- Mận bắc - Mận hà nội là gì? Tác dụng của mận hà nội là gì?
- Quả lê bao nhiêu calo? Tác dụng của lê bạn đã biết chưa?
- Dầu oliu bao nhiêu calo? Sử dụng dầu oliu có giảm cân không?
- 7 thói quen ai cũng làm vì lầm tưởng là tốt nhưng hóa ra là gây hại
- Rau dền là gì? 3 đối tượng không nên ăn rau dền vì có thể gây bệnh nguy hiểm
Không chỉ là một nguyên liệu nấu ăn thơm ngon, lá lốt còn là phương thuốc dân gian hỗ trợ điều trị cảm lạnh, đau nhức xương khớp,... Dưới đây là một số công dụng của lá lốt trong chăm sóc sức khoẻ và điều trị bệnh không phải ai cũng biết.
1. Lá lốt là lá gì?
Lá lốt là loại cây dây leo, lá lốt là một loại cây thân thảo có tên khoa học là Piper sarmentosum, thuộc họ Hồ tiêu. Ở miền Nam, chúng còn được gọi với tên là "lá lốp".
Lá lốt tự mọc trong tự nhiên cũng khá nhiều hoặc được trồng dễ dàng bằng cách giâm cành ở những nơi ẩm ướt, những khu vực xung quanh hồ nước, nguồn đất ẩm,...
Lá lốt có vị nồng nhẹ, thơm đặc trưng, kèm theo đó sẽ có vị cay nhẹ, hình trái tim hơi giống lá trầu không chúng có tính ấm rất phù hợp để chống hàn. Lá lốt có thể dùng ăn sống như rau thơm hoặc chế biến thành các món ăn gia đình, tiêu biểu là món bò nướng lá lốt.
Theo y học hiện đại lá lốt có tác dụng kháng khuẩn giảm đau và chống viêm hiệu quả. Dưới đây là các công dụng của lá lốt với sức khỏe con người, bạn không nên bỏ qua.
Công dụng của lá lốt
Công dụng của lá lốt trong việc điều trị đau bụng
Theo y học cổ truyền thì lá lốt có vị nồng, tính ấm thường được dùng để làm ấm bụng, tán hàn, hạ khí và giảm đau,... Bổ sung lá lốt trong bữa ăn hàng ngày giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn. Đồng thời có tác dụng làm giảm đau bụng do tiêu chảy, căng chướng,...
Trong y học hiện đại, các chuyên gia cho biết, bên trong lá lốt chứa các chất như piperin, piperidin. Đây là các chất dạng tinh dầu có tác dụng kháng sinh, chống viêm hiệu quả. Bên cạnh đó, lá lốt cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa có khả năng kháng khuẩn.
Lá lốt có tác dụng mạnh với các loại khuẩn gây bệnh đường ruột như: E.coli, Salmonella typhi, Staphylococcus, Streptococcus, Shigella flexneri,... Sử dụng lá lốt đun nước uống sẽ làm giảm tình trạng tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng hiệu quả.
Hỗ trợ điều trị cảm cúm
Lá lốt có đặc tính nóng ấm, chứa nhiều hoạt chất kháng viêm như Flavonoid, Alkaloid,... rất tốt trong việc điều trị cảm cúm, do cơ thể bị nhiễm lạnh hoặc sốt virus.
Để phát huy hết công dụng của lá lốt bạn có thể kết hợp gạo và hành tây, gừng tươi và tỏi nấu thành cháo và cho người bệnh ăn khi còn nóng. Cháo lá lốt giải cảm nhanh và phòng ngừa sự phát triển của các loại virus gây bệnh.
Bệnh mồ hôi tay, chân
Bệnh ra mồ hôi tay, chân thường xuất hiện khi thân nhiệt ở mức thấp. Chất điện giải trong cơ thể bị thiếu hụt gây khó chịu, mệt mỏi ở người bệnh. Với đặc tính nóng ấm, lá lốt giúp điều trị ra mồ hôi chân tay hiệu quả.
Chỉ cần đun sôi 30g lá lốt tươi với 1,5 lít nước, thêm một chút muối, dùng để ngâm tay chân trước khi đi ngủ mỗi ngày. Sau một thời gian thực hiện liên tục bệnh sẽ được cải thiện đáng kể. Lưu ý, bạn cần ngâm tay chân với nước lá lốt ấm từ 15 - 20 phút mỗi ngày để phát huy tối đa công dụng.
Hỗ trợ điều trị viêm xoang
Công dụng của lá lốt trong điều trị viêm xoang tương tự với giải cảm. Các hoạt chất kháng viêm của lá lốt giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Từ đó ngăn ngừa tình trạng viêm xoang, nghẹt mũi thường gặp khi giao mùa.
Khi bị viêm xoang, chỉ cần giã nát lá lốt tươi đã rửa sạch. Sau đó sử dụng bã nhét vào mũi mỗi ngày vài lần. Kiên trì thực hiện sau một thời gian tình trạng nghẹt mũi, viêm xoang sẽ giảm đáng kể. Tuy nhiên, để điều trị bệnh triệt để bạn cần sử dụng kết hợp với thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Lá lốt giúp làm mờ các vết bầm tím do chấn thương
Thành phần chống viêm Flavonoid trong lá lốt có tác dụng giảm đau, làm mờ vết bầm tím do chấn thương hoặc tai nạn gây ra. Tính chất nóng ấm của lá lốt hỗ trợ làm tan máu bầm, khiến chúng biến mất sau một thời gian điều trị.
Nếu bị bầm tím bạn chỉ cần giã nát lá lốt tươi và đắp lên vùng bị tổn thương, cố định bằng băng gạc. Đắp mỗi ngày 2 lần giúp máu bầm tan nhanh, chữa lành những tổn thương từ bên trong.
Điều trị xương khớp
Lá lốt là bài thuốc hỗ trợ điều trị xương khớp ở người cao tuổi vô cùng hiệu quả. Đặc tính kháng viêm, đánh tan máu bầm của lá lốt tác động lên vùng xương khớp bị tổn thương. Nhờ đó hỗ trợ làm giảm các cơn đau nhức ở người bệnh.
Để sử dụng lá lốt hiệu quả nhất, bạn cần đun sôi 30g lá lốt tươi với 2 bát nước. Uống nước lá lốt đun sôi sau bữa tối liên tục trong khoảng 10 ngày bạn sẽ thấy tình trạng bệnh được cải thiện đáng kể.
Bên cạnh đó, người bệnh có thể sử dụng nước lá lốt đun sôi để ấm ngâm chân tay mỗi ngày. Phương pháp này giúp làm ấm cơ thể cho máu lưu thông tốt hơn. Nhờ đó làm giảm các cơn đau nhức xương khớp do thời tiết lạnh gây ra.
Bệnh ngoài da
Một số loại bệnh ngoài da như tổ đỉa ở tay chân nếu bạn sử dụng lá lốt mỗi ngày.
Để sử dụng lá lốt vối tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh bạn cần chuẩn bị 30g lá lốt tươi rửa sạch. Sau đó xay hoặc giã nhỏ và vắt lấy nước cốt để uống hàng ngày. Phần bã còn lại đun sôi với 3 chén nước dùng để ngâm rửa phần da bị tổn thương. Đồng thời sử dụng phần bã để đắp lên phần da bị tổ địa.
Thực hiện liên tục mỗi ngày 2 lần trong một tuần bệnh sẽ được cải thiện.
Sử dụng lá lốt điều trị nhiệt miệng, chảy máu chân răng
Nhiệt miệng, chảy máu chân răng thường xảy ra khi khoang miệng bị viêm nhiễm do vi khuẩn tấn công. Lá lốt có khả năng sát khuẩn sẽ làm giảm tình trạng sưng viêm do nhiệt miệng. Đồng thời làm giảm tình trạng sưng lợi, chảy máu chân răng cho khoang miệng sạch sẽ.
Bạn chỉ cần nhai nát lá lốt và ngậm trong miệng sau mỗi bữa ăn hàng ngày. Các hoạt chất trong lá lốt sẽ tiêu diệt vi khuẩn ngăn ngừa nguy cơ bị nhiệt miệng. Ngoài ra hãy đánh răng thường xuyên để bảo vệ răng miệng khỏe mạnh.
Lá lốt hỗ trợ điều trị phù thũng thận
Thận yếu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng phù nề của cơ thể. Lá lốt giúp cơ thể đào thải nước dễ dàng hơn. Từ đó làm giảm tình trạng phù nề mà không gây ảnh hưởng đến cơ thể.
Để điều trị phù thũng thận bạn chỉ cần giã nát 20g lá lốt, cây mã đề, rễ cây tầm gai, rễ cây mỏ quạ, 1 chút lá đa lông sắc với 1,5 lít nước dùng để uống hàng ngày. Sau 3 - 5 ngày bệnh sẽ có dấu hiệu thuyên giảm.
Trị mụn nhọt, xóa mờ thâm nám
Vitamin C và các chất chống Oxy hóa dồi dào trong lá lốt không chỉ có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa mà còn giúp làm giảm vết thâm nám, cho làn da trắng sáng hơn. Đồng thời ngăn ngừa tàn nhang, điều trị mụn nhọt hiệu quả
Để điều trị mụn bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu như: Lá ráy, lá lốt tươi, lá chanh, lá tía tô, mỗi loại 15g, phơi khô và giã nát rồi đắp lên vùng da bị tổn thương. Sau 3 ngày đắp liên tiếp các nốt mụn nhọt sẽ dần biến mất.
Công dụng của lá lốt trong điều trị viêm nhiễm vùng kín
Các hoạt chất chống viêm, kháng khuẩn cao ở lá lốt có tác dụng ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập. Từ đó làm thuyên giảm tình trạng ngứa ngáy do viêm nhiễm vùng kín ở phụ nữ. Chỉ cần sử dụng 50g lá lốt tươi, 50g nghệ kết hợp 50g phèn chua đun nhỏ lửa trong 15 phút. Sau đó chắt lọc lấy nước cốt để rửa hoặc xông hơi vùng kín. Sau một thời gian, bệnh sẽ thuyên giảm đáng kể.
Trên đây là những công dụng của lá lốt với sức khỏe và hỗ trợ điều trị bệnh. Những thông tin trên chỉ có tác dụng tham khảo, để điều trị bệnh dứt điểm bạn cần đến bệnh viện để thăm khám và có phác đồ điều trị hợp lý.
Để lại bình luận
5