Hôm nay chúng ta hãy cùng vào bếp với Reviews365 và tìm hiểu về đường phèn và các món ăn làm từ đường phèn nhé!

1. Đường phèn là gì?

Đường phèn có tên gọi khác là băng đường, đây là loại đường saccarozơ ở dạng kết tinh ở dạng rắn được làm từ nước mía, củ cải đường, một số nguyên liệu khác.

Đường phèn có vị dịu ngọt, tính mát, giải nhiệt nên thường được sử dụng như một loại gia vị trong quá trình chế biến các món ăn và pha chế thức uống,… Ngoài ra, đường phèn còn có tác dụng hỗ trợ điều trị một số loại bệnh và rất tốt đối với sức khỏe con người.

Đường phèn là gì - Công dụng và những món ngon từ đường phèn

2. Công dụng của đường phèn

Làm gia vị nấu ăn

Đường phèn có vị ngọt, tính mát, do đó thường được các chị em nội trợ sử dụng trong chế biến món ăn đối với các món như làm bánh, nấu chè, làm kẹo,... hoặc pha chế các loại nước uống giải khát, thanh lọc cơ thể.

Đường phèn rất được ưa chuộng trong nấu ăn nhờ khả năng thanh nhiệt cơ thể rất hiệu quả của nó.

Giải nhiệt và thanh mát cơ thể

Trong đường phèn có chứa glucose có khả năng cung cấp thể năng lượng cho cơ thể, giúp giảm căng thẳng và tăng cường khả năng của các giác quan một cách hiệu quả.

Đường phèn tốt cho tỳ và phế

Đường phèn có tác dụng bổ trung ích khí, hòa vị nhuận phế, thường được sử dụng để điều trị các trường hợp bị viêm khí phế quản, ho khan ít đờm, đau rát họng, khí huyết hư, chóng mặt, đau đầu.

Đường phèn là gì - Công dụng và những món ngon từ đường phèn

3. Những món từ đường phèn

Lê ướp đường phèn

Tác dụng: Điều trị viêm khí phế quản, ho khan đờm dính.

Nguyên liệu:

  • Lê: 1 quả
  • Đường phèn: 15 gram
  • Kỷ tử: 1 muỗng cafe

Cách chế biến

  • Quả lê rửa sạch vỏ, cắt ngang phần cuống đến 1/5 quả. Dùng thìa hoặc dao nạo bớt phần lõi.
  • Cho đường phèn, kỷ tử vào trong rồi đậy phần nắp vừa cắt vào. Đặt quả lê vào trong 1 cái bát hoặc dĩa rồi cho vào nồi hấp.
  • Hấp 1 tiếng đến khi lê chín mềm, đường tan hết là được.

Thành phẩm: Lấy lê hấp ra, ăn nóng hoặc lúc nguội đều ngon. Dùng dao cắt quả lê thành nhiều miếng nhỏ, ăn cả cái lẫn nước rất tốt.

Đường phèn là gì - Công dụng và những món ngon từ đường phèn

Yến sào hầm đường phèn

Tác dụng: Điều trị lao phổi khái huyết.

Nguyên liệu:

  • Yến sào (tổ chim yến): 4 - 6 gram (1 tai chọn loại đã làm sạch lông)
  • Đường phèn: 15 gram.
  •  Gừng 5 gr (1 nhánh nhỏ)
  •  Lá dứa 20 gr
  •  Nước lọc 500 ml

Cách chế biến

  • Bạn lấy 1 tai yến khoảng 10gr cho vào chén nước ngâm khoảng 40 phút.
  • Tiếp đó, bạn dùng tay để xé nhỏ yến ra, rồi dùng rây để lọc lấy yến ra khỏi nước ngâm.
  • Mách nhỏ: Bạn nên ngâm yến trong nước đun sôi để nguội hoặc nước suối đóng chai. Không nên ngâm trong nước chưa đươc đun sôi vì sẽ làm mất chất dinh dưỡng trong tổ yến.
  • Nấu nước lá dứa. Đầu tiên, bạn rửa sạch 20gr lá dứa và cột thành bó.
  • Sau đó, cho khoảng 600ml nước và bó lá dứa vào một cái nấu, đặt lên bếp với lửa vừa, tiến hành nấu khoảng 30 phút.
  • Cuối cùng, bạn để nguội nước lá dứa trước khi đem chưng với yến.
  • Đặt nồi lên bếp, bạn lót 1 lớp khăn (gấp thành 4) dưới đáy nồi, rồi đặt thố chưng yến gồm có gừng thái lát, yến xé sợi và 500ml nước dứa (để nguội), đậy nắp thố yến.
  • Tiếp đó, bạn cho nước vào nồi và đậy nắp nồi, tiến hành chưng yến trên lửa nhỏ trong 30 phút.
  • Bạn mở nắp và cho vào 20gr đường phèn, rồi lần lượt đậy nắp thố yến và nắp nồi, chưng thêm khoảng 5 phút. Tắt bếp.

Lưu ý: Tránh làm cho nước yến trong thố sôi, khoảng 80 độ C là được. Vì nếu nước yến quá sôi sẽ mất hết chất dinh dưỡng vốn có trong yến.

Thành phẩm: Tổ yến chưng đường phèn có vị ngọt thanh của đường phèn cùng với sợi yến mềm, thoảng hương thơm của lá dứa và gừng.

  • Bạn nên ăn tổ yến đường phèn vào buổi sáng sẽ tốt cho sức khỏe hơn là buổi tối.
  • Đây là món ăn dinh dưỡng và có nhiều công dụng cho sức khỏe, nhất là người lớn tuổi, trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai.
  • Cho người bệnh dùng ngày 1 lần, mỗi đợt 2 - 3 tuần, cách ngày cho ăn 1 lần.
Đường phèn là gì - Công dụng và những món ngon từ đường phèn
Công Thức 12 Cách Chưng Tổ Yến Chuẩn Vị Tại Nhà

Nha đam đường phèn

Tác dụng: Thanh lọc, giải nhiệt cơ thể.

Nguyên liệu:

  • 2 bẹ nha đam
  • 1 bó lá dứa
  • 2 lít nước lọc
  • 200 gr đường phèn (có thể tăng giảm tùy khẩu vị), 1 ít muối, 1 ít dầu chuối

Cách chế biến

  • Bạn đem nha đam gọt bỏ hết phần vỏ xanh và lấy phần thịt trắng của nha đam. Rửa qua cho bớt nhớt.
  • Bắc lên bếp 1 nồi nước, nấu sôi thêm 200g đường phèn vào khuấy nhẹ giúp đường nhanh tan, cho bó lá dứa vào nấu chung.
  • Khi lá dứa chuyển màu sậm hơn, vớt ra và thêm vào vài giọt dầu chuối. Cho hết phần nha đam đã sơ chế trước đó vào trộn đều và tắt bếp.

Thành phẩm: Nha đam nấu chung với lá dứa mang hương vị thơm mát, thanh ngọt từ đường phèn. Bạn có thể thêm đá hoặc cho vào ngăn mát tủ lạnh trước khi thưởng thức, giúp ly nha đam trở nên ngon hơn rất nhiều nhé! Khi nấu xong, bạn có thể cho vào chai nhỏ và bỏ vào tủ lạnh để dùng dần.

Đường phèn là gì - Công dụng và những món ngon từ đường phèn

Mơ ngâm đường đơn giản, giải nhiệt

Tác dụng: Thanh lọc, giải nhiệt cơ thể.

Nguyên liệu:

  • Mơ tươi: 2 kg.
  • Đường phèn: 2 - 2.2 kg.

Cách chế biến

  • Ngâm mơ đã làm sạch cuống trong nước muối pha loãng khoảng 10 - 15 phút để làm sạch bụi bẩn và độc tố. Tiếp theo bạn vớt ra rá hoặc dùng khăn lau để làm khô nước trên quả mơ.
  • Mách bạn: Việc để mơ khô ráo nước trước khi cho vào bình thì bạn có thể để dành sử dụng trong vòng 3 - 4 tháng.
  • Đường phèn bạn có thể đập nhỏ hoặc để nguyên viên. Với tỷ lệ 1:1, bạn cho một lớp đường xuống đáy rồi đến 1 lớp mơ, cứ như vậy cho đến hết mơ và lớp trên cùng là một lớp đường bạn nhé.
  • Bạn đặt bình mơ ở nơi khô thoáng. Mơ có thể dùng được khi phần đường đã tan hết, phần quả teo lại và phần nước có màu vàng nâu.

Thành phẩm: Hãy pha nước mơ cùng với đá viên nhé. Như vậy là bạn đã có một ly nước mơ chua chua, ngọt ngọt mát lạnh để giải nhiệt ngày hè rồi. Chúc bạn thành công.  uống mỗi ngày.

3, Theo Reviview 365 tổng hợp