- Amway có lừa đảo không? Amway có phải đa cấp không?
- Tìm hiểu một số thông tin về công ty đa cấp Unicity
- Macca nutrition lừa đảo? dư luận nói gì về Công ty macca nutrition?
Học tiếng Anh thương mại, sau khi ra trường bạn có thể đảm nhiệm được nhiều công việc khác nhau. Đặc biệt trong thời buổi hội nhập, sinh viên học tiếng Anh thương mại ngày càng được săn đón. Trong bài viết hôm nay, Reviews365 sẽ review ngành tiếng Anh thương mại và kinh nghiệm học cùng tài liệu học tiếng Anh thương mại. Cùng theo dõi bài viết để tham khảo nhé.
Ngành tiếng Anh thương mại là gì?
Tiếng Anh thương mại là một chuyên ngành học nằm trong Ngành Ngôn Ngữ Anh của một số trường đại học, cao đẳng. Ngành này sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức tổng quát về các hoạt động trong kinh doanh. Cụ thể là, sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức về kinh tế, kinh doanh, tài chính,… những vấn đề liên quan đến mảng thương mại.
Bên cạnh đó sinh viên sẽ được rèn luyện cho mình những kỹ năng trong tiếng Anh đó là về giao tiếp, đối ngoại trong môi trường làm việc quốc tế. Ví dụ cụ thể nhất là các bạn sẽ đàm phán, thuyết trình hay phải trao đổi với khách hàng như thế nào, với chuyên ngành tiếng Anh thương mại bạn sẽ được học và thực hành những điều này tại các doanh nghiệp.
Triển vọng ngành tiếng Anh thương mại
Trong thời buổi hội nhập, hiện nay nhu cầu tuyển dụng ngành tiếng Anh thương mại trong các công ty, doanh nghiệp là rất lớn.
Vì vậy giỏi chuyên môn thương mại - dịch vụ kèm theo giỏi tiếng Anh ngày càng làm cho ngành tiếng Anh thương mại lọt “top” những công việc tiếng Anh lương cao chỉ cần nhận sự thỏa mãn yêu cầu duy nhất là thành thạo ngôn ngữ.
Học ngành tiếng Anh thương mại có khó không?
Thông thường, khoảng năm ba, bạn sẽ được chọn chuyên ngành mà mình muốn theo học. Tùy vào trường mà chương trình có các ngành khác nhau như tiếng Anh du lịch, Phương pháp giảng dạy, Biên – Phiên dịch hay tiếng Anh thương mại.
Tương tự như các chuyên ngành khác trong Ngôn ngữ Anh, khi học tiếng Anh thương mại, bạn cần chuẩn bị cho mình vốn kiến thức và các kỹ năng ngôn ngữ cơ bản như phải hoàn thiện được kỹ năng nghe – nói – đọc – viết trên mức trung bình.
Bên cạnh đó, bạn phải học các môn thiên về nghiên cứu ngôn ngữ như Ngữ âm – Âm vị học, Cú pháp – Hình thái học và Ngữ nghĩa học. Ngoài ra, sinh viên theo ngành này còn phải nghiên cứu đào sâu về văn hóa, văn học Anh Mỹ cũng như luyện dịch Việt – Anh, Anh – Việt.
Sinh viên học tiếng Anh thương mại phải làm quen với kiến thức chuyên về giao dịch, hoạt động trong doanh nghiệp. Một số môn yêu cầu bạn có thể gặp là Quản trị học, Marketing cơ bản, Kinh tế vi mô, Nguyên lý kế toán, Nghiệp vụ xuất nhập khẩu…
Bên cạnh đó là một số môn rèn luyện kỹ năng như thuyết trình hay viết luận. Và toàn bộ đều sẽ được giảng dạy bằng tiếng Anh.
Học ngành tiếng Anh thương mại ra làm gì?
1. Thông dịch viên tiếng Anh thương mại
Đây đang là một ngành có triển vọng rất cao trong tương lai, vì hiện nay nước ta đang trên đà hội nhập và phát triển với các quốc gia khác trên thế giới, nhu cầu về trao đổi văn hóa, khoa học, kỹ thuật ngày càng cao. Điều này tạo điều kiện và đà phát triển cho ngành thông dịch phát triển, nhất là biên phiên dịch tiếng Anh.
Cơ hội việc làm
- Làm việc cho ngành xúc tiến thương mại quốc tế
- Làm việc tại chi nhánh các tổ chức thế giới
- Làm việc cho các công ty đa quốc gia tại Việt Nam
- Làm việc tại các đài truyền hình
- Làm việc tại các trung tâm phiên dịch – biên dịch chuyên nghiệp
- Freelancer ( người làm nghề tự do). Các Freelancer ký hợp đồng thông dịch hiện nay có mức lương khá hấp dẫn và có thể tự chủ động với thời gian làm việc.
2. Trợ lý hay thư ký giám đốc
- Công việc này đòi hỏi bạn phải có kiến thức về nghiệp vụ văn phòng, cách khắc phục vấn đề, bố trí thời gian, lên kế hoạch cho cấp trên…
- Bên cạnh đó, bạn cần chuẩn bị cho mình vốn ngôn ngữ đủ để đáp ứng các nhiệm vụ như dịch hợp đồng, giao tiếp với đối tác nước ngoài…
- Sinh viên có thể tham gia những khóa đào tạo nghiệp vụ văn phòng ngắn hạn trước khi ứng tuyển vào vị trí này.
3. Chuyên viên xuất nhập khẩu
- Khi trở thành một chuyên viên xuất nhập khẩu, bạn sẽ đảm nhiệm một số công việc liên quan đến chứng từ, hợp đồng, quy trình xuất nhập khẩu…
- Bên cạnh đó, khả năng tin học và trình độ ngoại ngữ cũng là những yếu tố giúp bạn có được việc làm trong ngành nghề này.
- Sinh viên sau khi ra trường có thể học khóa đào tạo ngắn hạn hoặc xin vào tổ chức với vị trí là thực tập sinh để trau dồi thêm kinh nghiệm của mình.
4. Content Writer (Viết nội dung)
- Đây là một ngành nghề rất phù hợp với những bạn thích viết lách vì lợi thế của sinh viên chuyên ngữ nên bạn có thể thử sức với những ngành biên tập hay đặc biệt là nghề sáng tạo nội dung.
- Đối với công việc này, bạn không nhất thiết phải tham gia bất kỳ khóa học nào khác. Chỉ cần có tinh thần học hỏi cao, khả năng sáng tạo, thường xuyên đọc sách và viết lách là bạn có thể làm việc ở vị trí một content writer.
- Nếu không thích môi trường công sở, bạn có thể làm việc như một freelancer (người làm nghề tự do). Là một Freelancer bạn có thể chủ động với thời gian của chính mình.
Ngành tiếng Anh thương mại học trường nào – bao nhiêu điểm?
Đối với tiếng Anh thương mại, vì bản thân nó là một chuyên ngành mang tính chuyên sâu. Nên nó thường được đưa vào cơ cấu các ban ngành đào tạo ngôn ngữ của những trường Cao đẳng và Đại học tại Việt Nam.
Nếu bạn đang có dự định theo đuổi ngành học này, bạn có thể tham khảo một số địa điểm đào tạo tiếng Anh thương mại uy tín như:
- Trường Đại học Kinh tế quốc dân
- Trường Đại học Ngoại thương
- Trường Cao đẳng kinh tế Đối ngoại (Trực thuộc Bộ công thương)
- Trường Đại học Hàng hải
- Trường Đại học Thương mại
- Trường Đại học Hoa Sen
- Trường Đại học Tài chính Marketing Thành phố Hồ Chí Minh
- Trường Đại học Ngân hàng, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Các trường Đại học ngoại ngữ cũng tham gia đào tạo chuyên ngành này, chẳng hạn như: Đại học ngoại ngữ – Đại học Huế, Đại học Ngoại ngữ Đà Nẵng,…
Những trường đào tạo chuyên ngành tiếng Anh thương mại
1. Trường đại học Ngoại Thương (FTU)
- Tên chương trình: tiếng Anh thương mại
- Trình độ đào tạo: Đại học
- Ngành đào tạo: Tiếng Anh (English)
- Chuyên ngành: Tiếng Anh thương mại (Business English)
- Loại hình đào tạo: Chính quy tập trung
- Điểm chuẩn năm 2020: bạn có thể xét tuyển bằng học bạ, điểm trúng tuyển cho phương thức này ở cơ sở FTU phía bắc là 25.0 điểm.
2. Trường đại học Kinh Tế (UEH)
- Chuyên ngành đào tạo: Ngôn ngữ Anh
- Chuyên ngành: Tiếng Anh Thương mại
- Trình độ đào tạo: Đại học.
- Thời gian đào tạo: 4 năm.
- Điểm chuẩn năm 2020: 25.8
3. Trường đại học Kinh tế Quốc Dân (NEU)
- Bộ môn Tiếng Anh Thương mại: đào tạo chuyên ngành ở bậc trình độ Đại học
- Chuyên ngành đào tạo: Tiếng Anh Thương mại
- Ngành đào tạo chính: Ngôn ngữ Anh.
- Ngành đào tạo phụ: Quản trị kinh doanh
- Điểm chuẩn năm 2020: 35.6 (tiếng Anh hệ số 2)
4. Trường Đại học Tài Chính Marketing TPHCM (UEF)
- Tên chương trình: Cử nhân ngành Ngôn Ngữ Anh
- Trình độ đào tạo: Đại học
- Ngành đào tạo: Ngôn Ngữ Anh
- Mã Ngành: D220210
- Điểm chuẩn 2020: 19
Tài liệu học ngành tiếng Anh thương mại
Nếu bạn muốn tham khảo những kiến thức về tiếng Anh thương mại trước khi bắt đầu học hay cần có nguồn tài liệu tham khảo về chuyên ngành tiếng Anh thương mại thì 3 quyển sách dưới đây sẽ là lựa chọn hoàn hảo:
1. Check your vocabulary for business and administration
- Rèn luyện và phát triển kiến thức từ vựng tiếng Anh thương mại và quản trị
- Bổ sung vốn từ vựng tiếng Anh thương mại cơ bản dành cho bất kì người nào làm việc trong môi trường nói tiếng Anh giao tiếp hàng ngày hoặc thường xuyên làm việc với một số người nói tiếng Anh.
2. Check your vocabulary for banking and finance
- Bổ sung vốn từ vựng.
- Đây là cuốn sách về tiếng Anh thương mại, một số nghiêng về chuyên ngành tài chính ngân hàng hơn.
- Có hệ thống bài tập phong phú và đa dạng, hướng dẫn bạn cách sử dụng tiếng Anh, một số phòng ban tài chính trong tổ chức cũng như những tình huống liên quan tới giao dịch tài chính.
- Với những bạn ở trình độ trung cấp thì cuốn này rất hay phù sẽ phù hợp.
- Sách nhấn mạnh vào những chủ đề liên quan đến bank, tài chính và một số vấn đề về dự án.
3. Essential Business Grammar Builder
- Giúp cải thiện ngữ pháp tiếng Anh cả vốn từ vựng tiếng anh thương mại.
- Cuốn sách này được thiết kế cho các bạn ở bậc trung cấp hay trên trung cấp và có thể được dùng như là tài liệu giáo dục dưới lớp học hoặc tự học.
- Bộ sách bao gồm 60 bài học ngữ pháp tiếng Anh thương mại, trong đó mỗi mục được giải thích một cách rõ ràng, những bài đọc và đoạn trích đều được lấy từ những ấn phẩm kinh tế hàng đầu.
- Bộ sách còn có những bài rà soát đầu vào để tiện cho những thuận lợi biết được trình độ của mình đang đến đâu.
Tiếng Anh thương mại thật sự là một ngành, một kiến thức cần thiết và quan trọng trong thời điểm hiện nay. Hy vọng với Review ngành tiếng Anh thương mại mà Reviews365 mang đến, các bạn đã có những thông tin hữu ích để lựa chọn cho mình ngành học phù hợp.
Để lại bình luận
5