- 7 đức tính tốt đẹp cha mẹ ảnh hưởng lên con cái
- Những đứa con bướng bỉnh hãy làm ngay 5 cách này để làm bạn cùng trẻ bố mẹ nhé
- 3 hành vi của cha mẹ có thể làm hỏng con, dù vô ý hay cố ý
- 8 nguyên tắc nuôi dạy con gái, đánh bật mọi quan niệm lỗi thời
Liệu bạn có thể kiểm soát cơn giận của mình để không la mắng con trẻ khi chúng làm sai hay không? Hãy cùng Review365 thực hiện 3 cách dưới đấy để có thể kiểm soát được cơn nóng giận với con cái mình bạn nhé.
1. Đặt ra kỳ vọng sát với thực tế hơn
Một nguyên nhân thường khiến bố mẹ liên tục la mắng con trẻ chính là vì chúng không đạt được kỳ vọng mà họ mong muốn. Nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên ở gia đình bạn, rất có thể bạn đang kỳ vọng quá nhiều vào con cái rồi đấy.
Bố mẹ phải nhớ rằng, khả năng và sở thích của mỗi đứa trẻ là khác nhau. Đối với bạn, việc đó có thể rất dễ, nhưng nó có thể là một việc rất khó so với bé. Việc bạn đặt nhiều kỳ vọng sẽ tạo nên áp lực rất lớn cho trẻ.
Để có thể tìm ra phương pháp dạy dỗ bé hiệu quả nhất, bố mẹ trước tiên cần phải xác định rõ năng lực của bé để từ đó đặt ra những mục tiêu và kỳ vọng phù hợp. Đừng bắt trẻ phải đạt tiêu chuẩn của bạn và la mắng con khi chúng không làm được. Việc này có thể khiến trẻ tự ti về khả năng của mình.
Thêm vào đó, bạn cần nhớ rằng, thể chất và tinh thần của trẻ phát triển rất khác bạn. Trẻ có thể sẽ không thích việc phải dành hàng giờ làm những việc bạn thích, cũng giống như bạn, không thích việc ngồi hàng giờ nhìn trẻ làm những việc bạn không thích. Vì vậy, đừng ép trẻ làm những thứ mà bản thân con không thích để rồi sau đó lớn tiếng với chúng.
2. Hãy chỉ nói một lần và đừng tranh cãi với trẻ
Bố mẹ có quyền đưa ra quyết định nhưng chỉ nói một lần duy nhất, đừng thay đổi vì bất cứ lý do nào.
Ví dụ, nếu không cho phép, bố mẹ không nên thay đổi khi trẻ khóc hay năn nỉ. Trẻ sẽ nhanh chóng hiểu nguyên tắc làm việc của bạn, không còn bướng bỉnh hay mè nheo.
Nhiều cha mẹ la hét hoặc đánh con ngoài đường. Việc này làm bé sợ nhưng không mang ý nghĩa giáo dục. Trẻ sẽ tìm cách tranh cãi với bạn theo hướng tiêu cực, có thể nằm ăn vạ. Bạn càng hạn chế tranh cãi, trẻ càng dễ hiểu về nguyên tắc cha mẹ hoạt động.
3. Khi nói với trẻ, hãy cho con sự lựa chọn
Trong một lần cho con đi dã ngoại, con không chịu đội mũ dù trời rất nắng. Nếu ba mẹ to tiếng và đe dọa "Nếu con không đội mũ, con không bao giờ được đi chơi nữa". Sau đó, phản ứng của con có thể nghe lời, có thể không, nhưng dù gì thì chắc chắn trẻ bị tổn thương và chuyến đi chơi không còn thú vị nữa.
Thay vào đó, bạn hãy cho con lựa chọn. Việc đe dọa và trừng phạt không có tác dụng. Thay vì cảm thấy hối tiếc vì không hợp tác với người lớn, đứa trẻ có xu hướng trở nên cứng đầu hơn.
Ba mẹ thử nói: "Con đội mũ bây giờ hoặc sau khi kết thúc phần chơi này". Đứa trẻ có thể vẫn không nghe lời ngay lập tức, nhưng chắc chắn chúng bắt đầu tư duy. Và những lần sau, chúng sẽ thay đổi.
Để lại bình luận
5