- Top con giáp độc thân càng lâu sự nghiệp càng thăng hoa, gừng càng già càng cay!
- Cây hạnh phúc - Lá bùa cho các mối quan hệ tốt đẹp
- Tướng phụ nữ lấy được chồng đại gia, cuộc sống giàu sang, hạnh phúc
Vậy tác dụng của hoa nhài là gì? Có những lưu ý gì khi sử dụng hoa nhài như một vị thuốc?
Trà hoa nhài nổi tiếng với công dụng giải nhiệt cho cơ thể. Không những vậy, hoa nhài với tư cách là một loại dược liệu còn có nhiều tác dụng to lớn với sức khỏe. Cùng điểm danh những tác dụng của hoa nhài.
1. Hoa nhài là hoa gì?
Hoa nhài, hay còn gọi là hoa lài, hoa nhài đơn, hoa nhài kép..., hoặc Mạt lị, thuộc loài cây bụi luôn xanh, có sắc hoa trắng dịu dàng, thanh tao, hương thơm dịu nhẹ.
- Tên khoa học: là Jasminum sambac (L.) Ait. Thuộc họ: Oleaceae (Nhài).
- Tên tiếng Anh: Arabian Jasmine.
- Nguồn gốc: Có nguồn gốc từ phía Nam và Đông Nam châu Á. Nhiều đất nước còn chọn làm quốc hoa như: Philippines, Pakistan, Indonesia, Tunisia.
Đặc điểm về cây hoa Nhài:
- Thân cây hoa nhài là một cây nhỏ, nhiều cành mọc xòe ra.
- Lá hình trái xoan nhọn ở đầu và ở phía cuống, độ dài khoảng 3-7 cm, chiều rộng lá hoa nhài 20-35mm, 2 mặt lá đều bóng, khe các gân phụ ở mặt dưới có lông.
- Hoa nhài nở vào đầu Hè. Nếu bạn biết cách chăm sóc thì hoa có thể nở ba lượt mỗi năm vào khoảng thời gian từ đầu tháng 5 tới tháng 11. Cụm hoa mọc ở đầu cành ít hoa.
- Quả có 2 ngăn, quanh có đài phủ lên. Cây hiếm khi có quả nhưng quả nhỏ, hình cầu, đường kính 6mm màu đen.a
2. Những tác dụng của hoa nhài với sức khỏe
Theo Đông y, hoa nhài có vị cay và ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, trấn thống, gây tê, an thần, chủ trị cảm mạo, diệt khuẩn, điều kinh, chống viêm, rôm sảy, chữa đau bụng,đi ngoài, tiêu chảy,...
Không chỉ y học cổ truyền, y học hiện đại với những nghiên cứu khoa học cũng công nhận những công dụng của hoa nhài với sức khỏe.
2.1 Công dụng của hoa nhài trong chữa trị rối loạn tiêu hóa
Nhiều chuyên gia sức khỏe khuyến cáo những đối tượng bị rối loạn tiêu hóa, khó tiêu, đau bụng do ăn thức ăn sống hoặc ăn những thức ăn lạnh nên sắc nước hoa nhài để uống.
Theo đó, hoa nhài kết hợp với cam thảo, vỏ quả lựu có tác dụng giúp tiêu hóa tốt hơn. Lưu ý, nên uống thuốc khi còn ấm sẽ thấy hiệu quả hơn.
2.2 Hoa nhài giúp giảm căng thẳng
Hoa nhài có tác dụng gì? Một trong những tác dụng không thể bỏ qua của hoa nhài chính là giúp giảm căng thẳng.
Theo các nghiên cứu, hoa nhài có chứa caffeine giúp giảm cảm giác mệt mỏi và tăng hưng phẩn. Đây cũng là lý do vì sao nhiều người thường đặt một lọ tinh dầu hoa nhài trong phòng làm việc. Xông tinh dầu hoa nhài có tác dụng giải tỏa căng thẳng, giảm stress và từ đó làm việc có hiệu quả hơn.
2.3 Hỗ trợ điều trị chứng cao huyết áp
Công dụng tiếp theo của hoa nhài là điều trị chứng cao huyết áp. Theo đó, những ai bị cao huyết áp nên áp dụng bài thuốc chữa bệnh bằng hoa nhài và một số loại thảo dược khác.
Cụ thể, dùng hoa nhài 10g, hoa hòe 10g, hoa kim cúc 6g, hoa đại 6g sắc với nước. Uống trong 10 ngày liên tiếp là sẽ thấy hiệu quả.
2.4 Tác dụng an thần, chống mất ngủ
Những đối tượng bị mất ngủ thì trà hoa nhài là thức uống không thể bỏ qua bởi vì đây là loại trà có tác dụng an thần rất tốt.
Chỉ cần uống trà hoa nhài vào mỗi tối trước khi đi ngủ sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn. Không những vậy, bạn không còn cảm giác bất an, bồn chồn vì trà hoa nhài có tác dụng an thần. Nếu bạn bị mất ngủ lâu năm, nên pha một bình trà hoa nhài đặc để uống sẽ thấy hiệu quả hơn.
2.5 Tác dụng của hoa nhài trong thanh nhiệt giải độc, tăng sức đề kháng
Một trong những công dụng nổi tiếng của hoa nhài chính là thanh nhiệt giải độc, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
Để dùng hoa nhài làm thuốc thanh nhiệt, tăng cường sức đề kháng, bạn chỉ cần lấy 1 thìa hoa nhài khô, cho vào bình trà và pha như lá trà thông thường. Với những ai thích uống ngọt thì thêm chút mật ong vào khuấy đều để uống là được.
Theo Đông y, bài thuốc này không chỉ giúp thanh nhiệt, tăng cường sức đề kháng mà còn giúp cơ thể thanh thuần tỉnh não, khai khiếu giải phiền.
2.6 Hoa nhài giúp giảm nhức mỏi, đau đầu gối
Nếu đang bị nhức mỏi, đau đầu gối, bạn nên dùng bài thuốc từ hoa nhài. Theo đó, bạn chuẩn bị các loại nguyên liệu sau: hoa nhài 50g, móng giò lợn 1 cái nhỏ (khoảng 200g). Sau đó, sơ chế sạch sẽ, cho móng giò vào nước đun sôi khoảng 30 phút. Cuối cùng, cho hoa nhài vào, nêm nếm gia vị và dùng nóng là được.
Lưu ý, nên dùng khoảng 3 đến 5 lần một tuần để thấy hiệu quả.
2.7 Tác dụng khác đối với sức khoẻ
Ngoài những tác dụng tuyệt vời với sức khỏe kể trên, hoa nhài còn có tác dụng trong giảm cân và làm đẹp của chị em phụ nữ.
Hoa nhài là một loại thảo dược tự nhiên giúp giảm cân vô cùng hiệu quả, Không chỉ vậy, hoa nhài còn có tác dụng hữu ích trong làm đẹp.
Các chuyên gia sắc đẹp cho biết chiết xuất tinh dầu từ hoa nhài có công dụng tẩy tế bào chết, ngăn ngừa lão hóa, trị mụn, bảo vệ da trước các tác nhân độc hại,...
2.8. Lưu ý khi dùng hoa nhài trong phòng và trị bệnh?
Mặc dù hoa nhài không có tác dụng phụ gì nguy hiểm nhưng không nên sử dụng quá liều. Bởi vì trong hoa nhài có chứa một lượng nhỏ caffeine., vì thế nếu dùng quá liều có thể gây khó ngủ. Do đó, cần sử dụng hoa nhài với liều lượng thích hợp, khoảng 100-200gram/ ngày là tốt nhất.
Những ai không nên sử dụng hoa nhài?
Dù có tác dụng tốt với sức khỏe nhưng không phải ai cũng dùng được hoa nhài. Dưới đây là những đối tượng không nên dùng hoa nhài:
- Phụ nữ có thai.
- Những người huyết áp thấp.
- Trẻ em không nên ngửi nhiều tinh dầu hoa nhài.
3. Hoa nhài trong phong thủy
3.1 Tác dụng trong phong thủy của cây hoa nhài
- Xua đuổi âm khí: Cây hoa nhài mang tính dương với đặc điểm lá tròn to, mọc hướng lên giúp gia chủ thu hút nguồn năng lượng dương, tích cực, dồi dào, có tác dụng trừ xú uế, đuổi năng lượng âm.
- Thu hút tài lộc: Cây được cho là vẫy gọi vận may tới gia chủ nên thường được trồng ở ban công trang trí tại những văn phòng, nhà tại, nhà hàng quán ăn...
- Cải thiện mối quan hệ: Mùi hương nhẹ nhàng giúp giải tỏa căng thẳng, mọi người sẽ trở nên hài hòa, bớt nóng giận, nhờ đó nên mối quan hệ trở nên tốt đẹp hơn. Ngoài ra, mà màu sắc hoa còn đại diện cho tình bạn thuần khiết, sự gắn kết.
- Biểu tượng của tình yêu: Màu trắng của hoa thể hiện cho lòng thủy chung. Ở Trung Quốc, hoa nhài còn là biểu tượng của sự xinh đẹp và ngọt ngào nên người ta thường trang trí hoa nhài với ý nghĩa cho tình yêu vĩnh cữu của các cặp vợ chồng.
Ngoài ra, hương nhài có tác dụng kích thích sự hưng phấn sẽ giúp tình cảm vợ chồng thêm mặn nồng.
3.2. Cây hoa nhài phong thủy hợp mệnh gì, tuổi nào?
Cây hoa nhài khi ra hoa có màu trắng nên xét theo sắc tố trong tử vi và phong thủy thì cây nhài là cây có màu đặc trưng là màu trắng- màu ứng với mệnh Kim nên cây hoa nhài sẽ là cây có thuộc hành Kim.
Theo ngũ hành thì Kim sinh Thủy, Thổ sinh Kim, Kim khắc Mộc và Hỏa khắc Kim. Do đó, cây hoa nhài sẽ là cây hợp với người mệnh Kim và mệnh Thủy, không hợp với người mệnh Thổ và mệnh Mộc.
3.3. Cây hoa nhài phong thủy nên đặt ở đâu trong nhà?
Vị trí đặt cây hoa nhài cũng rất quan trọng.
- Nếu trồng trong nhà: Nên đặt cây ở gần cửa sổ hướng về phía Nam của nhà. Trồng hoa ở các tiểu cảnh nhỏ, ban công hướng về phía Nam của căn nhà.
- Còn trong vườn: Cây nên được trồng ở phía Bắc, phía Đông hoặc phía Đông Bắc.
Đặt một chậu hoa nhài trong phòng ngủ hay cần phòng ngủ sẽ giúp bạn đi vào giấc ngủ dễ hơn, giúp tình cảm vợ chồng thêm nồng thắm.
Trên đây là những tác dụng của hoa nhài tới sức khỏe cũng như một số lưu ý khi sử dụng loại thảo dược này. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe cũng như phát huy hết tác dụng của hoa nhài, bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc cũng như bác sỹ trước khi sử dụng.
Để lại bình luận
5