- Giảng viên tiếng anh là gì? Nghề thu nhập mơ ước cho người giỏi ngoại ngữ
- Kinh doanh là gì? Kiến thức về kinh doanh bạn cần biết?
- Phố Wall ở đâu? Lịch sử và những điều đặc biệt về phố Wall
Đường Hùng Vương chính là mặt thành phía tây của tòa thành Thăng Long thời Nguyễn. Thời Pháp thuộc có tên là đại lộ Bờrie đờ Lixlơ (Avenue Brière de I’ Isle). Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 được đổi tên thành đường Hùng Vương.
1. Lịch sử đường Hùng Vương
Con đường này chạy qua lăng chủ tịch Hồ Chí Minh qua nhà Đỏ, nhà Vàng , Nhà Trắng và văn phòng quốc hội đều nằm dọc trục đường này .
Đường Hùng Vương được ví như cái xuồng bê tông với lớp bê tông dày 6m để chống bom nguyên tử khi cơ quan đầu não bị tấn công, đường được đổ bê tông rộng 40m. Hai bên đường là những hàng chò nâu xanh tươi, thẳng tắp được mang từ đất tổ Hùng Vương về trồng nên càng có ý nghĩa cho con đường.
Hùng Vương hay vua Hùng, là tên hiệu của 18 vị vua cai trị nhà nước Văn Lang của người Lạc Việt. Theo truyền thuyết, các vua này là hậu duệ của Lạc Long Quân và Âu Cơ.
Sách “Lĩnh Nam chích quái” thời Trần viết rằng: “Âu Cơ kết hôn với Lạc Long Quân, sinh ra một bọc trăm trứng, nở ra một trăm người con. Về sau, Lạc Long Quân chia tay với Âu Cơ: 50 người con theo cha xuống biển, 50 người con theo mẹ lên núi. Người con cả được tôn làm vua, gọi là Hùng Vương”. Ngôi vua theo truyền thống được cha truyền con nối, Hùng Vương đồng thời là người chỉ huy quân sự, chủ trì các nghi lễ tôn giáo. Đền thờ Tổ Hùng Vương ở xã Hy Cương, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, mở hội quốc lễ Giỗ Tổ vào ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm.
Đây là một con đường tuy không dài lắm ( dài 1,2km ) nhưng hai bên đường có nhiều dấu tích lịch sử như: cửa phía Tây (là cửa Quảng Phúc, cạnh đường Hùng Vương) nằm trong di tích Hoàng thành Thăng Long, được xây dựng từ thế kỷ thứ XI, Chùa Một Cột (có tên chữ là Diên Hựu được xây dựng vào năm 1049 thời vua Lý Thái Tông)… Đường Hùng Vương nằm trên một khu đất cổ, có địa thế phong thủy thuộc loại đẹp nhất Thủ đô, hơn nữa con đường này nằm giữa Trung tâm hành chính-chính trị quốc gia và cũng là Trung tâm của quận Ba Đình, Hà Nội. Con đường mang ý nghĩa lịch sử này thật xứng đáng mang tên hiệu của 18 đời vua Hùng.
1.1 Lịch sử hào hùng về đường Hùng Vương
Đường Hùng Vương bắt đầu từ phố Quán Thánh đến phố Nguyễn Thái Học, dài 1.180m. Trước đây khi còn tòa thành Thăng Long (đời Nguyễn) con đường này là mặt thành phía Tây. Những lần xây dựng quảng trường Ba Đình đã tìm thấy móng thành bằng gạch vồ chạy dọc đường Hùng Vương. Giữa đường là cửa “Chính Tây Môn” còn gọi cửa Quảng Phúc. Năm 1835, cửa thành bị xây bịt đi. Phía sau tường thành cửa Tây là các kho gạo, kho tiền của thành Hà Nội cùng trại quân Hữu Doanh, Thần cơ và tàu voi.
Năm 1882, quân Pháp đánh Hà Nội lần thứ 2. Chúng xông vào cướp hết tiền, gạo và ở lại đóng quân trong thành. Các trại lính cũ của ta chúng làm nơi nhốt lừa, ngựa. Kho gạo, kho tiền được sửa lại làm bệnh viện cho quân lính. Năm 1885-1887, lính Pháp chết trận nhiều lại thêm dịch tả hoành hành, chúng phải quây một khu đất rộng đầu đường Hùng Vương làm nghĩa trang cho lính Pháp.
Năm 1895, Pháp phá tường thành khai quang khu phía Tây. Năm 1901, chúng xây Phủ Toàn quyền đồ sộ, bề thế cho tương xứng với địa vị dinh thự Thủ hiến Đông Dương. Trước mặt phủ Toàn quyền là một bãi đất rộng đầy sỏi cát, không cây cối. Đây là nền cũ của kho gạo, kho tiền. Bãi đất hoang vu ấy có tên quảng trường Tròn (Pugininer).
Con đường chạy giữa Phủ Toàn quyền và quảng trường Tròn được người Pháp đặt tên là đại lộ Brie red I’Isbe.
Ngày 9.3.1945, Nhật đảo chính Pháp, Phủ Toàn quyền rơi vào tay Nhật và trở thành Dinh Toàn quyền của Nhật.
Sau khi Nhật giao toàn bộ việc quản lý hành chính cho người Việt, ngày 20.7.1945, bác sĩ Trần Văn Lai - một nhân sĩ trí thức yêu nước của Hà Nội, căm ghét bọn thực dân Pháp xâm lược từng bị giặc Pháp giam cầm gần 2 năm tại nhà tù Sơn La và nhà tù Hỏa Lò (Hà Nội) được mời ra làm Đốc lý Hà Nội - tương đương với chức thị trưởng thành phố, đã thẳng tay xóa bỏ các tên Pháp của những vườn hoa, phố xá Hà Nội.
Theo đó, quảng trường Tròn (Puyginie) đổi thành quảng trường Ba Đình. Đại lộ Briè red I’Isle thành đường Hùng Vương.
Hùng Vương là tên người con trưởng nối ngôi Vua Lạc Long Quân. Lạc Long Quân lấy vợ là Âu Cơ đẻ ra trăm trứng là Tổ của Bách Việt. Hùng Vương đặt tên nước là Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu, truyền 18 đời. Triều đại dài tới 2.622 năm (từ năm 2879 đến năm 258 trước Công nguyên). Hùng Vương là những thủ lĩnh của người dân Việt Nam thời kỳ dựng nước.
Ngày 2.9.1945, hàng chục vạn người từ khắp các ngả đường nô nức kéo về quảng trường Ba Đình dự cuộc mít tinh chào mừng Chính phủ lâm thời ra mắt đồng bào, lắng nghe Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản “Tuyên ngôn Độc lập”: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do, độc lập và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy”.
Với ý chí sắt đá, với tinh thần kiên trì và bền bỉ, với sự tin tưởng tuyệt đối trung thành, toàn dân tộc sau 30 năm gian nan đã giành lại toàn vẹn non sông đất nước như lời Bác Hồ nhắn nhủ tâm huyết: Các “Vua Hùng đã có công dựng nước. Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Con đường Hùng Vương với một không gian rộng rãi, thoáng đãng, trong lành. Hai bên đường là hai hàng cây chò nâu từ đất Tổ Hùng Vương mang về trồng, biểu tượng cho nền độc lập, tự do vĩnh hằng.
Nơi đây có Phủ Chủ tịch. Nơi đây có quảng trường Ba Đình lịch sử, nơi diễn ra sự kiện ra đời Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nơi tổ chức những ngày lễ kỷ niệm Quốc khánh, những cuộc mít tinh lớn...
Trên đường Hùng Vương, nơi đây ngày 29.8.1975, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được khánh thành. Công trình khởi công ngày 02.9.1973 trên vị trí của lễ đài cũ, nơi an nghỉ vĩnh hằng của Bác. Vật liệu xây dựng lăng được nhân dân cả nước quy tụ về. Gỗ quý miền Nam, Trung Bộ, Tây Nguyên, Thanh Hóa. Đá quý đủ màu sắc của vùng núi Bắc bộ, Trung Bộ. Khắp cả diện tích khu lăng đều trồng những loài cây đưa từ nhiều địa phương trên đất nước về.
Giờ đây, đường Hùng Vương là một trong những con đường đẹp nhất của Hà Nội, trái tim của cả nước. Hằng ngày, nhất là những ngày chủ nhật, ngày lễ, Tết, dòng người nườm nượp chảy về đây như máu chảy về tim vào Lăng viếng Bác để thanh lọc tâm trí, chân thành lắng nghe lời nhắn nhủ tâm huyết của Bác:
“Các Vua Hùng đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.
2. 11 điều thú vị về đường Hùng Vương
1. Đường Hùng Vương dài khoảng 1,180m, rộng khoảng 40m, kéo dài từ ngã tư phố Quán Thánh – đường Thanh Niên đến phố Nguyễn Thái Học, ngang qua Quảng trường Ba Đình. Tại đây đã chứng kiến biết bao khoảnh khắc lịch sử thăng trầm của đất nước
2. Ngày trước đường Hùng Vương có tên là Đại lộ Briè red I’Isle.
3. Hai bên đường trồng những hàng chò nâu được mang về từ đất tổ Vua Hùng về trồng. Con đường được đặt tên theo tên hiệu của 18 vị Vua Hùng đã dựng nước, nằm trên một khu đất cổ thuộc khu Hoàng thành Thăng Long, địa thế phong thủy thuộc hàng đẹp nhất thủ đô
4. Đường Hùng Vương chạy qua Lăng Bác, Văn phòng Trung ương Đảng, Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Quốc hội đều là các cơ quan đầu não của Quốc gia. Nghe thế đã đủ oách chưa ạaaa
5. Đây là nơi diễn ra các cuộc diễu hành trọng đại của đất nước nên phải được xây dựng để chịu được lực rất mạnh từ xe tăng hay những khí tài quân sự hạng nặng khác.
6. Vì là con đường quyền lực nên được đổ bê tông cực chắc. Nghe thông tin hành lang thì Hùng Vương được đổ 1 lớp bê tông dày 6m với hệ thống hầm phía dưới dày đặc, có thể chống cả bom nguyên tử
7. Ngày xưa hay bị doạ là khu gần lăng có lính bắn tỉa + cảnh vệ full giáp cực căng, láo nháo là ăn hành. Chắc ở đây có nhiều bụi cây biết nói lắm …
8. Đối với dân thích phượt thì đi từ đầu đoạn Hoàng Diệu ra đến đây là combo hóng gió tuyệt đỉnh ngày hè. Biết là hơi vô lý nhưng buổi trưa đi qua đây mát cực chẳng hiểu?? Thế thôi nhưng cứ dừng lại khoảng 10s là có chú ra nhắc đi luôn và ngay em eii
9. Ở đây có dân Chu Văn An nào quá quen với những lần cấm đường bất ngờ không?
10. Điều đặc biệt là ở khu này không-bao-giờ-mất-điện. Sướng nhất mấy nhà chung hệ thống điện quanh đây
11. Ai mà chưa được ra đây xem lễ Thượng cờ và Hạ cờ ở Lăng Bác thì đúng là một thiếu sót lớn. Có thời gian thì hãy thử 1 lần tận hưởng bầu không khí trang nghiêm nhất thủ đô nhé
Bạn đã từng đi qua đường Hùng Vương con đường quyền lực nhất Việt Nam này chưa. Nếu chưa bạn hãy sắp xếp thời gian để được cảm nhận sự khác biệt của con đường này nhé!
Để lại bình luận
5