Định Nghĩa Para là một định nghĩa nhiều bạn đang cần tìm hiểu thông tin, trong bài viết này chúng ta sẽ làm rõ về khái niệm para đúng nhất theo các tài liệu chính xác.

Vậy ý nghĩa chỉ số Para trong sản khoa là gì? Bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn một số thông tin về chỉ số Para cũng như cách đọc chỉ số đó. Mong rằng kiến thức Y tá- Điều dưỡng này sẽ bổ ích nhất đối với bạn.

Định Nghĩa Para là gì?

Chỉ số Para là chỉ số thường xuất hiện trong phiếu khám thai. Chỉ số Para là chỉ số đánh giá về tiền sử sản khoa của sản phụ. Nói dễ hiểu hơn là khi đọc chỉ số này thì có thể biết được trước đó sản phụ đã sinh con bao nhiêu lần. Đồng thời nó cho biết số con (còn sống), số lần sinh đủ tháng, số lần sinh thiếu tháng.

Ý nghĩa chỉ số Para trong sản khoa

Như đã định nghĩa ở trên, Para là chỉ số đánh giá tiền sử sản khoa của sản phụ. Do đó khi bất kì ai đọc chỉ số Para thì sẽ có nhận định chung nhất về tình trạng mang thai của sản phụ trước đó. Đồng thời cũng sẽ nắm được số con (còn sống) của sản phụ đó.

Ngoài ra quan trọng hơn là có thể đánh giá sơ bộ về một số tình trạng đặc biệt. Ví dụ như sinh thiếu tháng của các sản phụ để người nhà và bác sĩ có thể có sự chuẩn bị sẵn sàng cũng như xử lí kịp thời một số tình huống bất ngờ có thể xảy ra trong lần mang thai này.

Định Nghĩa Para là gì? Ý nghĩa chỉ số Para trong sản khoa là gì?
Định Nghĩa Para là gì? Ý nghĩa chỉ số Para trong sản khoa là gì?

Giải thích về cách ghi và đọc chỉ số Para

Giải thích cách ghi chỉ số Para

Chỉ số Para gồm 4 số và được nhân viên y tế điền lần lượt vào 4 chỗ trống trong giấy khám thai, hồ sơ khám bệnh của sản phụ khi tới khám thai tại các bệnh viện, cơ sở chăm sóc sức khỏe y tế.

Thông tin này không cần phải qua kiểm tra xét nghiệm hay khám chữa. Đây là thông tin ban đầu có được do thai phụ và người thân cung cấp cho điều dưỡng. Căn cứ vào đó mà điều dưỡng sẽ điền chính xác chỉ số Para này vào hồ sơ bệnh án của thai phụ.

Chỉ số Para dù chỉ là một chỉ số nhỏ trong hồ sơ bệnh án của thai phụ. Cách đọc, cách ghi chỉ số Para cũng không hề phức tạp. Tuy nhiên việc cung cấp thông tin chính xác cho điều dưỡng để có chỉ số Para chính xác là điều rất cần thiết. 

Chỉ số này sẽ giúp bác sĩ nhìn tổng quan hơn về những lần mang thai của sản phụ. Từ đó sẽ điều chỉnh những động thái theo dõi sao cho phù hợp. Ví dụ với một sản phụ có para là 0030 thì bác sỹ sẽ cần phải có những quan tâm sát sao, kế hoạch dưỡng thai chặt chẽ khoa học hơn.

Giải thích cách đọc chỉ số Para

Chỉ số Para gồm 4 số, do đó thì bạn cần hiểu rõ từng số này có ý chỉ gì. Mỗi ô số sẽ có những ý nghĩa khác nhau. Chỉ số Para gồm 4 số: A-B-C-D và đọc hiểu như sau:

  • A: số lần sinh con đủ tháng
  • B: số lần sinh con thiếu tháng
  • C: số lần sảy thai tự nhiên hoặc hút thai
  • D: số con hiện còn sống

Ví dụ: Một thai phụ khi tới các cơ sở y tế khám thì điều dưỡng sẽ hỏi và có được những thông tin về tình trạng tiền sử thai sản. Kết quả như sau: Sản phụ sinh đủ tháng 2 lần. Sản phụ không có sinh thiếu tháng. Sản phụ chưa sảy hoặc hút thai bao giờ. Sản phụ hiện tại có 2 con con sống. Vậy chỉ số Para sẽ là: 2002

Định Nghĩa Para là gì? Ý nghĩa chỉ số Para trong sản khoa là gì?
Định Nghĩa Para là gì? Ý nghĩa chỉ số Para trong sản khoa là gì?

Những lưu ý về cách xếp những lần mang thai vào chỉ số nào của Para

Như đã nói ở trên, những thông tin về chỉ số Para hoàn toàn là thông tin do sản phụ và người thân cung cấp, vì vậy đối với các sản phụ cần biết rõ những trường hợp nào thì nên xếp vào vị trí nào.

Thực chất các chỉ số Para không hề phụ thuộc vào sinh thường hay sinh mổ, thai chết sẵn trong bụng rồi hay sau khi sinh mới chết… Mà phụ thuộc vào tuổi thai.

Tức là:

  • A: số lần sinh con đủ tháng được tính là số lần mang thai tuổi thai từ 38 tuần trở lên (dù thai đó còn sống hay đã chết)
  • B: số lần sinh con thiếu tháng được tính là số lần mang thai tuổi thai từ 22 tuần đến 37 tuần (dù là thai đó hiện còn sống hay đã chết).
  • C: số lần mang thai tuổi thai dưới 22 tuần (chắc chắn là thai đã chết)
  • D: số con còn sống hiện tại. Tức là còn sống đến hiện tại chứ không phải chỉ sống sau khi sinh xong.

Một số ví dụ cụ thể như sau:

  1. Mang thai 3 lần, lần 1 sinh đủ tháng. Lần 2 thai chết lưu tuổi thai 28 tuần. Lần 3 sinh non 33 tuần, không sảy hoặc hút thai lần nào. Hiện tại còn sống 2 người con. Khi đó Para là 1202, chứ không phải 1112. Vì lần 2 thai chết lưu lúc 28 tuần tuổi nằm trong khoảng 22 – 37 tuần thì xếp vào chỉ số B, chứ không phải chỉ số C.
  2. Mang thai 2 lần. Lần 1 đẻ sinh đôi đủ tháng. Lần 2 thai ngoài tử cung. Hiện tại có 2 người con còn sống. Vậy chỉ số para sẽ là 1012, do lần đầu là song thai nhưng chỉ mang thai 1 lần nên chỉ số A sẽ là 1. Mang thai ngoài tử cung được xếp vào chỉ số C.

Hy vọng với những ý nghĩa chỉ số Para trong sản khoa trên sẽ giúp sản phụ có cái nhìn tổng quan hơn về chỉ số này và nhận thấy tầm quan trọng của việc đưa thông tin chính xác.

Trên đây là những tổng hợp của Reviews365 về Định Nghĩa Para là gì. Bạn cũng có thể để lại ý kiến của mình về vấn đề này tại phần bình luận dưới đây! Chúng ta hãy cùng đóng góp và chia sẻ kiến thức nhé! Chân thành cảm ơn bạn!

Reviews365 là website chia sẻ kiến thức miễn phí bằng tiếng Việt, tiếng Anh, giúp bạn tìm hiểu thông tin và giải trí sau giờ học tập và làm việc căng thẳng. Chúng tôi mong muốn mang lại nhiều điều thú vị, giao lưu với BQT Reviews365 tại fanpage