- Mẹ chồng truyền bí kíp, vợ chồng trẻ tiết kiệm được hơn 2 trăm triệu sau 3 năm ở riêng dù thu nhập ít ỏi
- Bố mẹ tài giỏi con cái tầm thường: Sự thật không phải ai cũng dễ dàng chấp nhận!
- Có nên dạy cho con biết về tiền ngay từ tiểu học?
- 10 thói quen cha mẹ nên dậy con càng sớm càng tốt
- 4 trò chơi giúp "đào tạo não bộ", phát huy tính sáng tạo của bé
Thói quen chung của hầu hết chúng ta là không để cho con động đến tiền bạc quá sớm vì sợ chúng hư, trong khi đó dù muốn hay không thì con trẻ cũng đã biết tới những khái niệm về tiền từ rất sớm (khoảng 3-4 tuổi). Vì thế, thay vì để chúng tò mò rồi làm những việc sai lầm thì các bậc phụ huynh nên dạy con hiểu về tiền.
Nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett đã bắt đầu kinh doanh từ năm 6 tuổi bằng cách mua đi bán lại kẹo cao su, nước ngọt và tạp chí.
"Bố là nguồn cảm hứng lớn nhất của tôi. Những gì tôi học được khi còn nhỏ từ ông là cách hình thành những thói quen và tiết kiệm là một bài học quan trọng ông ấy đã dạy tôi", Warren Buffett chia sẻ.
Và sau đây là một số lời khuyên của tỷ phú Warren Buffett về việc khi nào dạy con về tiền bạc và cách dạy như thế nào
Phân biệt giữa giá và giá trị
Đã bao nhiêu lần bạn mua món đồ vì thương hiệu của nó chứ không chỉ vì giá trị của nó? Việc này không hoàn toàn sai nhưng bạn có thể cân đối lại, có những món nên mua vì thương hiệu, nhưng hầu hết là nên mua bằng giá trị sử dụng thực tế của nó.
Giải thích cho trẻ hiểu rằng quảng cáo đã thổi phòng giá trị của một món đồ lên để nâng giá thành, vì thế, nếu cân nhắc kỹ thì chúng ta sẽ không còn hoang phí tiền cho những thứ không đáng.
Bạn lập danh sách những món đồ trước khi đi siêu thị và so sánh giá với các mặt hàng khác nhau và không quên cho con biết điều này và phân tích ưu nhược của từng món đồ.
Bắt đầu tiết kiệm tiền như thế nào
Ai cũng hiểu rằng việc tiết kiệm quan trọng nhưng khó thực hiện vì đó không phải là thói quen, bạn có thể tập thói quen này cho trẻ từ sớm bằng khoản tiền nhỏ.
Bạn có thể đưa cho bé hai lọ tiền: Một để tiết kiệm và một để chi tiêu. Mỗi lần khi con nhận được tiền (ví dụ như một món quà, tiền tiêu vặt…), hãy nói chuyện về cách chúng muốn chia khoản tiền nhận được thành tiết kiệm hay chi tiêu. Tham khảo: 10 cách tiết kiệm tốt nhất để đảm bảo cho tuổi già an nhàn
Làm thế nào để trở thành một người suy nghĩ linh hoạt
Việc tự đặt ra câu hỏi khi nào dạy con về tiền bạc còn giúp bạn nhận ra không chỉ nói với trẻ về tiền mà còn về mục đích sử dụng của một món đồ.
Một đồ có thể dùng theo nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào sự sáng tạo của trẻ ví dụ một bình thủy tinh bỏ đi có thể làm lọ hoa, sơn sửa lại thành hộp đựng bút,...
Điều này sẽ giúp dạy họ cách suy nghĩ chín chắn, tiết kiệm tiền và bảo vệ môi trường. Ngoài ra, việc này còn rèn luyện khả năng suy nghĩ sáng tạo và linh hoạt có ích khi họ gặp phải những thách thức tài chính trong tương lai.
Cách đưa ra quyết định tốt
Việc tiêu tiền được xem là một quyết định, trước đó chúng ta thường cân nhắc về các lựa chọn khác nhau có thể ảnh hưởng đến kết quả trong tương lai. Hãy cho trẻ tập thói quen đưa ra quyết định tốt về cách tiết kiệm tiền.
Nếu muốn mua một món đồ, nhất là đồ ít sử dụng, hãy hỏi xem nó có thực sự cần thiết không hoặc liệu có thể mượn hoặc thuê lại được không. Bạn phân tích và nói ra điều này cho trẻ hiểu. Đừng giữ tâm lý là chúng còn nhỏ không biết gì, những bài học nho nhỏ này sẽ hình thành nhân cách sau này của trẻ nhỏ.
Việc để chúng thấm nhuần thói quen tài chính lành mạnh là một trong những điều quan trọng nhất bạn có thể làm để giúp đảm bảo cho chúng có một tương lai thành công.
Để lại bình luận
5