Không phải là hành tinh xa Mặt trời nhất nhưng sao Thiên Vương lại là hành tinh lạnh nhất. Đây cũng là hành tinh duy nhất được đặt tên theo một vị thần trong thần thoại Hy Lạp. Thiên Vương tinh còn là hành tinh có một ngày ngắn nhất,… Vậy “vị Vua của bầu trời” còn có những bí ẩn nào nữa? Hãy cùng chúng tôi khám phá ngay trong phần chia sẻ sau đây nhé.

Sao Thiên Vương được tìm thấy lần đầu tiên khi nào?

1. Lịch sử phát hiện Thiên Vương tinh

Từ thời cổ đại do độ mờ cũng như quỹ đạo chậm của nó cho nên Thiên Vương tinh không được biết đến. Hiện nay mặc dù có thể nhìn thấy bằng mắt thường nhưng chúng lại được phát hiện khá muộn. Nguyên nhân là do nó bị nhầm là một ngôi sao thay vì là một hành tinh. Nhiều thông tin cho rằng, Thiên Vương tinh thực sự được nhìn thấy lần đầu tiên như một ngôi sao từ năm 128 TCN. Vào năm 1690, John Flamsteed đã nhìn thấy “ngôi sao” này 6 lần và gọi nó là 34 Tauri. Trong khoảng từ 1750 – 1769, Pierre Lemonnier đã thấy “ngôi sao” này ít nhất 12 lần.

Cho đến tận đêm 13/3/1781, William Herschel mới quan sát thấy hành tinh này khi đang trong vườn nhà tại số 19, đường New King tại thị trấn Bath, Somerset (Anh). Từ đây ông tuyên bố khám phá ra Thiên Vương Tinh. Đây cũng là hành tinh đầu tiên được phát hiện dưới sự hỗ trợ của kính thiên văn.

Sao Thiên Vương có sự sống không? Những sự thật thú vị hành tinh lạnh nhất Thái Dương hệ
Sao Thiên Vương có sự sống không?

2. Ý nghĩa tên gọi Sao Thiên Vương - Uranus

Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra lúc sau khi tìm thấy hành tinh chính là tên gọi của chúng. Ban đầu Herschel muốn tôn vinh nhà vua của vương quốc Anh lúc bấy giờ là George III. Do đó chúng có tên là Georgium Sidus hay Georgian. Có nghĩa là hành tinh của George. Tuy nhiên tên gọi này chỉ phổ biến ở nước Anh. Sau đó có nhiều gợi ý về tên gọi khác cho hành tinh này như Herschel, Neptune – tên của sao Hải Vương hiện tại.

Phải mất khoảng 70 năm sau khi phát hiện thù hành tinh này mới có tên chính thức như hiện nay. Năm 1782, Johann Bode để xuất cái tên Uranus. Cho đến tận năm 1850 chúng mới được phổ biến và công nhận đến tận ngày nay.

Uranus là tên của một vị thần trong thần thoại Hy Lạp. Uranus trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là bầu trời. Trong thần thoại, ông được coi là cha của bầu trời. Ông cùng với “mẹ đất” Gaia được coi là tổ tông của hầu hết các vị thần Hy Lạp. Đây là hành tinh duy nhất được đặt tên theo một vị thần Hy Lạp thay vì các vị thần La Mã như những hành tinh khác.

Trong các ngôn ngữ Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc,… tên của hành tinh này có nghĩa là vị vua của bầu trời. Thiên là bầu trời còn vương là vua, hoàng đế.

3. Sự hình thành của sao Thiên Vương

Từ những giả thuyết của mô hình Nice, người ta cho rằng cả sao Thiên Vương và Sao Hải Vương đều hình thành ở gần Mặt trời hơn vị trí hiện tại. Nhưng sau đó chúng bị trôi đi ra xa như hiện nay.

Có giả thuyết cho rằng, Thái Dương hệ hình thành từ một quả cầu khí và bụi quay khổng lồ được gọi là tinh vân tiền Mặt trời. Phần lớn nó hình thành Mặt trời trong khi nhiều bụi của nó tiếp tục hợp nhất để tạo ra các hành tinh tiền đầu tiên. Khi chúng lớn lên, một số vật chất tích tụ đủ để lực hấp dẫn của chúng có thể giữ được khí còn sót lại của tinh vân. Các ước tính cho thấy sự sáng tạo đã diễn ra khoảng 4,5 tỷ năm trước, và sự trôi dạt khoảng 4 tỷ.

Sao Thiên Vương có sự sống không? Những sự thật thú vị hành tinh lạnh nhất Thái Dương hệ
Sao Thiên Vương có sự sống không?

Sao Thiên Vương cách Trái Đất bao xa?

Trong Hệ mặt trời, Thiên vương tinh là hành tinh thứ 7. Nó cách xa Mặt Trời khoảng 19.2 AU. Và cách xa Trái Đất khoảng 18.8AU. Trong đó, AU là đơn vị đo khoảng cách trong thiên văn. Với 1AU bằng khoảng 150 triệu km hay 93 triệu dặm. Đây thực sự là một khoảng cách rất xa.

Vị vua của bầu trời này là hành tinh lớn thứ 3 với đường kính tại xích đạo là 51118km. Là hành tinh có khối lượng lớn thứ 4, gấp khoảng 14,5 lần khối lượng của Trái Đất.

Vì ở vị trí cách rất xa Mặt trời cùng với tốc độ quay chậm của mình. Cho nên sao Thiên Vương Tinh mất đến 84 năm Trái Đất để hoàn thành một vòng quanh xung quanh Mặt Trời. Đây là khoảng thời gian dài nhất trong tất cả các hành tinh của Thái Dương hệ để hoàn thành một ngày Mặt trời. Tuy nhiên, hành tinh này lại có ngày ngắn nhất. Thiên Vương tinh chỉ mất khoảng 17 giờ để hoàn thành một vòng tự quay quanh mình. 2 cực của hành tinh này sẽ lần lượt được chiếu sáng 42 năm sau đó chìm vào bóng tối 42 năm.

Vậy ánh sáng mặt trời phản xạ từ Thiên Vương tinh có màu gì? Câu trả lời là màu xanh. Cụ thể là vào tháng 4/2006, kính thiên văn Keck chụp được vành đai xa nhất của Thiên Vương tinh có màu xanh lam.

Sao Thiên Vương có sự sống không?

Sự sống trên một hành tinh được quyết định bởi rất nhiều yếu tố như khí hậu, nước, khí quyển, thổ nhưỡng,… Hiện tại trong Hệ Mặt trời thì Trái Đất của chúng ta là hành tinh duy nhất có sự sống. Chúng ta hãy thử tìm hiểu một chút về các điều kiện trên sao Thiên Vương qua những chia sẻ sau.

Sao Thiên Vương có sự sống không? Những sự thật thú vị hành tinh lạnh nhất Thái Dương hệ
Sao Thiên Vương có sự sống không?

1. Khí hậu trên sao Thiên Vương như thế nào?

Thiên Vương tinh này là hành tinh lạnh nhất trong Hệ Mặt trời. Nó được mệnh danh là một hành tinh băng khổng lồ. Sao Thiên Vương nhiệt độ có thể xuống thấp tới 49K tương đương khoảng -224 độ C.

Nhiều người cho rằng do quá xa Mặt Trời nên Thiên Vương tỉnh trở nên lạnh lẽo. Tuy nhiên điều này không hoàn toàn  chính xác. Vì Sao Hải Vương mới là hành tinh xa nhất nhưng nhiệt độ thấp nhất cũng chỉ là -217 độ C. Nguyên nhân có thể là do cấu hình độc nhất cùng trục tự quay có độ nghiêng đến 97,77 độ. Có nghĩa là nó gần như song song với mặt phẳng quỹ đạo trong Thái Dương hệ. Trong khi đó, trục tự quay của Trái Đất chỉ có độ nghiêng khoảng 23,5 độ.

Tốc độ gió trên Sao Thiên Vương vô cùng khủng khiếp. Những cơn gió ngược chiều quay có tốc độ thường là 100m/s. Gió cùng chiều quay có thể lên tới 250m/s (khoảng 900km/h). Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến hành tinh này không thể giữ được nhiệt và trở nên giá lạnh.

2. Cấu trúc hành tinh Sao Thiên Vương

Sao Thiên Vương có cấu trúc gồm 3 lớp với lõi đá silicat, sắt – niken ở giữ. Sau đó là lớp băng giá và ngoài cùng là lớp khí. Thiên Vương tinh không có bề mặt rắn vì cấu trúc băng bên trong của nó. Bầu khí quyển bao gồm các chất khí chuyển dần vào các lớp chất lỏng bên trong. 

Với việc không có nước, không có đất ở phần cấu trúc nên nó một lần nữa khẳng định hành tinh này không có sự sống.

3. Không khí

Phần ngoài cùng của hành tinh này được bao bọc bởi các khí được gọi là bầu khí quyển. Bầu khí quyển của Thiên Vương tinh hầu như đều là hydro, heli, metan, amoniac, nước, hydro sulfua, các hydrocacbon khác nhau và hơi nước. Carbon monoxide và carbon dioxide có thể do một nguồn bên ngoài như bụi rơi và sao chổi.

Vậy sao Thiên Vương có màu gì? Hành tinh này được xác định có màu xanh nhạt. Màu sắc này phần nào được hình thành từ tầng khí quyển của chúng. Nguyên nhân được hình thành từ các đám mây methane.

Sao Thiên Vương có sự sống không? Những sự thật thú vị hành tinh lạnh nhất Thái Dương hệ
Sao Thiên Vương có sự sống không?

Sao Thiên Vương có bao nhiêu vệ tinh?

Khác với Trái Đất chỉ có duy nhất 1 vệ tinh là Mặt trăng thì hành tinh này có tới 27 vệ tinh. Chúng được đặt tên theo các nhân vật trong các tác phẩm của Shakespeare và Alexander Pope. Mặc dù lên tới 27 vệ tinh, đây là số lượng ít nhất so với hệ thống vệ tinh của các hành tinh khổng lồ khác. Có năm vệ tinh chính nổi bật nhất là: Miranda, Ariel, Umbriel, Titania và Oberon.

1. Miranda

Miranda là một mặt trăng hình cầu. Là vệ tinh nhỏ nhất và trong cùng của Sao Thiên Vương đường kính chỉ  khoảng 470km. Nó được cho là một trong những nơi kỳ lạ nhất trong hệ mặt trời.Vệ tinh này được phát hiện vào năm 1948 và được đặt theo tên của Miranda trong vở kịch The Tempest của Shakespeare.

2. Ariel

Đây là mặt trăng lớn thứ tư trong số các vệ tinh đã biết của Sao Thiên Vương. Nó có đường kính ước tính khoảng 1157km. Được phát hiện vào năm 1851 bởi William Lassell. Vệ tinh này được đặt tên theo hai nhân vật: linh hồn bầu trời trong The Rape of the Lock của Alexander Pope và linh hồn phục vụ Prospero trong Shakespeare’s The Tempest.

Sao Thiên Vương có sự sống không? Những sự thật thú vị hành tinh lạnh nhất Thái Dương hệ
Sao Thiên Vương có sự sống không?

3. Umbriel

Cũng được phát hiện bởi William Lassell vào năm 1851. Mặt trăng này chủ yếu gồm băng và một phần đá. Nó có bề mặt tối nhất trong số các mặt trăng của sao Thiên Vương và dường như đã được định hình bởi các tác động. Vệ tinh này được đặt theo tên nhân vật trong The Rape of the Lock của Alexander Pope.

4. Titania

Đây là vệ tinh lớn nhất của Sao Thiên Vương. Nó có đường kính tới 1578 km. Mặt trăng này được phát hiện vào năm 1787 bởi William Herschel. Titania là cái tên được đặt theo tên nữ hoàng của các nàng tiên trong Shakespeare’s – A Midsummer Night’s Dream.

5. Oberon

Đây là mặt trăng chính ngoài cùng của Sao Thiên Vương. Nó được phát hiện vào năm 1787 cũng bởi William Herschel. Nó là mặt trăng lớn thứ hai trong số năm mặt trăng chính của Uran. Oberon cũng là tên được đặt theo tên nhân vật trong Shakespeare’s – A Midsummer Night’s Dream.

Trên đây là những thông tin tổng hợp khái lược nhất về sao Thiên Vương. Hy vọng những chia sẻ trên đây đã giúp quý vị hiểu hơn về hành tinh lạnh giá này.

3, Theo Reviview 365 tổng hợp