Theo Reviview 365 tổng hợp