Định Nghĩa Rượu là một định nghĩa nhiều bạn đang cần tìm hiểu thông tin, trong bài viết này chúng ta sẽ làm rõ về khái niệm rượu đúng nhất theo các tài liệu chính xác.

Định Nghĩa Rượu là gì? 

Rượu trong hóa học là một hợp chất hữu cơ chứa nhóm -OH gắn vào một nguyên tử cacbon. Cacbon lại gắn với một nguyên tử hiđrô hay các bon khác. Trong đời sống thông thường, từ rượu được hiểu như là những đồ uống có chứa cồn.

Cấu tạo của rượu gồm: Nước, ethanol và các tạp chất khác. Phần tạp chất bao gồm rượu bậc cao, các độc tố như methanol, aldehyt, furfurol, …. có hại cho cơ thể con người.

Rượu có từ bao giờ?

Rượu có từ…

Chẳng ai biết rõ rượu đã xuất hiện từ bao giờ hay xuất hiện đầu tiên tại quốc gia nào. Hiện nay, căn cứ để chúng ta phán đoán là những câu chuyện truyền lại từ xa xưa tại mỗi quốc gia.

Ở châu Âu, các loại thức uống có chứa cồn lên men đã được biết đến từ thời tiền sử. Người Ai Cập và người Sumer là những người đầu tiên sản xuất bia và sau đó là rượu vang dùng các loại men hoang dã. Họ cũng là những người đầu tiên dùng rượu trong y học. Các kết quả khảo cổ học mới đây đã củng cố cho giả thuyết rằng người Trung Hoa đã sản xuất rượu từ 5000 năm trước Công nguyên.

Định Nghĩa Rượu là gì? Những điều bạn chưa biết về Rượu
Định Nghĩa Rượu là gì? Những điều bạn chưa biết về Rượu

Một số dấu ấn trong phát triển ngành rượu

Rượu vang đã được uống từ thời Hy Lạp cổ điển trong các bữa ăn sáng và tiệc rượu ban đêm. Trong thế kỷ 1 TCN rượu vang cũng được người dân La Mã dùng trong các bữa ăn. Tuy nhiên người Hy Lạp và cả người La Mã đều pha loãng rượu vang với nước.

Trong khoảng từ thế kỷ 8 – 9 các nhà giả kim thuật đạo Hồi đã chưng cất rượu mạnh từ rượu vang. Rượu được dùng phổ biến trong cuộc sống hằng ngày cũng như trong y học thời đó. Rượu mạnh bắt đầu gia nhập vào châu Âu khoảng giữa thế kỷ 12 qua các nhà giả kim thuật và từ giữa thế kỷ 14 lượng rượu dùng bắt đầu tăng vọt.

Tại Việt Nam, loại rượu truyền thống được nấu thủ công có tên gọi là rượu gạo, rượu đế hay rượu quốc lủi. Rượu đã được xuất hiện từ rất lâu và là thứ không thể thiếu trong mỗi dịp lễ tết, hội họp hay liên hoan,

Nguyên liệu nấu rượu thủ công

Nguyên liệu quen thuộc

Rượu tại Việt Nam được nấu bằng những nguyên liệu đơn giản và quen thuộc.  Nguyên liệu chính để nấu rượu gồm ngũ cốc nhiều tinh bột, men rượu nước.

Các các loại ngũ cốc có hàm lượng tinh bột cao thông dụng như gạo tẻ, gạo nếp, gạo lứt, gạo nương lúa mạch, ngô hạt, mầm thóc, sắn, hạt mít, hạt dẻ, hạt bo bo v.v. Tuy một số vùng miền có những nguyên liệu đặc trưng (như mầm thóc, ngô, hạt mít, hạt dẻ v.v.), nhưng nói chung các loại gạo nếp cho thành phẩm rượu được ưa chuộng nhất trong cộng đồng tại khắp các vùng miền do gạo rất thơm và rượu có độ ngọt nhất định.

Nguyên liệu cao cấp

Các loại gạo nếp như nếp cái hoa vàng, nếp bông chát, nếp ruồi, nếp mỡ, nếp Mường, nếp sáp, nếp thơm, nếp hương, nếp ngự, nếp quạ, nếp cái, nếp tiêu, nếp sột soạt, nếp ba tháng v.v. được sử dụng nấu rượu cho thấy sự đa dạng và đôi khi, là sự kén chọn hết sức cầu kỳ tại các gia đình nghệ nhân làm rượu. Rượu nấu bằng gạo tẻ mang tính phổ thông tại nhiều vùng miền.

Tuy có một số loại gạo tẻ ngon được lựa chọn nấu rượu như gạo cúc, gạo co, gạo trì, gạo ba trăng, gạo trăng biển, gạo tứ quý, gạo bắc thơm, gạo tám, gạo nàng hương v.v. vẫn cho những chén rượu quý ngọt ngào hương vị.

Về men rượu, 2 loại men được dùng phổ biến nhất men lá và men thuốc bắc. Mỗi một vùng miền lại có bí quyết ủ men rượu riêng. Điều này tạo vị rượu khác biệt, độc đáo tại mỗi vùng miền.

Định Nghĩa Rượu là gì? Những điều bạn chưa biết về Rượu
Định Nghĩa Rượu là gì? Những điều bạn chưa biết về Rượu

Những đặc điểm tính chất của rượu

Tính chất vật lý của rượu

  • Là một chất lỏng không màu, trong suốt, mùi thơm dễ chịu và đặc trưng, vị cay, nhẹ hơn nước.
  • Khối lượng riêng 0,7936 g/ml ở 15 độ C.
  • Chất dễ bay hơi, sôi ở nhiệt độ 78,39 độ C.
  • Hóa rắn ở -114,15 độ C.
  • Tan trong nước vô hạn, tan trong ete và clorofom, hút ẩm, dễ cháy, khi cháy không có khói và ngọn lửa có màu xanh da trời.

Những tính chất hóa học của rượu

Rượu Etylic C2H5OH phản ứng với oxi

Rượu etylic dễ cháy, khi cháy không có khói và ngọn lửa có màu xanh da trời, toả khá nhiều nhiệt. Có phương trình phản ứng như sau:

C2H5OH + 3O2 →to   2CO2 + 3H2O

Rượu Etanol C2H5OH tác dụng với Na, NaNH3

Etanol chỉ tác dụng với Na hay NaNH2. Phương trình phản ứng:

2C2H5OH + Na → 2C2H5ONa  + H2↑

C2H5-OH + NaNH2 → C2H5-ONa + NH3

Rượu Etanol C2H5OH phản ứng với axit axetic

Tổng quát phản ứng este hóa:

ROH + R’COOH ↔ R’COOR + H2O

Phản ứng được thực hiện trong môi trường axit và đun nóng. Phản ứng có tính thuận nghịch nên chú ý đến chuyển dịch cân bằng.

C2H5OH + CH3COOH   ↔ CH3COOC2H5 + H2O

Rượu có tác dụng gì?

Nếu như lạm dụng rượu, uống với liều lượng lớn có thể gây hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu uống ở mức độ hợp lý có thể đem lại những lợi ích không ngờ.

Mức độ hợp lý mỗi ngày: 148 ml rượu vang, 44 ml rượu đối với phụ nữ và lượng này tăng lên gấp đôi đối với nam. Sẽ đem lại một số lợi ích sau:

Làm dịu căng thẳng

Rượu mang đến lợi ích tuyệt vời khi chúng giúp chống căng thẳng, giúp ức chế ảnh hưởng của những lo lắng.

Bên cạnh đó, nó còn có khả năng an thần, giúp làm dịu căng thẳng tức thời cũng như bảo vệ cơ thể khỏi tác động xấu của căng thẳng dài hạn.

Định Nghĩa Rượu là gì? Những điều bạn chưa biết về Rượu
Định Nghĩa Rượu là gì? Những điều bạn chưa biết về Rượu

Tốt cho hệ tim mạch

Khi uống rượu vừa phải, đúng liều lượng có thể giúp giảm từ 25-40% nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ và xơ cứng động mạch. Bởi vì rượu góp phần làm tăng nồng độ cholesterol tốt trong máu, thế nhưng nếu uống rượu nhiều có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Giúp ngăn ngừa sỏi thận

Với những người uống rượu sẽ giảm 33% nguy cơ mắc phải bệnh sỏi thận. Bởi vì rượu giống như cà phê hay trà có chứa caffeine, làm bạn đi tiểu nhiều hơn, giúp loại sạch những tinh thể nhỏ có thể tích tụ thành sỏi thận.

Giúp cải thiện đời sống tình dục

Trong một nghiên cứu đã được công bố, phụ nữ uống từ một đến hai ly rượu vang đỏ một ngày có nhiều ham muốn và hài lòng với đời sống tình dục hơn so với thông thường. Bởi khi uống rượu làm tăng nồng độ testosteron và giúp cho cả đàn ông và phụ nữ có nhiều hưng phấn hơn khi quan hệ.

Tuy nhiên, nếu phụ nữ uống quá nhiều sẽ không hề tốt, không nhận được điều gì khác biệt trong đời sống tình dục và đàn ông cũng có thể bị giảm ham muốn.

Tốt cho trí não

Nếu như uống rượu vài lần/tuần có thể làm giảm tỷ lệ mắc bệnh Alzheimer. Thực tế, trong một chế độ ăn nổi tiếng được thiết kế để làm giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer - được gọi là chế độ ăn MIND, rượu vang được coi là một trong 10 thức ăn bổ dưỡng cho não bộ. Ngoài ra, rượu giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ khá hiệu quả.

Định Nghĩa Rượu là gì? Những điều bạn chưa biết về Rượu
Định Nghĩa Rượu là gì? Những điều bạn chưa biết về Rượu

Giúp cân bằng đường huyết

Đồ uống có cồn có thể cải thiện việc dung nạp đường, nếu như uống rượu ở mức độ hợp lý sẽ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thấp hơn so với người không uống rượu và người uống rượu quá nhiều.

Uống rượu đúng cách như thế nào?

Uống rượu đúng cách sẽ mang lại rất nhiều lợi ích và tốt cho sức khỏe như sau:

  • Khi uống rượu nên uống từ từ, chậm rãi để giảm kích ứng niêm mạc miệng và dạ dày, đồng thời có thời gian để gan kịp oxy hóa, có thể dùng trà đặc để giải rượu.
  • Khi đang uống rượu, không nên dùng chung với các loại bánh kẹo ngọt và thức ăn cay nóng, kể cả việc hút thuốc khi uống rượu cũng cần hạn chế bởi sẽ rất dễ bị mệt và tinh thần không được tỉnh táo.
  • Tuyệt đối không pha rượu: Không nên pha rượu với bia hoặc các chất kích thích khác vì rất dễ gây ngộ độc như buồn nôn, chóng mặt,...thậm chí có nguy cơ bị tử vong do nồng độ cồn trong máu tăng quá cao.
  • Thời lượng uống rượu: Mỗi ngày, người dùng chỉ nên uống một lon bia 330ml (tức khoảng 5% alcohol) hoặc 100ml rượu vang (tức khoảng 12%), 30ml whisky (tức khoảng 40% alcohol). Đối với nam giới chỉ nên uống ít hơn 2 đơn vị cồn/ngày, còn với nữ giới dưới 1 đơn vị cồn/ngày.
  • Những đối tượng đang dùng aspirin, không nên uống rượu bởi có thể gây chảy máu dạ dày khi đói, nồng độ cồn trong máu sẽ tăng nhanh. Trường hợp nếu phải điều trị bằng thuốc aspirin thì không được uống rượu.
  • Không sử dụng đồng thời cả rượu và cafein: Rượu làm giảm hoạt động của não, giảm huyết áp, giảm khả năng phán đoán. Còn cafein gây kích thích tăng huyết áp, nhịp tim. Khi kết hợp cả hai không có sự trung hòa giữa chất gây ức chế và chất kích thích có thể làm tăng nguy cơ tử vong do bị ngộ độc.
  • Khi uống rượu nên ăn rau xanh để làm loãng nồng độ cồn trong rượu. Nên uống nước lọc trước khi uống rượu. Đồ ăn có nhiều protein sẽ làm chậm quá trình hấp thụ rượu vào máu.

Rượu mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe nếu như bạn uống chúng ở mức độ hợp lí. Ngược lại, nếu như bạn uống quá nhiều thì cơ thể phải chịu những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh

Định Nghĩa Rượu là gì? Những điều bạn chưa biết về Rượu
Định Nghĩa Rượu là gì? Những điều bạn chưa biết về Rượu

Trên đây là những tổng hợp của Reviews365 về Định Nghĩa Rượu là gì. Bạn cũng có thể để lại ý kiến của mình về vấn đề này tại phần bình luận dưới đây! Chúng ta hãy cùng đóng góp và chia sẻ kiến thức nhé! Chân thành cảm ơn bạn!

Reviews365 là website chia sẻ kiến thức miễn phí bằng tiếng Việt, tiếng Anh, giúp bạn tìm hiểu thông tin và giải trí sau giờ học tập và làm việc căng thẳng. Chúng tôi mong muốn mang lại nhiều điều thú vị, giao lưu với BQT Reviews365 tại fanpage