- Món ngon từ trứng kết hợp rau củ quả: vừa ngon miệng lại bổ dưỡng
- Lợi ích của nước ép lựu đối với người trên 50 tuổi
- 5 thói quen ăn uống giúp bạn khỏe mạnh: Bạn đã làm được chưa?
Đây là một trong những bệnh viêm khớp gây nhiều đau đớn, khó chịu. Dấu hiệu bệnh gút dễ nhận thấy nhất là hiện tượng sưng và đau ở các khớp. Cơn đau thường đột ngột, dữ dội, khiến người bệnh có cảm giác như bị ngàn mũi kim châm cùng một lúc.
Nếu không điều trị kịp thời, gút còn gây ra những biến chứng nặng nề như: tăng huyết áp, đột quỵ não, suy thận, tàn phế… Do đó, bạn cần chú ý đến sự thay đổi trên cơ thể, không nên bỏ qua các triệu chứng cảnh báo, tránh dẫn đến những hệ lụy về sau.
Dấu hiệu và triệu chứng bệnh gút
- Đau khớp dữ dội: Thông thường, gút gây ra đau nhức ở những khớp lớn trên ngón chân cái, bàn chân, mắt cá chân, gối, bàn tay, cổ tay... Người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức dữ dội, đột ngột như có kim châm vào các khớp, đau nhiều hơn vào ban đêm.
- Cơn đau tái phát theo từng đợt: Mỗi đợt đau thường kéo dài từ 5-10 ngày rồi ngưng, sau đó sẽ tái phát nếu không được điều trị dứt điểm.
- Sưng đỏ khớp: Tại các vị trí bị gút, khớp sẽ bị viêm, sưng đỏ, nóng và cứng khớp.
- Triệu chứng khác: Sốt cao, ớn lạnh, lạnh run, …
Bệnh Gút có ăn được tiết canh không?
Purin có trong thực phẩm là nguyên nhân dẫn đến acid uric tăng cao. Trong quá trình lọc và thải, thận không thể loại bỏ hết tất cả các chất dư thừa ra khỏi cơ thể. Điều này khiến lượng uric trong máu kết tinh lại với nhau tạo thành các tinh thể muối, theo dòng chảy chảy đến các khớp xương, các sụn và tụ lại ở đấy, làm tắc nghẽn sự lưu thông và ngăn cản sự hoạt động của các khớp xương. Một số trường hợp nặng, ở các khớp có thể bị sưng, tấy hoặc phù nề, rất đau đớn khi di chuyển và hoạt động hàng ngày.
Có thể thấy, món ăn khoái khẩu của nhiều người hiện nay: Tiết canh với các thành phần từ nội tạng động vật như lòng, gan, mề, sụn, tim, cật… là nhóm thức ăn có chứa rất nhiều lượng nhân purin. Người bệnh gút nếu không thể hạn chế ăn tiết canh một cách nghiêm túc và triệt để sẽ chỉ khiến cho tình trạng bệnh trở nên nặng và nghiêm trọng hơn.
Bên cạnh đó, các chuyên gia về sức khỏe cũng khẳng định, bất kể người bị bệnh gút hay người khỏe mạnh bình thường ăn tiết canh, cũng cần đảm bảo được chế biến sạch sẽ và an toàn để tránh một số bệnh về truyền nhiễm khác. Nội tạng động vật cần được chế biến kĩ càng trước khi cho vào làm nhân tiết canh.
Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh gút
Hầu hết các loại rau củ chứa hàm lượng purin khoảng 20-25% nên có thể ăn thoải mái trừ nấm, giá đỗ, măng tây...
Không uống rượu bia, các chất kích thích như cà phê, chè, đồ uống có ga… vì chất kích thích làm gia tăng kích hoạt phản ứng viêm của cơ thể.
Cần đảm bảo lượng nước uống trong ngày 40ml/kg cân nặng/ngày, nên uống nhiều nước lọc trong đó có dùng nước khoáng bicarbonate. Lí do là vì nước sẽ giúp hòa tan acid uric và làm cho acid uric đào thải ra ngoài qua đường tiết niệu từ đó ngăn ngừa tình trạng lắng đọng tinh thể urat tại các mô của cơ thể.
Một chế độ sinh hoạt, ăn uống hợp lý, nghỉ ngơi luyện tập điều độ sẽ rất có lợi cho việc phục hồi sức khỏe của người bệnh gút nói riêng, đồng thời cũng góp phần nâng cao thể chất cho mọi người.
Để lại bình luận
5