- Bạn Có Biết Cơ Thể Có "3 Nơi" Càng Sạch Càng Sống Khỏe
- 10 Lý do khiến hệ miễn dịch của cơ thể bị phá hủy trong chớp mắt
- Lý do bạn nên sớm cải thiện chất lượng giấc ngủ
1. Ngủ ngáy là bệnh gì?
Ngáy là những âm thanh phát ra khi các mô đường hô hấp trên rung lên khi ngủ. Ngáy hay xuất hiện trong thì hít vào nhưng cũng có thể xảy ra trong thì thở ra. Ngáy là hành vi phổ biến, xuất hiện ở 44% nam giới và 28% nữ giới trong độ tuổi 30 – 60. Khi hít thở trong lúc ngủ, do lượng khí vào đi qua vùng họng hẹp phía sau, khiến các niêm mạc mô xung quanh rung lên, tạo ra tiếng ngáy.
2. Nguyên nhân ngủ ngáy là gì?
Trong hầu hết các trường hợp gây cản trở, khiến cho không khí giữa thanh quản và mũi lưu thông không được bình thường đều gây ra hiện tượng ngủ ngáy. Ngủ ngáy nguyên nhân còn là do mắc các bệnh như dị ứng, nghẹt mũi, amidan quá lớn,... Nguyên nhân ngủ ngáy cũng có thể là do các dị tật bẩm sinh gây ra như hẹp cổ họng, cuống lưỡi lớn, cuống họng quá dài, chân lưỡi dày,...
3. Ngủ ngáy có nguy hiểm không?
Ngoài việc gây khó chịu đối với người ngủ cùng thì bản thân người mắc bệnh ngủ ngáy cũng có thể cảnh báo một số nguy cơ sức khỏe.
Trẻ em bị ngủ ngáy thường khó đi vào giấc ngủ, do đó làm giảm chất lượng giấc ngủ, như ngủ không say, không sâu, ảnh hưởng đến sự phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ, do não bị thiếu oxy khi ngủ. Ngủ ngáy ở trẻ em còn có thể gây ra tình trạng ngưng thở lúc ngủ. Trẻ ngủ ngáy cũng sẽ ảnh hưởng đến hình dáng khuôn mặt do phải miệng thường há ra để hít thở khi ngủ.
Đối với người lớn, khi mắc bệnh ngủ ngáy, ngưng thở trong lúc ngủ, do các phần mềm, cũng như niêm mạc cuống họng làm khí quản bị nghẹt, sẽ dẫn đến phổi và não bị thiếu dưỡng khí. Để quá trình hô hấp diễn ra lại như bình thường, não sẽ phát tín hiệu để làm giãn nở cuống họng, khí quản. Một người mắc bệnh ngủ ngáy tức là gặp những rối loạn như này, sẽ có nguy cơ ngưng thở khi ngủ cao hơn, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, khiến người bệnh mệt mỏi do não bộ không được nghỉ ngơi hoàn toàn. Ở mức độ nghiêm trọng, ngủ ngáy còn có thể làm xáo trộn sóng điện não, làm giảm trí nhớ, năng suất làm việc, khả năng tập trung, tinh thần mệt mỏi ...
Bên cạnh đó, người mắc bệnh ngủ ngáy cũng có nguy cơ bị các bệnh khác như cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, loạn nhịp tim, đột quỵ trong lúc ngủ. Ngủ ngáy cũng làm suy giảm khả năng tình dục, ảnh hưởng đến quan hệ vợ chồng.
4. Một vài mẹo trị chứng ngủ ngáy giúp bạn có giấc ngủ ngon
Dưới đây là các biện pháp tự nhiên giúp bạn khắc phục tình trạng ngủ ngáy, có giấc ngủ ngon hơn:
Uống sữa đậu nành
Những người bị ngáy ngủ không nên uống sữa động vật hay các sản phẩm từ sữa động vật khác. Nguyên nhân là bởi các thực phẩm ngày có thể góp phần gây đờm, làm trầm trọng thêm tình trạng ngáy ngủ. Chưa kể, sữa bò còn có thể gây dị ứng, không dung nạp lactose trong nhiều trường hợp. Do đó, bạn có thể chuyển sang dùng các sản phẩm từ đậu nành để thay thế.
Uống đủ nước làm giảm tình trạng ngáy ngủ
Uống đủ nước có thể giúp làm giảm chất nhầy, làm giảm tình trạng tắc nghẽn trong đường thở. Do đó, bạn nên chú ý uống đủ nước theo nhu cầu của cơ thể để làm giảm tình trạng ngáy ngủ.
Ngủ đủ giấc
Trên thực tế, tình trạng ngáy ngủ có thể bị kích hoạt do ngủ kém, thiếu ngủ… Theo đó, khi bạn thấy quá mệt mỏi, cơ thể sẽ không thể kiểm soát tốt các cơ ở cổ họng, cơ lưỡi và khiến chúng giãn quá mức khi ngủ, gây ra tình trạng ngáy ngủ. Do đó, bạn nên cố gắng ngủ đủ 7 - 8 tiếng/ngày, tìm cách cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Ăn các thực phẩm giàu melatonin
Nhiều chuyên gia cho rằng, ăn các thực phẩm giàu melatonin như hạnh nhân, quả kiwi, anh đào và dứa có thể giúp giảm tình trạng ngáy ngủ. Melatonin cũng là một hormone giúp bạn đi vào giấc ngủ nhanh hơn, cải thiện chất lượng giấc ngủ một cách tự nhiên.
Ăn tỏi
Tỏi có thể giúp làm sạch và ngăn ngừa hình thành dịch nhầy trong đường hô hấp. Thêm vào đó, tỏi còn có đặc tính kháng khuẩn mạnh mẽ, giúp bạn phòng ngừa nhiều bệnh tật.
Uống trà giảm chứng ngáy ngủ
Trà cúc La Mã có chứa 2 hợp chất chống viêm mạnh mẽ là alpha bisabolol và tymazoline có thể giúp giảm ngủ ngáy một cách tự nhiên. Nhâm nhi một cốc trà nóng cũng có thể giúp giảm tình trạng tắc, nghẹt mũi.
Ngoài trà cúc La Mã, bạn cũng có thể thử uống trà gừng mật ong để có giấc ngủ ngon về đêm. Nguyên nhân là bởi gừng cũng có nhiều chất chống viêm, kháng khuẩn, giúp làm dịu cổ họng và giảm chứng ngáy ngủ.
Sử dụng tinh dầu bạc hà
Tinh dầu bạc hà có đặc tính chống viêm mạnh mẽ, giúp giảm tình trạng viêm tại lớp niêm mạc bên trong mũi. Bạn có thể thêm vài giọt tinh dầu bạc hà vào bồn nước tắm, hoặc ngửi mùi tinh dầu trực tiếp để giảm tắc nghẹt mũi, khắc phục tình trạng ngáy ngủ.
Một vài lời khuyên khác
Bên cạnh những biện pháp trên, bạn cũng nên thử thực hiện những lời khuyên sau để giảm ngáy ngủ:
- Cố gắng giảm cân nếu bị thừa cân, béo phì.
- Không hút thuốc lá, uống rượu bia.
- Tập thể dục đều đặn, đặc biệt là các bài tập cho lưỡi và cổ họng.
- Nên nằm nghiêng khi ngủ, tránh nằm sấp hay nằm ngửa.
- Nâng cao đầu khi ngủ.
- Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ.
- Hạn chế các thực phẩm gây viêm.
Để lại bình luận
5