- Điều gì sẽ xảy ra với cơ thể bạn khi bạn không ăn đủ rau, chất xơ mỗi ngày
- 6 điều cấm kỵ khi ăn các loại rau có thể bạn chưa biết
- 7 công dụng của rau lang và 3 điều cần tránh có thể bạn chưa biết
Trong mùa hè, một bát canh rau dền dầm cùng một chút sấu sẽ là lựa chọn hoàn hảo cho mâm cơm của gia đình bạn. Thực tế, rau dền không chỉ ngon miệng mà còn đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Trong Đông y, rau dền có vị ngọt, tính mát, là loại rau không có độc, có tác dụng chữa bỏng, mụn nhọt và các bệnh về đường hô hấp. Ngoài ra, ở nhiều nước trên thế giới, nước rau dền còn được dùng để cải thiện nhuận tràng, trị táo bón…
Rau dền là gì?
Rau dền là một loài cây thân thảo và thường mọc thành một cây thẳng đứng. Rau dền là tên gọi chung của các loài trong Chi Dền, chúng đều có hoa không tàn và có một số loài mọc dại.
Chi Dền được cho rằng có nguồn gốc ở Trung Mỹ và Nam Mỹ nhưng hiện nay các loại giống, loài của nó thì hiện diện ở khắp thế giới.
Ở Việt Nam, các loại rau dền thường gặp là: dền đỏ (dền tía), dền cơm và dền gai. Loại thực vật này được sử dụng như một loại rau để chế biến thực phẩm hoặc là nguyên liệu để làm thuốc.
Có mấy loại rau dền
- Rau dền đỏ: Dền đỏ hay còn gọi là dền tía là loại rau có lá nhỏ, nhọn, hình bầu dục thuôn dài, các lá mọc đối nhau từ gốc lên đến ngọn, toàn cây đều có màu đỏ tía cực đẹp mắt.
- Rau dền xanh - rau dền cơm: Rau dền xanh (rau dền cơm) có thân mọng nước màu xanh, lá đơn mọc so le và có nhiều kích thước to, nhỏ khác nhau.
- Rau dền gai: Rau dền gai là một loại cây mọc dại, lá cây nhọn, thuôn dài, các chùm hoa mọc ở đầu cành và mọc xen kẽ với lá khắp thân cây từ gốc đến ngọn. Điểm đặc biệt là trên thân và cành có chứa các gai nhỏ.
Một vài công dụng điều trị bệnh hiệu quả của rau dền mà bạn nên biết
Bổ máu
- Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội), trong thành phần rau dền chứa hàm lượng chất sắt cao, giúp làm tăng lượng hemoglobin và tế bào hồng cầu. Bệnh nhân thiếu máu nên ăn nhiều rau dền để giúp bổ máu, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Tốt cho hệ tiêu hóa
- Rau dền là loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ, nên có lợi cho hệ tiêu hóa, làm giảm chứng táo bón và rất tốt cho người bị bệnh tiêu chảy.
Phòng ngừa bệnh ung thư
- Đây là công dụng của rau dền mà nhiều người thường bỏ qua nhất. Rau dền chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa như vitamin E, C, magie, phốt pho hay lysine,…
- Đây đều là những chất có đặc tính chống ung thư, ngăn chặn các gốc tự do có hại, phòng ngừa sự hình thành của các tế bào ác tính gây ung thư.
Ba đối tượng không nên ăn rau dền vì có thể gây bệnh
Theo lương y Bùi Đắc Sáng rau dền chứa nhiều thành phần dinh dưỡng, lại có công dụng chữa bệnh. Tuy nhiên, 3 đối tượng dưới đây nên hạn chế ăn nhiều rau dền vì có thể gây ra những tác dụng có hại cho sức khỏe.
Người bị tiêu chảy
- Những người bị bệnh tiêu chảy mãn tính, lạnh bụng… không nên ăn nhiều rau dền vì đây là loại rau có tính mát, do đó có thể làm cho bệnh nặng thêm.
Người bị viêm khớp dạng thấp, người bệnh gút, bệnh sỏi thận
- Trong rau dền chứa hàm lượng lớn acid oxalic – một hợp chất làm ức chế việc hấp thụ canxi, kẽm và là nguyên nhân tạo thành sỏi oxalat. Vậy nên, rau dền không phải là thực phẩm phù hợp cho những người bệnh viêm khớp dạng thấp, bệnh gút hoặc bệnh sỏi thận.
Đối tượng có cơ thể tính hàn, phụ nữ đang mang thai
- Bệnh nhân tiêu chảy mãn tính, người đi ngoài lỏng, phụ nữ có thai hư hàn cần đặc biệt lưu ý khi ăn rau dền vì tính mát của chúng cực mạnh, có thể gây hại cho sức khỏe của người dùng.
Cần lưu ý những điều gì khi ăn rau dền
Chỉ nên ăn rau dền với mức độ vừa phải
- Theo lương y Sáng, tuyệt đối không nên ăn quá nhiều quá nhiều rau dền trong một lúc bởi có thể dẫn đến những tác dụng phụ như đầy hơi, làm co thắt dạ dày và gây bệnh táo bón.
- Cách ăn rau dền tốt nhất là bạn hãy thưởng thức món ăn từ từ, từng chút một. Bởi việc bổ sung đột ngột một lượng lớn rau dền sẽ làm cản trở quá trình tiêu hóa, nặng hơn là gây bệnh tiêu chảy.
Tuyệt đối không kết hợp rau dền cùng với quả lê
- Lương y Sáng chia sẻ, không nên chế biến rau dền cùng với lê trong cùng một món ăn hay ăn chúng cùng lúc vì có thể gây ra cảm giác buồn nôn.
- Ngoài rau dền, bạn cũng không nên tráng miệng bằng quả lê ngay sau khi ăn ngỗng để tránh gây bệnh sốt cho cơ thể.
Không kết hợp rau dền với baba
- Trong Đông y, rau dền là loại rau đại kỵ khi nấu cùng với baba vì có thể gây ngộ độc cho cơ thể. Trong trường hợp xấu nhất, bạn có thể uống nước rau muống giã nát hoặc ăn rau muống sống để đào thải lượng độc ra khỏi cơ thể.
Không nên đun nóng rau dền nhiều lần
- Trong lá rau dền chứa hàm lượng lớn nitrat, khi bạn hâm nóng loại rau này quá nhiều lần thì nitrat sẽ biến đổi thành nitrit, là một chất gây ung thư cho dạ dày và thực quản.
Để lại bình luận
5