- Ý nghĩa đằng sau những con số lặp lại trên đồng hồ có thể bạn chưa biết
- Nước mắt phụ nữ ai cũng có, chỉ là thể hiện ra ngoài hay" nuốt" vào trong mà thôi
- Mẹo xã "stress" đơn giản với mùi hương quen thuộc
- Những mẹo đơn giản để tiết kiệm điện hơn khi dùng tủ lạnh
Hoàn thành công việc khó khăn nhất
Tiến sĩ Loretta Graziano Breuning, nhà sáng lập Inner Mammal Institute, cơ sở chuyên nghiên cứu về não bộ ở Mỹ kiêm tác giả cuốn Habits of a Happy Brain (Thói quen của một bộ não hạnh phúc) tin rằng con người có thể tái lập trình bộ não. Theo bà, con người có một số "hóa chất hạnh phúc" và việc hiểu các hóa chất này sẽ giúp hình thành các thói quen giúp con người hạnh phúc hơn.
Một trong các hóa chất hạnh phúc được tiến sĩ Breuning đề cập là dopamine. Nữ chuyên gia gọi đây là "cảm giác hoàn thành" và cho rằng bạn có thể kích thích dopamine bằng cách giải quyết nhiệm vụ khó khăn nhất trong ngày. Đó có thể là trả lời một email bạn đã bỏ qua suốt nhiều ngày hoặc xử lý một cuộc trò chuyện khó khăn.
Hãy ưu tiên hoàn thành nhiệm khó khăn trước. Trường hợp nhiệm vụ này cần nhiều thời gian hơn năm phút, hãy chia nó thành từng phần nhỏ rồi làm dần từng phần một.
Ở đây, điều quan trọng là tập trung vào một mục tiêu cụ thể và cảm thấy tự hào về bản thân khi hoàn tất công việc khó khăn đó. Ban đầu, bạn có thể thấy khó khăn nhưng đến lúc xong xuôi, lượng dopamine tiết ra sẽ khiến bạn vui vẻ cả ngày.
Hít thở 10 hơi thật sâu
Trong một nghiên cứu do Đại học Wisconsin tiến hành tháng 12/2020, các nhà khoa học kết luận có bốn trụ cột để nuôi dưỡng tinh thần khỏe mạnh bao gồm nhận thức, kết nối, hiểu biết sâu sắc và mục đích. Những điều này nghe có vẻ to tát nhưng dễ dàng chia nhỏ thành các thói quen hàng ngày.
Ví dụ, một trong những bài tập đơn giản nhất để nâng cao nhận thức là hít thở. Bài tập này như một cách thiền, giúp loại bỏ lo lắng và căng thẳng.
Hãy nhắm mắt lại và tập trung hít thở sâu trong 10 nhịp. Bạn cũng có thể hít thở kiểu 4-7-8, tức là hít vào bốn giây, giữ lại bảy giây và thở ra tám giây. Hãy thở theo cách mà bạn thấy phù hợp nhất.
Nghe một bài hát vui vẻ
Khi mệt mỏi, hãy nghe một bản nhạc sôi động, lạc quan. Một nghiên cứu năm 2016 trên bệnh nhân Alzheimer cho thấy nghe nhạc vui cải thiện tâm trạng và giảm mức độ stress. Các nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng các em bé trong đơn vị chăm sóc tích cực sơ sinh được nghe hát sẽ bớt quấy, từ đó giúp cha mẹ đỡ căng thẳng.
Nếu muốn bản nhạc phát huy hiệu quả hơn nữa, bạn đừng ngồi yên nghe mà hãy nhún nhảy.
Nhớ đến những người đã giúp đỡ bạn
Theo tiến sĩ Breuning một "chất hóa học hạnh phúc" quan trọng khác là oxytocin. Mọi người hay nghĩ đây là hormone tình yêu song nữ chuyên gia cho rằng nó gần với cảm giác tin tưởng hơn. Để tăng oxytocin, tiến sĩ Breuning gợi ý bạn hãy nhớ đến những người bạn tin tưởng bằng câu hỏi: "Khi tôi cần sự trợ giúp, ai sẽ sẵn sàng đến bên tôi".
Nếu điều kiện cho phép, sau khi nghĩ đến những người đáng tin cậy ấy, bạn có thể kết nối trực tiếp với họ bằng cách nhắn tin, gọi điện hoặc trao một cái ôm. Những khoảnh khắc gắn kết này sẽ tăng cường hạnh phúc của bạn suốt một thời gian dài.
Làm điều tử tế cho người khác
Làm một điều tử tế cho người khác mỗi ngày là hành động đơn giản để cảm thấy hạnh phúc và những điều tử tế này không cần to lớn. Điều quan trọng là bạn đặt mục tiêu đối xử tốt với người khác.
"Hãy bày tỏ lòng tốt với đồng nghiệp, nói những lời tử tế với hàng xóm, giữ thang máy cho ai đó hoặc dành thời gian giúp đỡ người thân", các chuyên gia từ Bệnh viện Mayo (Mỹ) gợi ý.
Bên cạnh những hành động thực tế, suy nghĩ tốt về người khác cũng nuôi dưỡng hạnh phúc.
Ví dụ, bạn hãy nghĩ về những điều mình ngưỡng mộ ở đồng nghiệp hoặc nhớ lại những khoảng khắc mà người thân biểu lộ rỗ các phẩm chất đáng quý. Bạn cũng có thể làm điều tương tự với những người chưa quen biết rõ, thậm chí những người bạn cảm thấy khó tiếp xúc. Bằng cách suy nghĩ tích cực về thế giới xung quanh, bạn sẽ tự thêm niềm vui cho cuộc sống của mình.
Để lại bình luận
5