- 30 câu nói hay về cuộc sống độc thân mang lại cho bạn sự tự tin bất diệt
- Bí quyết để tự tin, dễ dàng thành công hơn trong cuộc sống
- Gặp khó khăn nhớ 7 điều này sẽ tự tin bước tiếp
Điều cuối cùng của 5 điều Bác Hồ dạy chính là “khiêm tốn, thật thà, dũng cảm” tại sao Bác lại dạy như vậy? trong những năm tháng chống Mỹ cứu nước, Mỹ bắt đầu ném bom bắn phá miền Bắc. Lúc đó Bác kêu gọi mỗi người làm việc bằng hai người để bù đắp cho miền Nam ruột thịt. Chính vì thế mà tại miền Bắc lúc đó xuất hiện rất nhiều tấm gương người tốt việc tốt, tuy nhiên Bác lại không muốn các em tự kiêu vì điều đó mà phải thật khiêm tốn.
Vậy khiêm tốn là gì?
Khiêm tốn là một đức tính tốt đẹp của con người, nó được thể hiện qua lời nói, cử chỉ và hành động của người có đức tính khiêm tốn với người xung quanh. Khiêm tốn giúp con người sống tích cực, làm phong phú kiến thức, kinh nghiệm, uy tín và nhận được sự yêu mến từ người khác.
Khi nghĩ về ’khiêm tốn’, chúng ta thường nghĩ đến sự nhu mì, phục tùng, thiếu quyết đoán hay thấp kém. Một số người coi khiêm tốn là thế mạnh, số khác coi đó là một nhược điểm. Từ ’tự tin’ thường gợi ra những từ khác như ‘vững tâm’, ‘mạnh mẽ’ và ‘xứng đáng’. Khi xét đến khả năng lãnh đạo, sự tự tin gần như luôn được coi là một nét tính cách tích cực.
Tôi nghĩ, nhiều người trong chúng ta sẽ cho rằng thật khó để thể hiện sự tự tin và khiêm tốn cùng lúc. Làm sao ta bước vào tâm thế tự tin trong khi vẫn đủ khiêm nhường để ngồi dưới chân người khác và thu nhặt từ họ?
Gần đây, bạn tôi có nói, cô ấy không muốn thể hiện là một người tự tin thái quá nên cô ấy chọn nghiêng về sự khiêm tốn, để tránh trở nên to tát, tự đắc và hơn người. Theo cách đó, cô đã cố gắng ’vô hình” để bản thân không quá nổi bật.
Tôi thích ý tưởng trở nên khiêm tốn, nhưng không phải theo cách ta sẽ phải đánh mất đi sự mạnh mẽ của mình. Vậy làm thế nào để cùng lúc có được cả hai thứ? Làm thế nào chúng ta có thể vừa khiêm tốn, vừa giữ vững sự tin tưởng về con người mình và những gì mình đóng góp cho thế giới này?
Cũng giống như cô bạn, tôi đã từng gặp khó khăn với Confident Humility (Sự khiêm tốn – tự tin). Có lẽ bạn cũng thế? Tôi đã từng hạ bản thân mình xuống để trong mắt người khác tôi không ở trên bất kì ai. Điều tôi lo là người ta sẽ nghĩ tôi là người cao ngạo và tự cho mình là trung tâm.
7 đặc điểm của những người vừa khiêm tốn, vừa tự tin
Tôi quyết định suy nghĩ sâu hơn về cách mọi người có thể đương đầu với câu hỏi hóc búa, thú vị này. Tôi hy vọng 7 đặc điểm sau đây của những người vừa khiêm tốn, vừa tự tin sẽ giúp ích cho bạn trong việc dẫn dắt để làm sao tất cả mọi người cùng được lợi.
1. Cởi mở tiếp nhận phản hồi
Tính khiêm tốn bao gồm sự nhìn nhận chính xác về bản thân. Những người khiêm tốn sẽ để người khác được nói về cuộc sống của họ, đưa ra những ý kiến chân thành.
Khi chúng ta đón nhận lời góp ý, chúng ta cho phép mọi người nói những điều họ thực sự nghĩ. Khi chúng ta nhận được ý kiến ấy, chúng ta có thể lắng nghe, lựa chọn phần nào bỏ qua và phần nào nên giữ lại.
Bí quyết đó là cởi mở ngay từ đầu, vì cởi mở cho chúng ta cơ hội phát triển. Ta tự hào về năng lực, thành tựu của bản thân, đồng thời cũng nhận thức được những nhược điểm của mình và cố gắng khắc phục chúng. Những người khiêm tốn không bao giờ bỏ qua cơ hội được chỉ dạy.
2. “Giữ chắc đôi chân trên mặt đất”
Từ “humilis” trong tiếng Latin được dịch sang tiếng anh là “humble” (khiêm tốn) nhưng cũng đồng thời là “grounded” (được đặt nền) hay ‘from the earth” (từ đất) vì nó bắt nguồn từ từ “humus” (đất đai).
‘Being grounded’ có nghĩa đáp xuống vùng vô tận và sống bằng linh hồn. Khi người ta tồn tại dưới dạng linh hồn, họ thấy tự do hơn và không cố bám giữ điều gì. Họ không có cảm xúc kiêu hãnh khi sống nơi đó bởi linh hồn đã chứa đựng trong nó tình yêu thương và sự yên bình.
Sống khiêm tốn rất giống như thế! Khiêm tốn cũng là quy về một nơi dành sự công nhận cho điều gì đó to lớn hơn bản thân chúng ta.
“Hãy khiêm tốn, và bám chắc mặt đất (grounded), nhớ về những gì đã mang bạn đến tầng cấp đó – đấy là một việc khó nhọc” – Tim Howard
3. Học cách biết ơn
Những người khiêm tốn, họ cảm thấy biết ơn những thứ họ có được. Họ nhìn ra điều kì diệu và vẻ đẹp bày ra trước mắt và hiểu rằng với sự kì vĩ của thế giới này, họ thật nhỏ bé. Họ biết giá trị của mình và trân trọng những điều phước lành trong đời.
Họ nhìn mình trong mối quan hệ với những gì xung quanh và tự hỏi, “Tôi có thể đóng góp gì để thế giới này trở thành một nơi tốt đẹp hơn cho mọi người?” Họ tìm kiếm từ những người khác những cách khác nhau để thêm trân trọng cuộc sống, tìm cách làm thế giới trở nên tốt hơn.
Khiêm tốn là tập trung vào điều khác nhiều hơn bản thân mình và những người khiêm tốn mong muốn gửi lại và nỗ lực đóng góp cho điều tốt đẹp to lớn hơn.
“Khiêm tốn có nghĩa là hiểu được rằng, chúng ta không tồn tại trên cõi đời để nhìn thấy ta trở nên quan trọng nhường nào, mà để nhìn thấy sự khác biệt ta có thể tạo ra trong cuộc sống của mọi người” – Gordon B. Hinckley
4. Xem xét phía bên kia
Nếu bạn nghĩ mình là chuyên gia trong một lĩnh vực nhất định và không còn gì để học thêm, có khả năng bạn đang thiếu mất tính khiêm tốn. Khiêm tốn là khi, về phía mình, bạn biết nhiều nhất trong có thể về điều gì đó và vẫn cẩn trọng để xem xét cả phía bên kia.
Khi chúng ta là chuyên gia trong giảng dạy, chúng ta có thể chọn nhìn thế giới dưới lăng kính của một sinh viên để từ đó học được toàn bộ những tri thức khả dĩ.
Tôi thực sự tin rằng, rất khó để hiểu một cái gì đó cho đến khi bạn hiểu phía ngược lại. Chúng ta hiểu được hạnh phúc vì chúng ta biết buồn đau. Chúng ta biết cảm giác khi không có là như thế nào bởi một lúc nào đó chúng ta đã từng có.
Khi chúng ta khiêm tốn thì chúng ta cũng biết thêm được nhiều hơn, nhờ vậy mà chúng ta có thể phát triển lên mức cao hơn. Chúng ta không bao giờ có thể biết hết tất cả mọi thứ – chúng ta chỉ luôn tìm kiếm thêm tri thức và các trải nghiệm sâu hơn, từ đó thấy được bức tranh toàn cảnh trong khả năng tốt nhất của mình.
“Trong tâm trí người mới bắt đầu tồn tại rất nhiều khả năng, còn với chuyên gia thì rất ít.” – Shunryu Suzuki
5. Dám đánh cược niềm tin
Nếu chúng ta không có vài lúc phạm phải sai lầm, không thất bại, thì có lẽ chúng ta chưa đủ can đảm chấp nhận rủi ro hoặc chưa đi đủ sâu vào bản thân để thực sự tạo ra sự khác biệt trong thế giới này.
Bằng cách chọn thái độ khiêm tốn về những kinh nghiệm của mình trong đời, cùng với đó, đón nhận thử thách và đặt cược niềm tin, chúng ta giúp bản thân tiến bộ hơn.
Những người khiêm tốn tin rằng cuộc sống sẽ tôi luyện họ. khiến họ trở nên phong phú, tốt đẹp, sâu sắc hơn và như thế họ có thể đương đầu với tổn thương, mất mát và lớn mạnh hơn.
Đừng lo sợ thất bại, mà hãy sợ rằng ta không bao giờ cố gắng đủ để thực sự vươn mình.
Nếu cứ cảm thấy mình cần phải hoàn hảo và không cho phép bản thân phạm sai lầm, chúng ta sống với niềm kiêu hãnh để rồi cuối cùng rồi sẽ sụp đổ. Những người khiêm tốn hiểu rằng họ không cần lúc nào cũng biết câu trả lời cho mọi thứ và xuất hiện chỉn chu. Họ sẵn sàng chấp nhận những gì xảy đến và cố gắng thích nghi với nghịch cảnh.
“Nếu thiếu đi những chịu đựng bạn từng trải qua, trong bạn sẽ không có chiều sâu của một con người, không có sự khiêm nhường, không có lòng trắc ẩn” – Eckhart Tolle
6. Sống cùng tiềm năng của bạn
Trong chúng ta ai cũng có tiềm năng, nhưng thường thì ta không thực sự sống đúng với nó. Khiêm tốn không có nghĩa rằng chúng ta khiến mình trở nên bé nhỏ và né tránh việc tận dụng tiềm năng và mục đích thật sự trong đời.
Những người khiêm tốn không né tránh những điều đó, họ biết họ là ai, biết họ đứng ở đâu, nhờ đó họ có thể tiến bước về phía trước, tạo ra các khả năng.
Họ gạt đi nỗi lo bị đánh giá là những người cao ngạo trong mắt những người khác. Họ có niềm tin vào năng lực vốn có và vươn tới phiên bản sinh ra để có thể trở thành. Và họ không cần đặt mình lên trên người khác để làm điều này. Họ biết giá trị bản thân và chọn sống ở nơi có cơ hội xoay quanh những gì có thể xảy ra.
“Khiêm tốn là bớt đi – không phải trong cách ta nhìn nhận bản thân mà chính là việc nhìn nhận ấy.” – C.S. Lewis
7. Chú tâm
Khi những người khiêm tốn ở cùng với mọi người, họ lắng nghe. Họ lắng nghe không phải chỉ để phản hồi hay đưa ra ý kiến riêng, mà để thấu hiểu, kết nối và học hỏi từ sự thông thái của người khác. Họ chú tâm lắng nghe vì họ có thể học được một điều gì khi tâm trí họ không quẩn quanh với những thứ trong đầu chỉ để tìm cách tiếp lời.
Là những người khiêm tốn, chúng ta chọn chú tâm khi tham gia với mọi người và mang trong mình tâm thế cởi mở với cách nghĩ khác về mọi thứ.
Khi một người đang chia sẻ, những người khiêm tốn không muốn cắt ngang và họ thường tập cách đợi một vài giây trước khi đáp lời. Cho người nói khoảng không cũng là cho chính chúng ta cơ hội học hỏi.
Khiêm tốn là ngồi dưới chân mọi người và nhìn nhận họ một cách đầy đủ. Ai trong chúng ta rồi cũng đến lượt được chia sẻ tâm tư cả mình tại thời điểm thích hợp.
“Mục đích của hầu hết mọi người khi lắng nghe không phải để hiểu, mà là để tiếp lời. – Stephen R. Covey
Khiêm tốn là một phẩm chất. Đó là một cách sống nhằm thúc đẩy chúng ta, và cả những người mà ta tiếp xúc, cùng tiến về phía trước. Tự tin, khi được dùng đúng cách cũng có khả năng tương tự trong việc tạo ra không gian nhằm hướng người khác tới nơi tốt đẹp hơn. Khi chúng ta chọn để có cả hai điều này, chúng ta có thể mở ra cả một thế giới mới nơi chúng ta hoàn toàn có thể đạt được mục tiêu, ước mơ của mình và dẫn dắt để người khác làm điều tương tự. Chúng ta biết giá trị của mình và không cần đạp lên người khác trên đường đời chỉ để lấy cho được cái mình muốn.
Thực hành Confident Humility (Khiêm tốn – Tự tin) là khi chúng ta để mở cơ hội cho học tập, phát triển, lòng biết ơn, tình yêu và mở mang tâm hồn. Bí quyết là cân bằng cả Tự tin và Khiêm tốn để chúng hoạt động tương hỗ, giúp bạn mang tới thế giới con người và sự lãnh đạo bạn mong muốn!
Để lại bình luận
5