Khi nào chúng ta nên im lặng?

Trong những cuộc chuyện trò chúng ta cần phải giao tiếp nhiều hơn để câu chuyện trở nên sôi nổi, vui vẻ hơn. Tuy nhiên, có đôi khi lại cần im lặng, lúc đó sự im lặng có giá trị hơn nhiều. Và lúc này chính sự im lặng lại “nói” nhiều hơn.

Có câu: “Người khôn ngoan mang tất cả tài sản vào trong đầu”. Đó chính là giá trị của sự im lặng. Nhưng khi nào chúng ta nên im lặng?

Khi nào chúng ta nên im lặng?
Khi nào chúng ta nên im lặng?

1. Khi người khác buồn phiền, đau khổ

Nếu lắng nghe một người nào đó chia sẻ về những nỗi buồn của họ thì chúng ta nên im lặng là hơn. Lúc này họ thực sự chỉ cần một người để nghe, để hiểu họ. Thậm chí, bạn đưa ra bất kỳ lời khuyên nào thường là không tốt vì thực tế là chúng ta không hoàn toàn trong hoàn cảnh tương tự để có thể chỉ cho người ấy đi đúng hướng.

Biết vui với người vui, buồn với người buồn mới là khôn ngoan. Không gì vô duyên hơn khi người khác buồn mà mình lại đùa cợt làm khắc sâu thêm nỗi đau của họ. Sự “lệch pha” đó khả dĩ khiến chúng ta trở nên lố bịch, hợm hĩnh và kiêu ngạo. Giữ im lặng có thể có sức mạnh bằng với những lời bạn muốn nói, giống như là khi một cái ôm có giá trị hơn rất nhiều so với câu “Đau khổ, buồn phiền có gì đâu mà phải làm quá lên!”.

2. Khi người khác không hiểu mình

Khi nào chúng ta nên im lặng? Đó là khi người ta không hiểu mình.

Trong một buổi trò chuyện nếu càng nói bạn càng nhận ra họ không hề hiểu ý mình tức là việc bạn càng giải thích sẽ chỉ khiến sự việc đi quá xa. Có những người khá bảo thủ và họ chỉ muốn áp suy nghĩ của mình lên suy nghĩ người khác, rồi từ bụng ta suy ra bụng người vì thế cho dù bạn nói cũng vô ích. Lúc này thì nên giữ im lặng là hơn. Nếu không bạn sẽ mất cả ngày chỉ để giải thích cho người ấy lý do cho những việc bạn làm ở hiện tại.

Khi nào chúng ta nên im lặng?
Khi nào chúng ta nên im lặng?

3. Khi người khác khoe khoang, lý sự

Với những kẻ khoe khoang họ dường như chỉ thao thao bất tuyệt về bản thân nên dường như còn không nhường chỗ cho bạn nói. Thùng rỗng kêu to. Càng hiểu biết người ta càng ít nói, thâm trầm và cảm thông. Khoe khoang và lý sự là “đặc điểm” của đầu óc nông cạn, thiển cận. Đây là kiểu người gây hiệu ứng tiêu cực cho cuộc sống của bạn, tránh càng xa càng tốt.

4. Khi người khác không cần mình góp ý kiến

Khi nghe về vấn đề gì đó gây bức xúc bạn ngay lập tức đưa ra lời khuyên. Đừng vội rước họa vào thân vì những câu nói thiếu suy nghĩ này. Nếu họ làm theo lời khuyên của mình mà có kết quả không tốt bạn sẽ là đối tượng đưa ra để chỉ trích. Bạn nên im lặng thì hơn và nếu nói thì chỉ đưa ra những câu hỏi gợi mở để đối phương tự biết mình nên làm gì hay không nên làm gì.

“Đàm luận khiến người ta hiểu biết, nhưng im lặng là trường học của sự khôn ngoan”. Im lặng còn là yêu thương, tha thứ, và là cuộc sống.

Khi nào chúng ta nên im lặng?
Khi nào chúng ta nên im lặng?

5. Khi người khác suy tư, lao động trí óc

Nếu một người đang tập trung làm việc thì đừng khiến họ đứt dòng suy nghĩ vì sự ồn ào của chúng ta. Văn hào W. Goethe từng nói rằng: “Tài năng được nuôi dưỡng trong cô tịch, còn chí khí được tạo bởi những cơn sóng dữ của giông tố cuộc đời”.

Nếu chúng ta tinh ý quan sát khi thấy một người đang tập trung thì nên để cho họ có không gian riêng và nên im lặng tìm góc khác cho riêng mình.

6. Khi người khác nói về vấn đề mình không am hiểu

Khi nào chúng ta nên im lặng? Đó là khi nếu chúng ta càng nói ra càng cho thấy chúng ta kém hiểu biết và hợm hĩnh.

Không phải ai cũng có thể am hiểu hết mọi vấn đề và có thể bạn hiểu sâu về chuyên môn này nhưng người khác lại thiếu hụt kiến thức về điều đó. Nếu khôn ngoan, bạn chỉ nên nói những điều mình biết rõ và hoàn toàn im lặng đối với những gì mình không biết hoặc mơ hồ. Lắng nghe để thu nạp kiến thức mới là sáng suốt ngay lúc này.

Nếu chúng ta giấu dốt và cố tỏ ra hiểu biết chỉ khiến đối phương cảm thấy thiếu tôn trọng chúng ta mà thôi. Nên nhớ rằng: “Điều chúng ta biết chỉ là một giọt nước, điều chúng ta không biết là cả đại dương”. Vì thế, chúng ta hãy cứ khiêm tốn và dũng cảm thừa nhận những thiếu sót của bản thân.

3, Theo Reviview 365 tổng hợp