Cuộc đời con người vui vẻ là trên hết, đừng để sự đau khổ xâm chiếm thể xác và tinh thần, hãy đón chào nửa còn lại của cuộc đời bạn bằng một trạng thái tâm lý tốt nhất.

Vận mệnh giống như chiếc bánh xe, trạng thái tâm lý là kẻ cầm lái, nếu bạn muốn điều khiển vận mệnh của bản thân thì trước tiên phải làm chủ trạng thái tâm lý của mình.

Cuộc sống cũng giống như một chuyến đi, lo lắng chính là gánh nặng, nếu không có một trạng thái tâm lý tốt, chúng ta sẽ vừa phải đi đường vừa gánh nặng trên lưng. Như vậy chẳng phải rất mệt mỏi đó sao?

Nếu như tâm yên tĩnh, thế giới sẽ tươi đẹp vô cùng. Có một trạng thái tâm lý ổn định, cuộc đời bạn sẽ trở nên suôn sẻ, thuận buồm xuôi gió tiến về phía xa.

Trạng thái tâm lý quyết định tất cả mọi thứ. Người có trạng thái tâm lý tốt, cả đời sẽ hạnh phúc và vui vẻ.

Buông bỏ hết dục vọng, phiền não, oán giận, tìm lại trạng thái lý tưởng nhất của bản thân, bạn sẽ cảm thấy phong cảnh ven đường trở nên đầy màu sắc, con đường nhân sinh phía trước sẽ ngày càng rộng mở, thênh thang.

Đời người: Tham gì? Phiền gì? Oán gì? Đâu là câu trả lời thông tuệ nhất cho bạn
Đời người: Tham gì? Phiền gì? Oán gì? Đâu là câu trả lời thông tuệ nhất cho bạn

Tham gì?

Đạo Đức Kinh có câu: “Thịnh ái tất đại phí, đa tàng tất hậu vong”, quá chấp ắt thống khổ, tham lam ắt diệt vong. Quá chấp trước vào một sự việc gì đó, cuối cùng sẽ phải trả giá đắt. Nỗi thống khổ của con người đều bắt nguồn từ lòng tham, đừng để những chuyện phiền nhiễu bên ngoài xâm chiếm cái tâm mình.

Lão Tử nói: “Họa mạc đại ư bất tri túc, cữu mạc đại ư dục đắc”, không có cái họa nào lớn bằng không biết đủ, không có hại nào lớn bằng lòng tham muốn có được.

Lòng tham, dục vọng của con người như chiếc túi không có đáy, không biết đâu là giới hạn. Mà như vậy thì có bao giờ được thỏa mãn, không thỏa mãn thì sao gọi là vui được, nên gọi là vui trong cái khổ mà thôi.

Đức Khổng Tử từng dạy: “Người quân tử có ba việc phòng ngừa. Lúc nhỏ khí huyết chưa sung túc, phải giữ gìn sắc dục; khi đã trưởng thành khí huyết thịnh vượng, phải phòng ngừa tính ham tranh đấu; khi về già khí huyết suy nhược, cần tránh tính tự đắc tham lam.”

Cũng có câu nói rằng: “Cuộc đời vốn không khổ, khổ ở dục vọng; lòng người vốn không mệt, mệt ở tranh đua”.

Luôn mang tâm tình tốt, không ôm quá nhiều dục vọng viển vong, luôn trân quý từng giây phút của hiện tại, không tranh đua với đời, là cách sống trí huệ nhất.

Đời người: Tham gì? Phiền gì? Oán gì? Đâu là câu trả lời thông tuệ nhất cho bạn
Đời người: Tham gì? Phiền gì? Oán gì? Đâu là câu trả lời thông tuệ nhất cho bạn

Phiền gì?

Nguồn gốc của sự phiền não kỳ thực đều nằm ở bản thân mỗi người, khi trong lòng bạn có lo lắng thì đó chính là phiền não; khi bạn suy nghĩ cẩn thận, thông suốt, đó chính là trí tuệ.

Bất kể là lúc nào, nếu bạn có thể ổn định được trạng thái tâm lý của bản thân, thì dù có phiền não hay bất cứ vấn đề gì, bạn cũng có thể giải quyết được, từ đó giúp bản thân tích nạp thêm trí tuệ.

Người sống ở trên đời sẽ có những lúc không được như ý, nếu đã không thể thay đổi được thế giới, vậy thì hãy thay đổi nội tâm của chính mình.

Khiến mọi người chấp nhận và thấu hiểu, đó chính là tu dưỡng; làm việc gì cũng không khiến người khác cảm thấy khó chịu, đó gọi là tu hành.

Hãy học cách thay đổi một vài góc độ khác nhau và nâng cao trình độ nhìn nhận vấn đề, như thế bạn sẽ dễ dàng có được một trạng thái tâm lý tốt hơn.

Thiền Tông có một câu nói: “Thị phi tăng ái thế thiên đa, tử tế tư lượng nại ngã hà”.

Nghĩa là muốn giảm bớt gánh nặng cho sinh mệnh, nhất định phải học cách buông bỏ. Buông xuống rồi, đúng sai yêu ghét cũng không thể làm rối loạn tâm trạng của bạn được, trạng thái tâm lý tốt nhất là tâm như dòng nước lặng.

Quá khứ đã qua đi thì không nên luyến tiếc, tương lai rồi sẽ đến, không cần phải vội vàng.

Duy trì một trái tim ung dung, bình tĩnh, kiên trì sống trong sự bình lặng của cuộc sống hiện tại, bạn mới có thể phát hiện ra rằng cuộc sống vô cùng vui vẻ và tốt đẹp, đồng thời điều đó cũng sẽ giúp bạn quên đi những muộn phiền và sự ồn ào náo nhiệt trong cuộc sống.

Gặp bất cứ chuyện gì cũng xem như không có gì, không có chuyện gì thì không nên tìm những việc không đâu, mỗi ngày hãy sống thật vui vẻ, đó là điều tốt nhất.

Đời người: Tham gì? Phiền gì? Oán gì? Đâu là câu trả lời thông tuệ nhất cho bạn
Đời người: Tham gì? Phiền gì? Oán gì? Đâu là câu trả lời thông tuệ nhất cho bạn

Oán gì?

Oán trách là một liều thuốc độc, oán trách là một bình thuốc độc làm cho người ta già yếu đi, dù là oán trách bản thân hay oán trách người khác. Nói chung, có một trạng thái tâm lý tốt là phương thuốc tốt giúp người ta kéo dài tuổi thọ, kéo dài sinh mệnh.

Trong lòng luôn oán trách, nội tâm sẽ ngày càng già nua, từ đó sẽ đánh mất đi nhiệt huyết và sức sống trong cuộc đời.

Những người hay oán trách thường tràn đầy tư duy tiêu cực. Sống trong trạng thái như vậy trong thời gian dài, họ sẽ nhanh chóng dễ dàng bị thoái hóa.

Trong cuốn “Hoàng Đế Nội Kinh” có nói: “Điềm đạm hư vô, chân khí tòng chi; tinh thần nội thủ, bệnh an tòng lai?”

Có nghĩa là: Điềm đạm hư vô thì chân khí sung túc, tinh thần vững vàng có thể đẩy lùi bệnh tật.

Có một trạng thái tâm lý ôn hòa ổn định, sẽ giúp bạn duy trì một cơ thể khỏe mạnh, không dễ mắc phải bệnh tật gì.

Oán trách, không những hại mình mà còn làm tổn thương đến người khác. Oán trách người khác sẽ khiến họ ôm hận trong lòng. Càng tiếp xúc thì các mối quan hệ càng nhanh sụp đổ.

Than phiền với người khác sẽ khiến người đó trở thành cái thùng rác chứa đầy năng lượng tiêu cực, họ dần trở nên chán nản, tinh thần ngày càng sa sút.

Mạnh Tử từng nói: “Quân tử không oán trời, không trách người”.

Thay vì giận trời trách người, không bằng trong lòng có hi vọng. Một kẻ mạnh chân chính không phải là không có nước mắt, mà là giấu đi nước mắt và tiến thẳng về phía trước.

Tích cực lạc quan không oán trách mới là trạng thái tâm lý của một người trưởng thành nên có.

Nếu không hài lòng với thực tại thì hãy cố gắng thay đổi thực tại, nếu thất vọng về cuộc sống thì hãy cố gắng cải thiện cuộc sống này.

Trong Phật Kinh có câu: “Đa dục vi khổ, sinh tử bì lao, tòng tham dục khởi, thiểu dục vô vi, thân tâm tự tại“.

Có nghĩa là:

Tham dục nhiều, khổ thiệt thêm nhiều.

Nhọc nhằn sanh tử bao nhiêu,

Bởi chưng tham dục, mà chiêu khổ này.

Bớt lòng tham dục chẳng gây,

Thân tâm tự tại vui này ai hơn.

Buông bỏ hết dục vọng, phiền não, oán giận, tìm lại trạng thái lý tưởng nhất của bản thân, bạn sẽ cảm thấy phong cảnh ven đường trở nên đầy màu sắc, con đường nhân sinh phía trước sẽ ngày càng rộng mở, thênh thang.

3, Theo Reviview 365 tổng hợp