- Hồng sâm baby có tác dụng gì? Hồng sâm baby có thực sự tốt cho trẻ?
- Thức khuya có gây béo phì: Cách để cải thiện thói quen ngủ muộn?
- Vitamin D3K2 là gì? Cách dùng d3k2 dành cho sự phát triển của bé
Bộ não của trẻ đã phát triển thế nào từ lúc thai nhi cho đến khi trưởng thành. Bạn hãy đọc kỹ bài viết để hiểu vì sao 0 – 6 tuổi lại là giai đoạn vàng mà bố mẹ không nên bỏ qua.
Để đánh giá sự phát triển kỳ diệu của một bộ phận đặc biệt của con người, các nhà khoa học căn cứ vào chu vi và tỷ trọng của não, số tế bào và liên kết tế bào từ số tế bào thần kinh đó.
Não là cơ quan phát triển nhanh nhất so với các cơ quan còn lại, đặc biệt 0 – 3 tuổi
Nhờ các thành tựu trong nghiên cứu khoa học con người, chúng ta biết rằng trẻ em sau khi được thụ thai trong tử cung của người mẹ được 2 tháng, não bộ là cơ quan to nhất của cơ thể; từ các tháng tiếp theo khi mẹ đi siêu âm sẽ nhận thấy sự khác biệt của kích thước não so với các bộ phận còn lại. 9 tháng sau khi chào đời, trọng lượng của não tăng gấp đôi so với lúc mới sinh; tăng gấp 3 lần đến năm 3 tuổi; và hoàn thiện cơ bản vào 5 – 6 tuổi.
Các liên kết thần kinh hình thành và cố định trên vỏ não 0 – 3 tuổi
Khi trẻ sơ sinh ra đời, não bộ đã có tới 100 tỷ tế bào thần kinh, trong đó vỏ đại não chiếm 14 tỉ tế bào. Kích thước của chúng vẫn còn nhỏ, các sợi nhánh và các trục thần kinh chưa hình thành nhiều, chưa có thông tin truyền qua lại giữa các no-ron (tế bào thần kinh). Và trong số các tế bào đó, cái nào phát triển, cái nào mất dần đi sẽ là yếu tố môi trường quyết định. Bản thân trẻ mới sinh ra không nhìn thấy gì cũng không nghe thấy gì, việc thay đổi môi trường khiến chúng phải đón nhận ánh sáng, nghe các âm thanh, các tế bào khu vực thính giác và thị giác phát triển. Đây là quá trình hình thành cơ bản của các liên kết về cảm giác trong não. Tương tự như vậy, khi được tiếp xúc càng nhiều sự vật hiện tượng từ môi trường xung quanh, các tế bào não càng được được kích thích hoạt động, chúng bắt đầu liên hệ với nhau, các sợi thần kinh nhánh bắt đầu phát triển. Dần dần chúng liên thông với nhau hình thành các con đường truyền tải thông tin, vì vậy hoạt động tâm sinh lý cũng ngày càng trở nên phong phú đa dạng hơn.
Các nhà khoa học đã khẳng định 3 năm đầu đời là giai đoạn rất quan trọng của sự phát triển não cụ thể là trong giai đoạn này não hoàn thành 70 – 80% liên kết giữa các tế bào ở sau não.
Từ năm 4 tuổi trở đi các đường kết nối tế bào sẽ được diễn ra ở các phần khác nhau ít quan trọng hơn của thùy não trước. Khoa học cũng chỉ ra quá trình phát triển từ phải sang trái của não trẻ em. Trong đó:
- Từ 0 - 2 tuổi là thời kỳ phát triển của não phải – đây là giai đoạn thần đồng
- Từ 3 - 4 tuổi là giai đoạn chuyển tiếp sang thời kỳ của não trái
- Từ 6 tuổi là thời kỳ của não trái.
- Đến 8 tuổi trí lực không phát triển rõ rệt nữa, và sau đó con người chỉ có thể phát triển kỹ năng và tri thức.
Với “Quy luật xén tỉa” của bộ não, các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng não người hoạt động trên nguyên tắc “sử dụng nó hay mất nó”; não chỉ giữ lại những kết nối và các con đường thường xuyên được kích hoạt, các kết nối khác không luôn sử dụng sẽ bị xén tỉa, để não hoạt động hiệu quả hơn.
Với “Học thuyết tăng giảm”, tiềm năng của não bộ sẽ theo quy luật giảm dần, nghĩa là giáo dục càng muộn thì tiềm năng có được của con người được phát huy càng ít.
Sự tồn tại của thời điểm nhạy cảm thời điểm 1 vốn 4 lời của bố mẹ
1 vốn 4 lời có nghĩa là nếu muốn con có nhiều cơ hội để thành tài thì 0 – 3 tuổi là giai đoạn không tốn quá nhiều công sức mà hiệu quả lại cao nếu bố mẹ chịu khó có kích thích phù hợp cho não.
Ngoài ra, sự phát triển của não không theo đường thẳng tuyến tính mà có những thời điểm quan trọng – thời kỳ nhạy cảm, thời kỳ phát triển nhất, đó là thời kỳ “cửa sổ của các cơ hội học” tốt nhất, để chuẩn bị cho những bước phát triển thăng hoa về sau.
- Thời kỳ tốt nhất để phát triển vận động thô là từ trước khi sinh đến 6 tuổi.
- Thời kỳ tốt nhất để phát triển về mặt tình cảm - xã hội là trước 2 tuổi.
- Thời kỳ tốt nhất để phát triển tiếng nói là từ sơ sinh đến trước 3 tuổi. Đồng thời trước 6 tuổi cũng là thời kỳ tốt nhất để học ngoại ngữ.
- Thời kỳ tốt nhất để học đếm là trước 4 tuổi. Thời kỳ tốt nhất để học cảm thụ âm nhạc và học một nhạc cụ cũng là trước 6 tuổi.
Trẻ trải qua các giai đoạn phát triển có sự ảnh hưởng không nhỏ từ não bộ. Não bộ thai nhi sẽ phát triển tốt nếu được cung cấp thực phẩm bổ não từ sớm.
Thực phẩm bổ não cho bé
Trứng
Theo chuyên gia dinh dưỡng cho hay, trứng cung cấp nguồn protein và nhiều nguyên tố vi lượng tốt cho não bộ thai nhi và trẻ em. Bạn có thể chế biến món ăn nhẹ và buổi sáng hay buổi chiều với trứng để bé thưởng thức. Salad trứng hay món bánh trứng nướng cũng sẽ hấp dẫn sự chú ý và giúp bé ăn ngon hơn. Theo một số nghiên cứu, khi trẻ ăn đủ protein và carb sẽ tốt cho quá trình chuyển hóa và không ảnh hưởng đến khả năng suy giảm năng lượng cho lượng đường giảm thấp. Do vậy trứng thực sự là thực phẩm bổ não mẹ nên dùng cho bé.
Sữa chua Hy Lạp
Sữa chua là một thực phẩm dinh dưỡng cung cấp men vi sinh và lợi khuẩn cho đường ruột. Vấn đề tiêu hóa ở trẻ em sẽ không còn khiến bạn phải lo lắng nữa khi bé ăn sữa chua mỗi ngày. Một điều tuyệt vời hơn nữa là chất béo trong sữa chua Hy Lạp tốt cho não bộ, giúp mọi hoạt động lưu trữ và truyền thông tin được duy trì.
Bạn có thể cho bé sử dụng sữa chua Hy Lạp cùng hạt ngũ cốc để bổ sung chất xơ cho hệ tiêu hóa của bé. Ngoài ra, nên cho bé ăn cùng quả việt quất để cung cấp polyphenol. Cũng có thể dùng với socola loại nhỏ giúp trẻ có não bộ nhạy bén và tuần hoàn tốt hơn cho mọi hoạt động.
Rau có lá màu xanh đậm
Rau bina và cải xoăn là một trong những thực phẩm bổ não giúp giảm chứng mất trí nhớ khi cao tuổi. Ngoài ra trẻ sử dụng rau này còn được cung cấp đầy đủ folate và vitamin giúp quá trình chuyển hóa diễn ra dễ dàng hơn. Đặc biệt cải xoăn chứa nhiều chất chống oxy hóa và dinh dưỡng giúp não phát triển. Nếu bạn gặp khó khăn khi đưa rau xanh vào thực đơn của bé hãy thử một mẹo sau:
- Sinh tố rau xanh cho bữa ăn nhẹ
- Cho rau vào món trứng tráng hay món mỳ bé yêu thích
- Chiên phần thân rau giòn hoặc nướng với dầu oliu và một chút mè
Cá
Cá là một nhóm dinh dưỡng cần được bổ sung để bé nhận được nhiều dinh dưỡng tốt cho não bộ. Trong cá chứa canxi, omega3 bảo vệ bé khỏi vấn đề kỹ năng và mất trí nhớ. Đặc biệt là cá hồi, cá ngừ và cá mòi đều có hàm lượng acid béo không no tốt cho bé.
Bé được sử dụng thực phẩm bổ não giàu omega 3 sẽ tập trung và có chỉ số nhận thức tốt hơn những bạn bị thiếu hụt. Bạn có thể làm cá hấp, cá rán hay nướng để bé ăn hoặc làm món bánh mì kẹp cá, cơm nắm kiểu Nhật. Đây là món ăn khá dễ chế biến và được trẻ thích thú.
Các loại hạt
Quả hạch và các loại hạt là nguồn protein, chất béo, vitamin và khoáng chất thiết yếu cơ thể cần. Khi được bổ sung, tâm trạng của bé sẽ ổn định và tăng khả năng kiểm soát hệ thần kinh trung ương. Sau đây là một số gợi ý để bé sử dụng món ăn tốt cho não có nguyên liệu từ các loại hạt.
Bơ đậu phộng luôn được ưu tiên trong món ăn này hoặc bạn có thể thay thế bằng các loại bơ làm từ hạt hướng dương. Hướng dương cung cấp nguồn dinh dưỡng như folate, vitamin E và selen tốt cho sức khỏe và sự phát triển của bé. Nếu bé không thể ăn trực tiếp bạn có thể xay nhuyễn thành sốt rưới lên món bánh quy nướng hay bánh mì. Bạn cũng có thể làm món bánh từ ngũ cốc nguyên hạt để cung cấp thêm nhiều nguồn dinh dưỡng có lợi cho bé.
Dầu oliu cùng cá loại lá xay kết hợp có thể chế biến thành món nước sốt thơm ngon bổ dưỡng để ăn mì trộn.
Bơ đậu phộng
Món ăn có nguyên liệu từ các loại hạt giúp bổ sung dưỡng chất thiết yếu cho não bộ của trẻ
Bột yến mạch
Bột yến mạch là nguồn dinh dưỡng giàu chất xơ tốt cho tim mạch và não của trẻ. Trong một số nghiên cứu, bột yến mạch có tác dụng tốt cho não bộ của trẻ hơn là những loại ngũ cốc ăn liền. Bé có thể ăn thêm quế trong món từ yến mạch để bảo vệ tế bào não.
Táo và mận
Trẻ em thường yêu thích các món ngọt đặc biệt khi cơ thể mệt mỏi cảm giác thèm ngọt sẽ tăng lên. Vì vậy bạn có thể sử dụng táo hay mận cho bé ăn vào bữa trưa hay tráng miệng để cung cấp quercetin. Đây là một chất chống oxy hóa ngăn ngừa sự suy giảm trí óc. Tuy nhiên, vì vệ sinh an toàn cho bé bạn thường có thói quen loại bỏ vỏ trước khi ăn.
Một số nghiên cứu cho rằng dinh dưỡng từ vỏ có tác dụng với não bé tốt hơn phần thịt. Do vậy hãy lựa chọn thực phẩm hữu cơ hay thực hiện rửa sạch để bé được ăn toàn bộ không bỏ vỏ.
Não bộ là cơ quan quan trọng của cơ thể, đảm nhận vai trò chi phối nhiều các cơ quan khác nhau. Do đó việc sử dụng các thực phẩm tốt cho não bộ sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, tránh được tình trạng căng thẳng, kém tập trung vát giúp trẻ phát triển được toàn diện hơn.
Để lại bình luận
5