7 mục tiêu cần đạt được trước 30 tuổi

Ngay từ khi tôi còn nhỏ, bố tôi - một người kinh doanh khá mát tay đã dạy về việc quản lý tài chính, tiết kiệm. Bố nói thế này: "Quản lý tài chính cũng giống như chế tạo xe ô tô, một khi bắt đầu có tư duy quản lý tài chính và tích lũy tiền bạc, tốc độ của con sau này có thể sẽ khiến chính con phải kinh ngạc. Còn trái lại, nếu không biết quản lý dòng tiền, thì đời này coi như vứt, mãi mãi chỉ là người đi lạc trên sa mạc, trong khi người khác đã di chuyển tới sao Hoả rồi...".

Ví von này của ông giúp tôi hiểu, không thể coi thường việc quản lý tiền. Và càng trưởng thành, áp lực của việc kiếm sống, chi tiêu, độ tuổi khiến tôi càng thấm thía lời bố dạy năm xưa. Đặc biệt bản lề gây dựng sự nghiệp - 30 tuổi, càng phải rạch ròi hiểu thấu điều này. Vậy để cuộc sống không quá chật vật, từ kinh nghiệm của tôi, bạn nên cố gắng đạt được 7 mục tiêu tài chính trước năm 30 tuổi, dưới đây:

7 mục tiêu cần đạt được trước 30 tuổi và lợi ích mà nó đem lại
7 mục tiêu cần đạt được trước 30 tuổi

Mục tiêu số 1: Có kiến thức về quản lý tài chính

Tôi biết bạn đang nghĩ rằng chỉ những người làm trong lĩnh vực này thì mới cần phải có kiến thức về tài chính. Nhưng không, bạn cần phải có những kiến thức cơ bản.

Ví dụ, bạn nên biết nguyên tắc phân chia tiền của mình thành 5 lọ tài chính, mỗi lọ chiếm bao nhiêu phần trăm.

Bạn cũng nên hiểu lãi suất là gì, làm sao để đầu tư bởi vì đồng tiền không sinh lời là đồng tiền mất giá, đại loại như vậy.

Ngoài ra bạn cũng cần biết rằng con đường bền vững nhất để làm giàu chính là chăm chỉ lao động, tiết kiệm và nắm bắt cơ hội, không có cái giàu nào đến sau một đêm đâu.

Mục tiêu số 2: Tạo ngân sách cho từng loại chi phí

Vào cuối hoặc đầu mỗi tháng, bạn hãy ngồi xuống, vạch ra chi tiết từng loại chi phí, ví dụ đơn giản thế này:

- Tiền ăn uống: X triệu

- Tiền nhà: Y triệu

- Tiền chi tiêu khác: Z triệu

Tôi tin rằng nếu không vạch ra rõ ràng từng loại chi phí thế này, bạn sẽ không có nhận thức và kế hoạch cụ thể.

Mục tiêu số 3: Tạo thói quen tiết kiệm trước khi chi tiêu

Sau khi bạn có lương, nếu như bạn cứ tiêu xài thả ga và tự nhủ với mình rằng cuối tháng còn bao nhiêu thì tiết kiệm bấy nhiêu, tôi xin là bạn sẽ chẳng còn đồng nào để tiết kiệm đâu.

Sau khi tạo được ngân sách cho từng loại chi phí như tôi đã nói ở trên, hãy bỏ ra một khoản tiết kiệm luôn.

7 mục tiêu cần đạt được trước 30 tuổi và lợi ích mà nó đem lại
7 mục tiêu cần đạt được trước 30 tuổi

Mục tiêu số 4: Cân nhắc một số loại bảo hiểm

Bảo hiểm có thể giúp chúng ta rất nhiều khi có những sự kiện ngoài ý muốn xảy ra, ví dụ như bệnh tật.

Nếu tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc đầy đủ, và mua thêm cả các loại bảo hiểm nâng cao nữa, có thể bạn sẽ đỡ đến 90% chi phí nằm viện.

Mục tiêu số 5: Có một khoản quỹ khẩn cấp

Cuộc sống luôn bất ngờ, không phải một năm một lần mà những bất ngờ xảy ra hàng tháng, hàng tuần, hàng ngày, thậm chí hàng giờ.

Đùng một cái, bạn bị hư xe, hoặc được mời 2 cái đám cưới trong cùng một tháng, nếu không có khoản quỹ khẩn cấp này, bạn sẽ phải sử dụng đến tiền tiết kiệm dài hạn của mình.

Mục tiêu số 6: Hãy "thích tiền"

Không ít người trong thời đại ngày nay chọn cuộc sống lười biếng và chẳng muốn làm gì cả.

Nhưng bạn phải nhớ rằng muốn thoải mái trong chuyện tiền bạc, ngoài việc tiết kiệm thì phải có nhiều khoản thu nhập khác nhau hoặc chăm chỉ để tăng mức thu nhập lên.

Đừng để khoản thu nhập không đáp ứng đủ những nhu cầu cơ bản của bản thân, thì lấy đâu ra mà tiết kiệm. Vậy nên thích tiền, thích làm việc để có tiền không có gì là sai cả. Chỉ là bạn đừng để đồng tiền điều khiển mình là được!

Mục tiêu số 7: Thực hành đàm phán

Nếu có một kỹ năng mà chúng ta nên dành nhiều thời gian hơn để phát triển ở độ tuổi 30, thì đó là đàm phán. Bạn có thể thương lượng giá của mọi thứ - nhà cửa, xe hơi, đồ gia dụng, thậm chí là chi phí tập gym, yoga...

Ngoài ra, thương lượng tiền lương cũng là một kỹ năng quan trọng!

7 mục tiêu cần đạt được trước 30 tuổi và lợi ích mà nó đem lại
7 mục tiêu cần đạt được trước 30 tuổi

Lợi ích từ việc quản lý tốt tài chính cá nhân mang lại là gì?

Đến 30 tuổi mà vẫn tiêu tháng nào hết tháng đó, chẳng có sự nghiệp gì đáng để người khác nhớ đến, chẳng đóng góp được gì cho xã hội. Một lý do quan trọng khiến họ cảm thấy cuộc sống như một hành trình không đích đến, đó là vì họ chưa dành đủ thời gian để suy nghĩ và đặt ra cho mình một mục tiêu để phấn đấu trên hành trình của mình.

Thiết lập các mục tiêu về tài chính cá nhân là một cách thúc đẩy bản thân tiến lên phía trước, biến tương lai thành hiện thực. Quá trình thiết lập mục tiêu sẽ giúp bạn chọn được đích đến của đời mình, tập trung nỗ lực để vượt qua mọi khó khăn, trở thành người có tài chính riêng ổn định, vững chắc.

Sự khác biệt lớn nhất giữa người giàu và người nghèo là ở cách quản lý tài chính. Người giàu biết cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả còn người nghèo thì không hoặc trốn tránh mọi vấn đề về tiền bạc. Trong quá trình phát triển sự nghiệp nếu bạn bỏ qua khâu quản lý tài chính, sẽ là sai lầm.

Nếu bạn không biết quản lý tốt những gì bạn đang có, cuộc sống của bạn sẽ chẳng bao giờ có thêm giá trị nào cả. Việc quản lý tài chính mỗi ngày sẽ giúp bạn tạo dựng thói quen tuyệt vời và có lợi cho cuộc sống của bạn.

Quản lý tài chính không đơn giản chỉ là việc biết cách chi tiêu và sử dụng nguồn tài chính do mình tạo ra một cách hợp lý. Việc quản lý tài chính còn hàm ý rất nhiều yếu tố. Trong đó bao gồm: kế hoạch phân chia chi tiêu khoa học, xây dựng quỹ tiết kiệm, lựa chọn các kênh đầu tư hiệu quả,….

Ngoài ra, nguyên tắc quản lý tài chính dành cho cá nhân, gia đình, trẻ em, doanh nghiệp lại có những đặc trưng, đặc điểm khác nhau. Vì vậy, để áp dụng trong cuộc sống bạn cần phải hiểu và có kiến thức về từng tình huống cụ thể.

Theo một báo cáo của các nhà lý luận kinh doanh, các triệu phú trung bình dành khoảng 8,4 giờ mỗi tháng để quản lý và hoạch định tài chính. Trong thực tế, phần lớn chúng ta chưa có phương pháp quản lý tài chính tốt. Vậy làm sao để xây dựng được phương pháp, thói quen quản lý tài chính hiệu quả. Sau đây là một bí quyết giúp bạn nhanh chóng xây dựng được phương pháp quản lý tài chính thông minh và hiệu quả.

7 mục tiêu cần đạt được trước 30 tuổi và lợi ích mà nó đem lại
7 mục tiêu cần đạt được trước 30 tuổi

1. Học hỏi từ những người có kiến thức tài chính

Cách nhanh nhất để tìm hiểu kiến thức tài chính là giao tiếp, trò chuyện và học hỏi từ các chuyên gia tài chính cũng như những người có am hiểu về tài chính.

Bạn là người đang bắt đầu tìm hiểu về các phương pháp quản lý tài chính hiệu quả. Vậy bạn có thể gặp gỡ và trao đổi với các chuyên gia tài chính hay doanh nhân có những thành công nhất định trong quản lý tiền bạc và đừng quên hỏi họ về sự thành công và thất bại. Những bài học mà họ chia sẻ sẽ là kiến thức thực tế quý báu bạn có thể áp dụng để quản lý tài chính cho mình.

2. Tham gia một khóa học về quản lý tài chính

Với những lĩnh vực bạn chưa hiểu rõ tại sao bạn không tham gia một khóa học chuyên sâu để cải thiện kiến thức?

Bạn đang thiếu kiến thức về cách chi tiêu hợp lý, quản lý tiền bạc, tiết kiệm tiền, đầu tư như thế nào với số tiền tiết kiệm,..? Hãy sắp xếp thời gian tham gia một khóa học về phương pháp quản lý tài chính hiệu quả để mở rộng thêm kiến thức của mình và giải quyết tình trạng tài chính hiện tại của mình.

Bạn sẽ bất ngờ với những kiến thức mình có được sau những khóa học chuyên sâu. Khi bạn hiểu về việc mình sẽ làm, điều đó sẽ mang lại cho bạn sự thoải mái và thành công cho bạn.

7 mục tiêu cần đạt được trước 30 tuổi và lợi ích mà nó đem lại
7 mục tiêu cần đạt được trước 30 tuổi

3. Đọc sách về tài chính

Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc quản lý tài chính cá nhân, quản lý tài chính gia đình hay việc quản lý tài chính tại doanh nghiệp của bạn đang gặp vấn đề…đừng ngần ngại tìm những đầu sách về vấn đề đó và tìm hiểu chúng.

Rất có thể bạn sẽ tìm ra giải pháp để giải quyết vấn đề của mình. Ngoài ra, với những kiến thức có được biết đâu bạn sẽ hình thành thêm kế hoạch kinh doanh mới đột phá hơn.

Bạn hãy dành khoảng 30 phút mỗi ngày để đọc sách tìm hiểu và tích lũy thêm kiến thức về tài chính, kinh doanh.

4. Lập kế hoạch quản lý tài chính thông minh

Sau khi đã có kiến thức và hiểu về quản lý tài chính bạn hãy bắt tay ngay vào việc lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân hiệu quả nhé!

Bản kế hoạch này cần ghi rõ mục tiêu, các bước thực hiện hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng…nhằm mang lại hiệu quả tối đa.

Bạn hãy học cách quản lý tài chính từ những đồng tiền nhỏ nhất, khi bạn biết quản lý nó, bạn sẽ không phải lo về vấn đề tự do tài chính. Để có được sự tự do tài chính bạn phải có thói quen, kỹ năng quản lý từ số tiền nhỏ nhất. Thói quen quản lý tài chính của bạn quan trọng hơn số tiền bạn đang có.

7 mục tiêu cần đạt được trước 30 tuổi và lợi ích mà nó đem lại
7 mục tiêu cần đạt được trước 30 tuổi

Những lưu ý khi thiết lập mục tiêu tài chính cá nhân cho mình

1. Tạo một kế hoạch chi tiết, nhưng linh hoạt.

Hãy tự hỏi làm thế nào thì bạn sẽ đến chính xác nơi mình muốn đến? Khung thời gian mà bạn mong muốn để đạt được mục tiêu đó là gì? Bạn sẽ tích lũy được hàng tháng bao nhiêu? Hàng năm bao nhiêu?

Kế hoạch thực hiện mục tiêu của bạn phải dựa trên những câu trả lời rõ ràng cho tất cả các câu hỏi đó. Đồng thời, giúp bạn hình dung ra các kế hoạch dự phòng vì chúng ta chẳng bao giờ biết trước được tương lai như thế nào. Đương nhiên, những thay đổi lớn trong cuộc đời có thể làm sụp đổ một mục tiêu tài chính. Nhưng nếu mục tiêu thực sự kết thúc vì những lý do không đâu làm chệch hướng đi của chúng ta, thì đó quả thật là không đáng chút nào cho những nỗ lực và công sức chúng ta đã bỏ ra!

Để không gặp phải tình huống đó, thay vì cứng nhắc chỉ chăm chăm đi theo một đường, hãy linh hoạt đi vòng một chút, dù chậm hơn nhưng vẫn tới được đích cuối cùng.

2. Kế hoạch thực hiện mục tiêu phải gắn liền với thực tế

Để có được sự linh hoạt, điều quan trọng nhất là chúng ta phải luôn dựa trên thực tế. Nếu như không có con số cụ thể nào được đưa ra, chúng ta sẽ mãi mù mờ với kế hoạch của chính mình. Ví dụ: Bạn muốn trả hết nợ trong năm năm nhưng lại chẳng tính xem mỗi năm, mỗi tháng phải trả bao nhiêu mà cứ tiêu bừa, để ra được bao nhiêu thì trả nợ, không thì lại thôi. Vậy thì mục tiêu năm năm đó chắc chắn không bao giờ đạt được.

7 mục tiêu cần đạt được trước 30 tuổi và lợi ích mà nó đem lại
7 mục tiêu cần đạt được trước 30 tuổi

3. Chia mục tiêu càng nhỏ càng tốt

Để tâm trí và dồn lực hoàn thành các mục tiêu ngắn trong thời gian đề ra là cách nhanh chóng nhất để thành công trong mục tiêu tài chính lâu dài. Ví dụ: Mục tiêu tài chính của bạn là tiết kiệm được 500.000.000 VNĐ trong 10 năm để mở một doanh nghiệp nhỏ. Vậy thì mục tiêu của bạn phải là tiết kiệm 50.000.000 VNĐ trong năm nay. Trong tháng này phải để được riêng 4.200.000 VNĐ. Trong tuần này phải để được 1.050.000VNĐ.

Khi chia nhỏ tới giới hạn, việc tích lũy trở nên rõ ràng hơn khi bạn biết tại một thời điểm xác định mình cần phải làm những gì để đạt được con số đó.

Để đạt được thành công trong tài chính cá nhân, bạn cần nhanh chóng biến kế hoạch thành hành động. Đừng chần chờ và lãng phí bất cứ giây phút nào. Phải nghiêm túc thực hiện từng bước trong kế hoạch đã đề ra, không để bất cứ quyết định nào khác thay thế và làm bạn nản chí. Khi việc tích lũy mới bắt đầu, thường thì chúng ta sẽ rất dễ bị những khoản chi cho nhu cầu cá nhân khác hấp dẫn. Tuy nhiên, hy vọng rằng bạn sẽ luôn kiên định với mục tiêu tài chính của mình! Chúc bạn thành công!

3, Theo Reviview 365 tổng hợp