- Xem ngay 6 dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị suy giảm trí nhớ
- Lạm dụng rượu bia gây teo não, mất trí nhớ và những hậu quả khôn lường
- Suy giảm trí nhớ sau sinh - Nguyên nhân và cách khắc phục
Các vấn đề về sức khỏe luôn không phân biệt tuổi tác. Thực tế cho thấy ngày càng có nhiều người trẻ bị suy giảm trí nhớ ở các mức độ khác nhau. Hiểu rõ về các nguyên nhân suy giảm trí nhớ ở người trẻ là cách hữu ích nhất để xây dựng biện pháp phòng ngừa và tăng cường sức khỏe thần kinh, giúp phục hồi trí nhớ hiệu quả.
Suy giảm trí nhớ là gì?
Suy giảm trí nhớ là hiện tượng não bộ suy giảm chức năng hoặc quá trình vận chuyển những thông tin và trí nhớ về vỏ não bị ngưng trệ. Bệnh còn được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như suy giảm nhận thức, chứng suy giảm trí nhớ, hội chứng suy giảm trí nhớ, suy giảm chức năng nhận thức... Và dù với bất cứ tên gọi nào thì chung quy đều diễn tả tình trạng não bộ và trí nhớ sa sút theo thời gian.
Gần đây, nhiều nghiên cứu thống kê rằng 85% người trẻ dưới 50 tuổi ít nhất gặp phải một vấn đề về trí nhớ kém, trong đó có đến 20-30% ở người dưới 30 tuổi, phần còn lại tập trung ở lứa tuổi trung niên. Các số liệu trên cho thấy đây là một thực trạng đáng báo động bởi có đến 50% suy giảm trí nhớ ở người trẻ sẽ diễn tiến thành hội chứng sa sút trí tuệ ở người già, đặc biệt trong số đó là bệnh Alzheimer.
Các nguyên nhân suy giảm trí nhớ ở người trẻ
1. Các gốc tự do trong quá trình chuyển hóa
Một trong các nguyên nhân suy giảm trí nhớ ở người trẻ hay gặp chính là do tác động của các gốc tự do, được sinh ra trong quá trình chuyển hóa bình thường của cơ thể hằng ngày. Các gốc tự do này thường tác động lên các mô chứa nhiều lipid, đặc biệt là não – nơi chiếm đến 60% lipid của cơ thể.
Do đó, ở người trẻ, các hoạt động chuyển hóa diễn ra mạnh mẽ sinh nhiều các gốc tự do và tăng nguy cơ gây hư hỏng các tế bào thần kinh, đặc biệt nếu cơ thể phải tiêu thụ các loại thức ăn nhanh, thức ăn nhiều năng lượng, các chất kích thích hoặc ở trong trạng thái stress, mất ngủ... Cuối cùng là não bộ bị tổn thương và gây chứng suy giảm trí nhớ ở người trẻ.
2. Suy giảm trí nhớ do trầm cảm và stress
Cuộc sống của người trẻ đa phần sẽ gặp rất nhiều áp lực từ công việc, học hành, môi trường ô nhiễm... dễ dẫn đến stress. Thần kinh căng thẳng làm chúng ta khó tập trung do stress tác động trực tiếp lên trung tâm thần kinh nhận thức và làm giảm tốc độ phản ứng với sự vật, khiến con người khó tập trung suy nghĩ, dễ phân tán tư tưởng và giải quyết vấn đề chậm chạp. Lâu ngày làm não bộ suy giảm chức năng và trí nhớ sa sút dần.
3. Rối loạn giấc ngủ
Giấc ngủ có vai trò rất quan trọng với sức khỏe, ngủ là thời gian cơ thể nghỉ ngơi, tái tạo lại năng lượng và đào thải độc tố, đồng thời sóng não sẽ được tạo ra để lưu trữ các thông tin khi ngủ, chuyển thông tin đó đến vỏ não trước trán và lưu giữ ký ức tại đây.
Tình trạng thiếu ngủ, ngủ không đủ giấc làm luồng thông tin về vỏ não trước trán ngưng trệ và làm mất trí nhớ ngắn hạn hoặc mau quên. Nhu cầu giấc ngủ của mỗi người là 7-8 tiếng một ngày, chất lượng giấc ngủ phải đủ sâu, sau ngủ cơ thể phải tỉnh táo không mệt mỏi và phải loại bỏ những ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài.
Do đó muốn có một giấc ngủ ngon, giúp cơ thể lưu trữ ký ức hiệu quả thì chúng ta cần loại bỏ các áp lực, căng thẳng trong cuộc sống, chế độ dinh dưỡng, vận động khoa học, hạn chế hoặc không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá. Khi đó, não bộ sẽ được phục hồi, căng thẳng và stress cũng được giải tỏa, các nguy cơ tổn thương não, suy giảm trí nhớ cũng được loại bỏ.
4. Công việc quá tải
Khi cơ thể cũng lúc phải làm quá nhiều việc thì bộ não sẽ làm việc quá tải và đó chính là một trong những nguyên nhân suy giảm trí nhớ ở người trẻ. Tốt nhất là bạn nên tập trung làm tốt một việc ở một thời điểm, sắp xếp công việc hợp lý tránh việc cùng lúc phải giải quyết nhiều vấn đề để hạn chế nguy có suy giảm trí nhớ.
5. Chế độ dinh dưỡng thiếu hụt
Dinh dưỡng cũng là phần không thể thiếu của một bộ não khỏe mạnh. Các vấn đề như thiếu máu do thiếu sắt làm chúng ta mệt mỏi, chóng mặt, da vẻ xanh xao cộng hưởng với các áp lực trong cuộc sống cũng có thể dẫn đến tình trạng suy giảm trí nhớ ở người trẻ.
Ngoài ra, một số khoáng chất, nhất là các loại vitamin nhóm B (B1 và B12) khi thiếu hụt cũng gây ảnh hưởng tiêu cực đến trí nhớ. Vitamin B1 giúp duy trì việc sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh, ảnh hưởng đến tâm trạng, trí nhớ và suy nghĩ của con người. Khi thiếu hụt vitamin B1 sẽ gây ra hội chứng Wernicke-Korsakoff, gây mất trí nhớ ngắn hạn, hoặc dài hạn.
Suy giảm trí nhớ ảnh hưởng đến cuộc sống của người trẻ tuổi như thế nào?
Các nghiên cứu cho thấy, tế bào thần kinh thoái hóa ở độ tuổi trên 20. Từ 25 tuổi trở đi, mỗi ngày có tới 3.000 tế bào não chết đi mà không sản sinh thêm. Trong khi đó, các yếu tố bên ngoài và các gốc tự do bên trong ảnh hưởng tiêu cực làm sự thoái hóa tế bào thần kinh diễn ra nhiều hơn, mạnh mẽ hơn và cuối cùng gây ảnh hưởng đến trí nhớ và tác động tiêu cực đến cuộc sống của người trẻ.
1. Về công việc
Đối tượng bị suy giảm trí nhớ thường lơ đãng, thiếu tập trung vào việc học hay làm việc. Khả năng ghi nhớ suy giảm cũng khiến tư duy và suy nghĩ về các vấn đề sa sút theo. Do đó, người bệnh thường phản ứng chậm chạp với mọi thứ và không còn khả năng đáp ứng được các công việc, các bài học.
2. Về cuộc sống
Những ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh suy giảm trí nhớ có thể biểu hiện ở những việc đơn giản như: đi chợ quên mang tiền, không nhớ tắt điện khi đi ra ngoài... Lâu dần làm người bệnh thay đổi tâm trạng và hành vi, cảm xúc, hay cáu gắt và ảnh hưởng đến các mối quan hệ xung quanh.
3. Về sức khỏe
Các chuyên gia khẳng định nếu tình trạng suy giảm trí nhớ ở người trẻ không được giải quyết kịp thời thì trong vòng 3 năm có thể sẽ chuyển sang giai đoạn sa sút trí tuệ.
Khi đó, não bộ mất dần khả năng điều khiển các cơ quan chức năng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí có thể tử vong. Khi đã sa sút trí tuệ, các tế bào não tổn thương và không còn khả năng phục hồi, bao gồm: chết tế bào não, teo não, tổn thương mạch máu não hoặc tổn thương chất trắng.
Điều trị suy giảm trí nhớ ở người trẻ
Khi tình trạng suy giảm trí nhớ chưa diễn ra nghiêm trọng cần có biện pháp điều trị từ sớm, ngăn ngừa diễn tiến nặng hơn. Quan trọng hơn hết vẫn là thay đổi thói quen sống lành mạnh hơn:
- Tập luyện thể dục, thể thao là một cách tốt, giúp thúc đẩy hệ tuần hoàn, hô hấp, tăng cường oxy và dinh dưỡng cho não bộ.
- Hạn chế các nguy cơ gây căng thẳng, stress – nhóm nguyên nhân hàng đầu gây bệnh. Chúng ta có thể thiền, yoga giúp cải thiện tâm trạng. Các hoạt động thể chất nhẹ nhàng này giúp lưu thông tuần hoàn máu trong cơ thể, đặc biệt là máu nuôi não bộ và giúp hệ thần kinh hoạt động tốt hơn.
- Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Hạn chế những loại thực phẩm nhiều Carbohydrate và đường, chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, đồ uống có ga. Thay vào đó là sử dụng nguồn thực phẩm lành mạnh và giàu dinh dưỡng cho bộ não như là cá biển (giàu axit béo omega -3), thực phẩm giàu vitamin nhóm B (nấm, sữa, ngũ cốc..), thực phẩm giàu choline có trong các loại trứng gia cầm.
- Rèn luyện ghi nhớ bằng các trò chơi trí tuệ 15 – 30 phút mỗi ngày thay vì lãng phí quá nhiều thời gian trên mạng xã hội.
Để lại bình luận
5