- Tiền Việt Nam được in ở đâu? Tiền Việt Nam đứng thứ mấy trên thế giới
- Ai Cập thuộc châu lục nào? Thông tin chi tiết về đất nước Ai Cập
- Ai là người đã đặt tên cho đường phố Hà Nội và đặt tên dựa trên quy tắc gì?
New York là thành phố giàu có và đẳng cấp hàng đầu thế giới – biểu tượng lớn của ngành Du lịch Mỹ. Nơi đây được biết đến là một trong những trung tâm kinh tế – tài chính hùng mạnh, có sức ảnh hưởng và lan tỏa toàn cầu.
Nếu có dịp ghé thăm New York, bạn đừng quên dành vài phút thưởng ngoạn Wall Street – Trung tâm của những cuộc chiến tài chính, để tận mắt chứng kiến xem uy quyền của một tiềm lực kinh tế hàng đầu thế giới. Phố Wall được ví như “trái tim” của thị trường tài chính toàn cầu, mọi chuyển động của nó đều tạo ra những tác động mạnh mẽ đến thị trường tiền tệ và chứng khoán thế giới.
Phố Wall ở đâu?
Phố Wall hay Wall Street trên thực tế chỉ là một con phố nhỏ hẹp năm ở hạ Manhattan thuộc địa phận thành phố New York, Hoa Kỳ. Đây là một còn phố bình thường như bao con phố khác với tổng chiều dài là tám ô phố (đơn vị quy hoạch thành phố của Mỹ) tương đương khoảng 500m và chỉ rộng có 11m. Nó bắt đầu từ phố Broadway và kết thúc ở phố South chạy từ phía tây bắc xuống đông nam.
Tuy nhiên điều làm con phố này trở nên đặc biệt chính là có rất nhiều các ngân hàng tài chính, sàn giao dịch chứng khoán cũng như trung tâm môi giới tài chính đặt trụ sở chính ở đây, đặc biệt sàn giao dịch New York cũng nằm ở đây. Điều này đã biến phố Wal trở thành nơi lưu chuyển tiền tệ lớn nhất ở New York nói riêng và nước Mỹ nói chung, giao dịch được diễn ra liên tục, chính vì thế mà khi nhắc đến phố Wall người ta sẽ nghĩ ngay rằng đây là nơi tiền không bao giờ ngủ. Đó chính là tài chính phố Wall
Xem thêm: Tổng hợp đơn vị tiền tệ của các nước trên thế giới hiện nay
Lịch sử và những điều đặc biệt về phố Wall
Năm 1609, thuyền trưởng Henry Hudson lái một chiếc tàu của Hà Lan sang châu Á. Thời ấy, châu Á có một sức hút rất mạnh với các con tàu buôn của Hà Lan, Bồ Đào Nha, Anh, Pháp…, bởi họ có thể mua những hàng hóa mà người châu Âu rất ưa chuộng như như đồ gốm sứ Trung Hoa, tơ lụa, hồ tiêu, trà, vàng, bạc, ngọc trai… Tuy nhiên con tàu của thuyền trưởng Hudson không đến được châu Á mà lại cập vào một cửa biển tận châu Mỹ.
Vùng đất này được thổ dân gọi theo ngôn ngữ của họ là Manna – Hata với ý nghĩa là hòn đảo có nhiều đồi (Island of Hills). Nơi đây rất trù phú, với nhiều lâm thổ sản, da thú, hổ phách… và do đó nếu mang về bán ở châu Âu sẽ đem lại lợi nhuận cao. Thuyền trưởng Hudson sau đó báo cáo về nước và ngay lập tức người Hà Lan đã đến định cư lập nghiệp.
Để có đất sinh sống và làm ăn, người Hà Lan đã thương lượng với thổ dân để mua hòn đảo này với giá khoảng 60 đồng Guilder tiền Hà Lan (tức khoảng 1.600 EUR bây giờ), có tài liệu nói họ đổi cái đảo này bằng mấy chuỗi hạt trang sức thủy tinh màu trị giá khoảng 24 USD. Có lẽ đây là vụ mua bán bất động sản nổi tiếng nhất mà bây giờ người ta còn lưu giữ được những văn tự liên quan. Sau khi có đất, người Hà Lan xây dựng nên một thị trấn nhỏ và đặt tên là Tân Hà Lan (New Amsterdam) từ năm 1625.
Giữa vùng đất mới hoang vu, người ta xây dựng những căn nhà nhỏ để làm nơi sinh sống, thu mua lông thú, lâm sản và cất trữ, đợi tàu sang thì bán để chở về châu Âu. Để tránh bị thổ dân đến phá, thú dữ tấn công, họ dựng các bức tường (tiếng Anh, bức tường là Wall) bằng gỗ. Các bức tường này nối liền các căn nhà, tạo thành một lối đi, dần dà thành một con phố và được đặt tên là phố Wall.
Công việc kinh doanh của người Hà Lan rất phát triển, nhưng quyền sở hữu của họ với khu đất Manhattan và cái tên New Amsterdam không tồn tại được lâu. Người Anh chiếm cứ nhiều vùng đất ở Mỹ. Mảnh đất này nằm giữa các vùng thuộc địa của Anh, vì thế các cuộc giao tranh xảy ra thường xuyên. Đến năm 1664, vua Anh là Charles Đệ Nhị chiếm được toàn bộ đất đai vùng này và giao lại cho Công tước xứ York. Thế là cái tên New Amsterdam được đổi thành New York.
Do có vị trí nằm gần biển, các thương thuyền dễ dàng cập bến, nên việc buôn bán, trao đổi hàng hóa ở vùng Manhattan ngày càng nhộn nhịp. Nơi đây có đủ loại hàng hóa như lông thú, tơ lụa, vải vóc, hổ phách, rượu mạnh, đồng hồ, súng, gươm, đồ trang sức… Họ không chỉ mua bán hàng hóa thật, mà còn mua bán cả những giấy tờ có giá, ví dụ như giấy chứng nhận một lô lông thú, hay giấy tờ chứng nhận hùn hạp một con tàu buôn, giấy tờ sở hữu phần hùn một công ty nào đó – tức là các loại chứng khoán.
Việc mua bán hàng hóa và chứng khoán ở phố Wall ngày càng nhộn nhịp, có tranh mua, tranh bán, có dìm giá, có giao hàng chậm – tiền trao nhưng cháo chưa múc, có lỡ tàu, hàng không đến, có lừa gạt lẫn nhau. Vì thế, vào một ngày tháng 3/1792, 24 nhà buôn lớn ở New York đã bí mật họp nhau lại và quyết định lập ra một cái chợ để mua bán chứng khoán và tổ chức đấu giá. Sau 2 tháng bàn bạc, chuẩn bị, ngày 17/5/1792, họ cùng nhau ký vào một bản thỏa ước có tên tiếng Anh là Buttonwood Agreement. Họ lấy tên chính loại cây “ngô đồng” Buttonwod, nơi họ vẫn đứng mua bán để đặt tên cho bản hợp đồng đó… 24 thương gia đó đã thành lập nên một cái chợ mà sau này trở thành Sở GDCK New York (New York Stock Exchange) đặt tại số 11 phố Wall.
Đó là nguồn gốc của “Sở giao dịch chứng khoáng New York” (New York Stock Exchange) và thị trường chứng khoán Mỹ ngày nay.
Ngày 30 tháng Tư năm 1789 Tổng Thống đầu tiên của nước Mỹ là George Washington đã được tuyên thệ nhậm chức tại Tòa nhà Hải quan Mỹ, nằm ngay tại phố Wall này, trước cửa “Federal Hall” (Toà Nhà Liên Bang).
Đây cũng là nơi thông qua bản Tuyên ngôn Nhân quyền (Bill Of Rights) của nước Mỹ. Năm 1889, bản tin thư đầu tiên về tình hình giao dịch cổ phiếu có tên “Customers’ Afternoon Letter” chính thức trở thành tờ báo The Wall Street Journal, lấy theo tên Wall Street.
Một số những điểm thăm quan bạn không thể bỏ qua khi đến phố Wall:
Khi ghé thăm Phố Wall – biểu tượng Du lịch Mỹ Bờ Đông Hoa Kỳ, bạn sẽ lập tức choáng ngợp trước sự xa hoa và đẳng cấp mà hiếm quốc gia nào trên thế giới có thế sánh bằng. Có trung tâm của những tòa cao ốc chọc trời, thuộc hàng cao nhất và sang trọng nhất. Có khu vực tài chính tạo ra những công trình xây dựng có kiến trúc rất đặc trưng so với khu vực khác của nước Mỹ.
Sau đây Reviews365 xin gửi đến các bạn những địa điểm thăm quan mà bạn có thể ghé qua khi đến phố Wall.
Bức tượng con bò phố Wall
Một trong những biểu tượng nổi tiếng của Wall Street là Bức tượng Con bò phố Wall (Con bò tượng trưng cho sự mạnh mẽ và phát triển). Lấy cảm hứng từ cuộc khủng hoảng và sụp đổ của thị trường chứng khoán New York vào năm 1987, nhà điêu khắc Arturo Di Modica đã tạo ra bức tượng đúc nặng 7.000 pound (3175kg) như một biểu tượng lạc quan.
Năm 1989, Con Bò Phố Wall được đặt ở phía trước Sở Giao dịch Chứng khoán New York. Ngay lập tức, cảnh sát đã ra lệnh gỡ bỏ bức tượng này, tuy nhiên, trước sự phản đối mạnh mẽ từ phía công chúng, nên thay vì tháo dở, nó đã được di dời đến công viên Bowling Green, Đầu bò hướng về Broadway, được gọi là kinh đô kịch nghệ Mỹ. Theo “cha đẻ” của Con bò phố Wall mô tả thì con bò ở trạng thái sẵn sàng lao mạnh về phía trước, húc tung mọi rào cản để biểu trưng cho sự tăng tốc, phát triển cực mạnh của thị trường chứng khoán Mỹ. Tượng đã trở thành một trong những điểm tham quan phổ biến nhất của Lower Manhattan.
Sở Giao dịch chứng khoán New York: nằm ở góc đường Wall và đường Broad trong khu tài chánh (Financial District), trung tâm điều phối thị trường tài chính toàn cầu.
Federal Hall National Memorial – Hội Trường Liên Bang
Tọa lạc tại phố Wall, nhìn qua sẽ thấy ngay Sở giao dịch chứng khoán New York (New York Stock Exchange). Đây là nơi diễn ra cuộc họp Quốc hội đầu tiên của Chính phủ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Nơi đây là chứng nhân lịch sử ho sự kiện tuyên thể nhậm chức của Tổng Thống Hoa Kỳ đầu tiên – George Washington. Dây cũng chính là lý do, tại sao bức tượng Tổng thống Washington được đặt ngay chính diện của tòa nhà.
Federal Reserve Bank of New York – Kho vàng thế giới: Đây là nơi cất trữ lượng lớn vàng trên thế giới, nổi tiếng là kho vàng “khủng” nhất thế giới, lớn hơn cả hầm vàng ở Fort Knox nhiều.
Địa điểm tiếp theo chính là Sàn giao dịch New York nơi diễn ra hàng trăm nghìn giao dịch mỗi ngày để trải nghiệm sự tấp nập của thị trường chứng khoán nước Mỹ.
Kế đến bạn có thể ghé Đài tưởng niệm và bảo tàng quốc gia 11/9 nơi thu hút rất nhiều lượt khách du lịch mỗi ngày, nơi khác họa nỗi đâu khủng khiếp của sự kiện khủng bố 11/9.
Và cuối cùng nếu đi dọc theo con phố bạn sẽ bắt gặp Nhà thờ Trinity và một hầm chứa của cụ dự trữ liên bang tại đây.
Hi vọng qua bài viết này các bạn đã có cái nhìn tổng quan hơn về con phố này cũng như biết được ý nghĩa khác của cụm từ “Phố Wall" trung tâm tài chính hàng đầu thế giới nơi không chỉ mang ý nghĩa kinh tế mà còn mang cả ý nghĩa văn hóa của nước Mỹ.
Để lại bình luận
5