- Định Nghĩa Bạn Thân là gì? Những định nghĩa về bạn thân hài hước và bá đạo
- Định Nghĩa Rủi Ro là gì? Quản trị rủi ro trong đầu tư
- Định Nghĩa Rượu là gì? Những điều bạn chưa biết về Rượu
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những khía cạnh quan trọng nhất của nghề nấu rượu, bao gồm:
- Quy trình nấu rượu gạo chuẩn
- Kinh nghiệm nấu rượu ngon
- 10Kg gạo nấu được bao nhiêu rượu?
- Làm thế nào để nấu được nhiều rượu nhất?
Đây là những vấn đề quan trọng mà bất cứ ai đang có ý định học nấu rượu để bán hoặc đang có cơ sở cung cấp rượu nhưng vận hành không hiệu quả rất quan tâm. Bởi cách nấu rượu ngon sẽ cho họ chất lượng sản phẩm tốt, bí quyết nấu rượu hiệu quả sẽ cho họ nguồn lợi nhuận cao.
Quy trình nấu rượu gạo chuẩn nhất
Phương pháp nấu rượu thì có rất nhiều và mỗi vùng, mỗi địa phương đều có cách nấu rượu khác nhau để tạo ra hương vị đặc trưng riêng của họ. Tất nhiên, các công đoạn cơ bản trong cách nấu rượu thì không quá khác nhưng trong mỗi công đoạn, họ sẽ có thứ tự cũng như nguyên liệu riêng.
Xem thêm: Định Nghĩa Rượu là gì? Những điều bạn chưa biết về Rượu
Quy trình nấu rượu thủ công
Bước 1: Nấu chín ngũ cốc
Việc nấu cơm Rượu cũng rất đơn giản, giống nấu cơm ăn hàng ngày. Trước hết bạn phải ngâm gạo và rửa hết cặn bẩn trong Gạo. Tiếp theo làm hạt gạo tơi xốp và trương phồng sau đó đổ vào nồi to để nấu cơm rượu
Tùy vào nhu cầu để gia đình sử dụng hay sản xuất để bán mà bạn có thể nấu lượng ít hay nhiều. Để nấu cơm rượu không bị nát và nhão thông thường tỉ lệ gạo nước sẽ là:1:1. Mục đích để làm chín hạt gạo, hồ hóa tinh bột gạo giúp vi sinh vật dễ lên men rượu.
Bước 2: Trộn men
Men được loại bỏ lớp trấu, sau đó xay nhuyễn hoặc đập nhuyễn men ra và chờ cơm bớt nóng thì bạn rắc men đều lên trên( lưu ý phải rắc men ngay khi cơm nếp còn ấm, tránh trường hợp cơm nguội hẳn hoặc còn quá nóng).
Trộn đều để men phủ khắp hạt cơm nếp.
Mẹo nhỏ trong cách rắc men là nên chia lượng men làm 2 phần. Rắc trước trên mặt cơm, sau đó lật mặt cơm, rắc nốt phần men còn lại.
Bước 3: Ủ giai đoạn 1: Ủ khô
Cho cơm nếp đã rắc đều men vào hũ thủy tinh hoặc bình gốm và đậy kín.
Sau khoảng 4 -5 ngày , bình cơm rượu sẽ tự động dậy nước, thơm mùi rượu
Nhiệt độ phù hợp để lên men cơm rượu thành công là vào khoảng 20 – 25 độ C. Trời lạnh có thể khắc phục cho ủ gần bếp. Trời nóng mà nơi sản xuất không có điều hòa thì Rượu nhanh chua và năng suất thấp( hao rượu).
Bước 4: Ủ giai đoạn 2: Ủ ướt
Thêm nước vào hũ men. Cứ 10 kg gạo bạn sẽ đổ 15 lít nước, đậy kín để lên men hoàn toàn. Rượu hóa hết tinh bột và đường.
Ủ ướt trong vòng từ 1-2 tuần( tùy theo mùa và thời tiết). Khi nếm cơm và nước thấy vị cay, nước trong là có thể đem đi chưng cất.
Bước 5: Chưng cất rượu
Đổ tất cả nước và cái Rượu vào nồi.
Chú ý khi chưng cất tuyệt đối không để khê hay bị trào bồng ra ngoài nồi.
Thường 10 kg gạo có thể thu được 7-8 lít Rượu ngon 40-45 độ cồn. Lấy đến khi nếm thấy nhạt thì thôi.
Bước 6: Khử độc tố và lão hóa rượu
Rượu nấu xong nếu muốn ngon và tuyệt đối an toàn thì cho xử lý quá máy khử độc tố và lão hóa rượu (khử Andehit, Methanol, Furfurol,Este)… và một số tạp chất để uống không gây đau đầu, chóng mặt, uống ngon hơn và êm hơn.
Các bạn có thể tham khảo cách nấu rượu truyền thống của người dân Kim sơn( Ninh Bình) chi tiết dưới đây
Rượu Kim Sơn ( Ninh Bình) là thứ rượu truyền thống non nức tiếng đã được xếp vài một trong 10 loại rượu ngon nhất Việt Nam. Đây cũng là địa phương còn giữ được phương pháp nấu rượu gạo thủ công cho đến ngày nay.
Gạo để nấu rượu Kim Sơn là gạo nếp lứt (chỉ xay qua lớp vỏ trấu còn giữ nguyên được lớp cám bọc bên ngoài còn y nguyên), sau đó được mang đi nấu với nước giếng khơi sạch. Cơm nấu xong thì dàn đều ra một cái nia lớn cho nguội. Trong khi chờ cơm nguội tiến hành giã nhỏ men thuốc Bắc, chờ khi cơm nguội mới tiến hành rắc men đều lên cơm.
Cơm sau khi được rắc men thuốc Bắc được cho vào chậu và úp lá khoai cho cơm lên men (trong khi ủ tránh mở ra xem vì sẽ dễ làm hỏng quá trình lên men).
“Đây là công đoạn quan trọng nhất vì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nồi rượu, nếu cơm mà không lên men coi như nồi rượu đó hỏng. Bởi khi ủ bằng men thuốc bắc nên cơm rượu khó lên men hơn những loại men khác, vì thế trong công đoạn này cần làm rất tỉ mỉ và cũng như kinh nghiệm của mỗi người” – chị Nhiên, người trực tiếp nấu rượu truyền thống ở Kim Sơn tiết lộ cách nấu rượu ngon.
Ủ bằng men thuốc bắc nên cơm rượu khó lên men hơn những loại men khác
Sau khi cơm lên men mở ra thấy có mùi thơm và ngọt thì cho vào chum, đổ thêm nước lấy từ giếng khơi vào rồi buộc chặt miệng ủ tiếp. Sau khi ủ khoảng 7 ngày ở chum thì tiến hành nấu chưng cất rượu, chú ý trong quá trình nấu không được nấu lửa quá to vì sẽ làm mất đi độ ngon của rượu.
Trong quá trình nấu không được nấu lửa quá to vì sẽ làm mất đi độ ngon của rượu
Dụng cụ để nấu rượu gồm một nồi lớn, không cần vung, bên trên nồi này là một thùng tròn đóng bằng gỗ như cái trống, có đặt máng và ống dẫn rượu ra ngoài, trên cùng thường là một chậu lớn đặt nghiêng. Trong chậu này đựng nước thường xuyên được thay để giữ lạnh. Hơi rượu bốc lên từ nồi dưới, gặp lạnh ở đáy chậu đựng nước lạnh phía trên, sẽ hóa lỏng mà theo máng chảy ra ngoài rồi được hứng vào chai, can.
Theo người dân ở đây, từ khi bắt đầu nấu cơm cho đến lúc chưng cất phải trải qua rất nhiều công đoạn khác nhau và thường mất khoảng 15 ngày. Mất nhiều thời gian nhưng sẽ thu được mẻ rượu ngon, được nhiều người ưa chuộng, coi như đặc sản của vùng này.
Với sự phát triển của xã hội nói chung và nghề nấu rượu nói riêng, phương pháp nấu rượu thủ công cũng dần được thay thế bằng cách nấu rượu gạo công nghiệp, cho năng suất cao hơn và rút ngắn thời gian hơn. Ta sẽ tìm hiểu về hai quy trình nấu rượu này ngay sau đây:
Cách nấu rượu gạo công nghiệp
Nhu cầu sử dụng rượu trong những dịp Lễ Tết hay ở các thành phố lớn ngày càng cao và đa dạng loại rượu hơn, nên sự xuất hiện của các cơ sở sản xuất rượu là điều tất yếu. Và họ cũng không thể giữ cách nấu rượu mất tới tận 15 ngày mới được được một mẻ.
Cách nấu rượu gạo công nghiệp của các cơ sở này là sử dụng nồi nấu rượu hiện đại, máy nấu rượu lớn để rút ngắn thời gian và chi phí nhân công, chắc chắn chất lượng rượu không thể được 100% như nấu bằng phương pháp truyền thống nhưng lại có chất rượu đồng đều, năng suất cao và ổn định.
Họ cũng phải lựa chọn gạo ngon, nấu với nước sạch để thu được cơm rượu tốt. Nhưng thay vì tự làm men thuốc Bắc thì họ phải sử dụng các loại men làm sẵn đóng gói, vừa tiện lại có thời gian ủ men ngắn hơn.
Sau thời gian ủ cơm rượu, tiến hành chưng cất bằng máy nấu rượu bằng điện. Công nhân sẽ đổ cơm rượu vào nồi ủ của máy, cài đặt nhiệt độ để ủ nóng và chưng cất. Đặc biệt đây là loại nồi nấu cách thủy nên sẽ không có hiện tượng khê như cách nấu truyền thống, cũng không cần kỹ thuật nấu rượu gạo như trước đây.
Bộ nồi nấu rượu 10- 15kg/ mẻ
Lúc này, nồi nấu rượu vận hành tự động, chưng cất và làm nguội rượu ở khoang làm lạnh, cho ra thành phẩm nhanh chóng và chất lượng đạt tới 95% so với cách nấu truyền thống. Đây là lí do vì sao các cơ sở sản xuất rượu lớn nhỏ đều lựa chọn sử dụng nồi nấu rượu bằng điện.
Khoang làm lạnh của nồi nấu rượu công nghiệp
Như vậy, quy trình nấu rượu gạo thì có vẻ khá đơn giản, nhưng để ngon thì phải có bí quyết riêng mà chỉ có những người trực tiếp nấu rượu nhiều năm mới đúc kết được. Vậy cách nấu rượu ngon của người dân Kim Sơn là gì?
Cách nấu rượu ngon theo kinh nghiệm của người dân Kim Sơn
Chị Nhiên cho biết: “Để nấu được nồi rượu ngon khiến hàng triệu người say thì cần có 3 yếu tố, thứ nhất là nguồn nước, men rượu và gạo. Thứ 2 là kinh nghiệm. Thứ 3 là thời tiết. Trong đó quan trọng nhất vẫn là men rượu, men để nấu rượu là men thuốc bắc được làm từ 36 vị thuốc bắc, chính điều này đã làm nên sự thơm ngon của rượu Kim Sơn mà không đâu có được”.
Để có cách nấu rượu ngon thì phải tuân thủ tuyệt đối một số quy định trong quá trình sản xuất:
- Sử dụng gạo nếp có chất lượng cao để làm nguyên liệu sản xuất rượu, đặc biệt nguyên liệu không được mối mọt hay có dư lượng hóa chất trong quá trình sản xuất và bảo quản.
- Phải sử dụng nước sạch. Tốt nhất là dùng nước mưa được lọc qua máy lọc sử dụng lõi Alkaline để cân bằng PH và có vị ngọt tự nhiên
- Men rượu thuốc bắc (hay còn gọi là men ta) gồm có hàng chục vị thuốc bắc như: Quế chi 2,5 gram, hoa hồi 2,5 gram, thảo quả 2,5 gram, tế tân 1,5 gram, đinh hương 0,3 gram, đậu khấu 1,2 gram, địa liền 1,5 gram… Điểm đặc biệt của men được làm từ thuốc bắc và bột gạo tẻ là không có hoá chất như những men thông thường. Đó cũng chính là xu hướng gần gũi tự nhiên của văn hoá truyền thống, đảm bảo sức khoẻ và tăng cường thể lực.
- Thiết bị Chưng cất phải là loại không thôi ra độc tố (nồi đồng và nồi nhôm thường không tốt để làm nồi nấu rượu). Hiện nay nồi nấu rượu tốt nhất là được làm bằng inox 304.
- Ngâm ủ: ngâm rượu trong chum sành và hạ thổ ít nhất là 100 ngày để cho rượu hấp thụ được tinh hoa của trời đất.
Kết hợp những yếu tố trên, bạn sẽ có được cách nấu rượu ngon mà không quá phức tạp hay bí quyết gia truyền như nhiều người vẫn thường “truyền tai” nhau. Hơn thế nữa, tại các cơ sở sản xuất rượu bằng máy nấu rượu thì lại càng đơn giản hơn vì không phải lo lắng về thiết bị chưng cất.
10kg gạo nấu được bao nhiêu rượu?
Theo những người nấu rượu truyền thống thì cứ 10kg gạo ngon có thể thu được 7-7.5 Lit rượu 40- 45°. Nếu ai có kinh nghiệm nấu rượu tốt, cách nấu rượu ngon thì có thể thu được khoảng 8 Lit rượu. Với lượng rượu nguyên chất thu được, bạn có thể đem pha ra thành các loại rượu với độ cồn khác nhau thì lượng rượu thu được sẽ tùy theo lượng pha.
Tuy nhiên, 10kg gạo sẽ không thu được quá 8 Lit rượu nguyên chất. Đây là điều chắc chắn mà rất nhiều người nấu rượu lâu năm khẳng định. Nếu được nhiều rượu hơn, chắc chắn là người nấu rượu đã sử dụng một loại men “đặc biệt”.
Làm thế nào để thu được lượng rượu cao nhất?
Đối với người nấu rượu để bán, quan trọng không kém cách nấu rượu ngon là làm sao để từ cùng một lượng gạo mà có thể thu được nhiều rượu nhất. Bí quyết là gì?
Để rượu ra nhiều nhất khi nấu, cũng như các nấu rượu ngon, bạn cần thuộc lòng các yếu tố như ở trên đã nói:
Gạo ngon + Men tốt + Thiết bị chưng cất hiện đại
Gạo chính là cái cốt để tạo ra rượu, chính vì vậy, phải có loại gạo ngon thì mới có loại rượu ngon nhờ cách nấu rượu ngon của người có nhiều kinh nghiệm. Nếu nấu rượu công nghiệp, không nhất thiết phải là loại gạo nếp nhưng phải hạt to đều, trắng và không bị mối mọt.
Khi ủ men phải đủ thời gian và nhiệt độ phù hợp để lên men tự nhiên. Trên thị trường hiện nay, rất nhiều cơ sở chế biến rượu có sử dụng một loại men rượu “đặc biệt” nào đó, giúp cho rượu ra nhiều hơn. Cứ 10kg gạo nấu được tới 13- 14 Lit rượu, gấp đôi so với cách nấu rượu thông thường. Trong khi đó, giá thành của gói men chỉ khoảng 40.000 đồng.
10kg gạo nấu được 13- 14 Lit rượu, gấp đôi so với cách nấu rượu thông thường nếu dùng loại men “đặc biệt”
1 gói men này có thể sử dụng để ủ cho cả tạ gạo, như vậy cơ sở sản xuất chỉ bán rượu với giá thành dưới 10.000 đồng/ lit nhưng vẫn có thể thu được lãi lớn. Từ đây, ta suy ngược lại, liệu chất lượng của rượu có được đảm bảo không khi giá thành của 1kg gạo đã đắt hơn cả giá rượu được bán ra?
Hơn thế nữa, loại men “đặc biệt” này có nguồn gốc xuất xứ, thành phần như thế nào, có được phép sử dụng trong nấu rượu không thì không ai biết và kiểm chứng được. Chính vì vậy, bạn nên tự làm men rượu thuốc bắc hoặc sử dụng các loại men có nguồn gốc rõ ràng để nấu rượu.
Nói tóm lại, cách nấu rượu ngon và làm sao để thu được nhiều rượu nhất từ mỗi mẻ nấu không có khó, bạn chỉ cần đọc kĩ và nắm vững các kinh nghiệm như trong bài viết đã nhắc tới và làm theo. Cùng với đó là sự hỗ trợ của nồi nấu rượu công nghiệp sẽ giúp bạn vừa có chất lượng rượu tốt vừa có năng suất cao.
Để lại bình luận
5