- 13 thói quen làm tổn thương đến não, khiến trí nhớ suy giảm
- Thực phẩm cực tốt phục hồi trí nhớ cho bệnh "não cá vàng"
- 4 loại nấm "siêu năng lượng" giúp giảm mệt mỏi, tăng cường trí nhớ.
- Top 9 loại thực phẩm tự nhiên có khả năng tăng cường trí nhớ
Sau khi sinh con, đầu óc của bạn không còn minh mẫn như trước. Sự đãng trí và kém tập trung có thể khiến chị em gặp phải không ít tình huống dở khóc dở cười. Chẳng hạn như tìm thấy chìa khóa trong tủ lạnh hoặc giật mình,hoảng hốt khi nhìn vào chiếc nôi trống vì không biết con ở đâu nhưng thực chất là bạn đang bế con trên tay… Thế nhưng, bạn không cần quá căng thẳng vì sự suy giảm trí nhớ sau sinh, bởi đây là một hiện tượng bình thường và bạn vẫn có thể kiểm soát được.
1. Nguyên nhân suy giảm trí nhớ sau sinh
Mất cân bằng hormone Estrogen
Sự mất cân bằng estrogen là nguyên nhân chính gây nên chứng suy giảm trí nhớ sau sinh. Ngoài chức năng là một hormon riêng biệt của phái nữ, estrogen còn có tác dụng làm thay đổi tế bào gốc của hệ thần kinh trung ương, tái sinh đồi hải mã và thay đổi hình dáng não bộ, do đó estrogen cũng nhận trách nhiệm trong việc tạo nên trí nhớ.
Khi mang thai, đỉnh của hormone estrogen sẽ tăng dần trong tam cá nguyệt thứ nhất và tam cá nguyệt thứ hai, sau đó giảm dần trong tam cá nguyệt cuối cho đến 3 tháng hậu sản mới trở về bình thường.
Do đó, sau khi em bé chào đời, sự thiếu hụt đột ngột estrogen khiến cơ thể bà bầu chưa kịp thích nghi, dẫn đến chứng suy giảm trí nhớ sau sinh, não bộ hoạt động trì trệ hơn. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, những người phụ nữ đã từng sinh em bé và đặc biệt nếu sinh nhiều lần thì trí nhớ sẽ kém hơn hẳn những người cùng độ tuổi.
Tuy nhiên, chứng suy giảm trí nhớ sau sinh mang tính chất cá thể, tùy theo từng đối tượng mà mức độ sẽ khác nhau. Bên cạnh đó, một loại hormone khác là oxytocin được sản xuất nhiều ở giai đoạn cho con bú, cũng gián tiếp ảnh hưởng làm giảm nồng độ estrogen trong máu và cộng hưởng gây nên tình trạng suy giảm trí nhớ sau sinh.
Trầm cảm
Trầm cảm cũng là một trong các nguyên nhân suy giảm trí nhớ sau sinh. Sau khi đón chào em bé, sự thay đổi về cuộc sống của người phụ nữ là rất lớn. Việc vừa đảm nhận trách nhiệm làm mẹ và làm vợ, vẻ ngoài xuống cấp hoặc thiếu sự quan tâm, chia sẻ của người chồng, con trẻ quấy khóc...
Bên cạnh đó bà bầu sau sinh phải bắt nhịp với công việc sau thời gian dài nghỉ ngơi và không thể hiện được cảm xúc ra bên ngoài. Tất cả các áp lực đó gây nên bệnh trầm cảm sau sinh, đầu óc khó tập trung và suy giảm trí nhớ.
Áp lực khi đảm nhận nhiều trách nhiệm
Sau sinh, nhiều mẹ phải bước vào giai đoạn vừa chăm sóc dạy dỗ con cái, vừa phải kiếm tiền và chăm lo cho gia đình. Điều này làm cho người phụ nữ bị kiệt sức và mệt mỏi quá độ. Khi đó, ệ thần kinh sẽ mất tập trung do phải phân tán suy nghĩ vào nhiều hoạt động cùng lúc và làm trí nhớ sa sút theo thời gian.
Thiếu hụt dinh dưỡng
Quá trình mang thai, người mẹ dù được cung cấp dinh dưỡng đầy đủ nhưng phải chia sẻ đa phần cho em bé trong bụng, do đó dinh dưỡng cho mẹ bầu vẫn thiếu hụt. Chưa dừng lại ở đó, giai đoạn sau sinh phải nuôi con bằng sữa mẹ khiến nguồn dinh dưỡng hấp thu không đủ để đáp ứng nhu cầu cả mẹ và bé. Hậu quả là cơ thể thiếu chất, thiếu máu nuôi não bộ và gây suy giảm trí nhớ sau sinh.
Giấc ngủ không đầy đủ
Khi con người chìm trong giấc ngủ cũng là lúc cơ thể tái tạo lại, đặc biệt là cho não bộ được nghỉ ngơi và sắp xếp, lưu trữ lại các ký ức. Mẹ sau sinh thường xuyên ở trạng thái thiếu ngủ trầm trọng do cuộc sống bị đảo lộn, phải thức khuya thường xuyên để chăm sóc cho em bé, qua đó gây nên chứng mất trí tạm thời, những thông tin vừa được tiếp nhận chưa được ghi nhớ thì đã bị lãng quên
Bí quyết giúp mẹ kiểm soát tình trạng suy giảm trí nhớ sau sinh
Sau khi sinh con, việc hay quên hoặc nhầm lẫn trong các hoạt động sinh hoạt thường ngày khiến các mẹ cảm thấy lo lắng mình không thể làm tốt mọi việc như trước. Một số mẹ có thể cảm thấy tỉnh táo và tập trung hơn chỉ trong vài tháng sau khi sinh con. Tuy nhiên, cũng có những mẹ phải “vật lộn” với chứng suy giảm trí nhớ sau sinh trong thời gian dài.
Vì vậy, điều quan trọng là mẹ cần kiểm soát được tình trạng này để làm tốt công việc và chăm sóc bé cưng chu đáo. Sau đây là 4 lời khuyên hữu ích dành cho mẹ muốn cải thiện trí nhớ sau sinh.
Chia sẻ với chồng và người thân
Người phụ nữ không nên im lặng mà hãy chia sẻ những khó khăn, những vấn đề đang gặp phải với người chồng và người thân trong gia đình.
Vai trò của người chồng đặc biệt quan trọng, chồng cần quan tâm đến mẹ bầu nhiều hơn để họ được thoải mái về mặt tâm lý, nên tích cực chuyện trò để vợ cảm thấy được yêu thương, hạnh phúc, không nên la mắng, trì triết. Việc chia sẻ khó khăn với nhau sẽ góp phần giảm nguy cơ stress và suy giảm trí nhớ sau sinh.
Ngủ đủ giấc giúp khắc phục giảm trí nhớ sau sinh
Dù biết ngủ đủ giấc sau sinh là điều khó khăn đối với nhiều mẹ. Tuy nhiên, đây là hoạt động quan trọng và là giải pháp cần thiết để cải thiện chứng suy giảm trí nhớ sau sinh. Nguyên do là vì não bộ của bạn cần phải nghỉ ngơi thật tốt mới có thể xử lý thông tin, giúp bạn tỉnh táo và tập trung hơn.
Việc thiếu ngủ sẽ khiến bạn khó có thể tránh khỏi tình trạng lơ mơ và đãng trí cả ngày. Do đó, hãy nhờ sự giúp đỡ của chồng hoặc người thân trong việc chăm sóc em bé để có thêm thời gian nghỉ ngơi, đặc biệt là những giấc ngủ ngắn vào ban trưa. Điều này sẽ giúp bạn cải thiện trí nhớ, giảm bớt cảm giác mệt mỏi và áp lực sau khi sinh con.
Chăm sóc sức khỏe trí não
Ngoài việc ăn uống đủ chất, bổ sung các thực phẩm tốt cho não bộ như các loại hạt, bí đỏ, bông cải xanh, việt quất, trứng, cá hồi… Bạn cũng nên kết hợp thêm các hoạt động khác giúp não tập trung và tỉnh táo như tập thể dục, tập yoga, chơi các trò chơi cần sự ghi nhớ và động não (giải ô chữ, ô số).
- Chế độ dinh dưỡng bổ sung nguồn estrogen tự nhiên như đậu nành, một số loại hạt như hạt điều, hạt lạc, hạt vừng và hạt hướng dương...
- Hạn chế các chất kích thích như bia rượu, chè đặc, cà phê và thuốc lá.
- Uống viên bổ sung sắt trong suốt thai kỳ để tránh thiếu máu do thiếu sắt
- Một số thực phẩm bổ ích cho não bộ, giàu B6 và acid folic như ngũ cốc, bột yến mạch, rau bina, súp lơ xanh, dâu tây, táo, hạnh nhân...
- Chia ra ăn nhiều bữa một ngày, không được bỏ bữa.
Chỉ cần kiên nhẫn và dành chút thời gian để rèn luyện trí não mỗi ngày thì bạn sẽ cải thiện được tình trạng suy giảm trí nhớ sau sinh hiệu quả, nhanh chóng hơn.
Sắp xếp công việc hợp lý
Bà bầu sau sinh sẽ sớm trở lại với công việc thường ngày như trước khi mang thai. Do đó cần phải sắp xếp công việc một cách hợp lý, tránh làm quá nhiều việc cùng một lúc gây quá tải, khiến cơ thể mệt mỏi và ảnh hưởng đến trí nhớ. Cách tốt nhất là ghi chép lại vào sổ tay hoặc điện thoại để công việc không bị dồn nén quá mức, làm việc thoải mái nhất có thể.
Tất cả những gì bạn cần làm, cần mua hoặc cần mang theo khi ra khỏi nhà đều sẽ được đảm bảo đầy đủ nếu bạn lên kế hoạch trước cho mọi thứ. Vì vậy, đừng quên viết ghi chú cho hoạt động mình chuẩn bị thực hiện để chứng suy giảm trí nhớ sau sinh không khiến bạn tốn thời gian tìm kiếm gì đó hoặc xử lý các vấn đề rắc rối.
Đối với những vật dụng cần thiết như chìa khóa, điện thoại, ví tiền, mắt kính… thì bạn nên cất ở một nơi cố định để khi cần đến thì sẽ tìm thấy ngay. Điều quan trọng nữa là bạn nên bình tĩnh khi phát hiện mình lại quên một thứ gì đó. Nếu bộc phát sự nóng nảy, gấp gáp sẽ càng khiến cảm xúc của bạn trở nên tệ hơn.
Sinh hoạt và chăm con theo một quy trình nhất định
Đối với những mẹ khó cải thiện chứng suy giảm trí nhớ sau sinh, lời khuyên là bạn nên chăm con hoặc sinh hoạt hàng ngày theo một quy trình nhất định. Điều này giúp bạn tạo ra một chuỗi thói quen có tính chất lặp đi lặp lại và gần như sẽ không bỏ sót điều gì khi thực hiện.
Tuy nhiên, bạn không nên quá cứng nhắc theo đuổi quy trình này. Thay vào đó, cần có sự linh hoạt và luôn chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng để đáp ứng nhu cầu thường xuyên thay đổi của bé trong quá trình phát triển. Việc bạn biết cách kiểm soát và cân bằng tốt mọi hoạt động sẽ góp phần hạn chế tình trạng suy giảm trí nhớ sau sinh.
Nói tóm lại, việc các mẹ hay quên và kém tập trung sau khi sinh không phải là vấn đề nghiêm trọng và kéo dài. Bạn chỉ cần bổ sung dinh dưỡng đầy đủ và duy trì lối sống lành mạnh thì sẽ góp phần cải thiện trí nhớ tốt hơn. Chúc các mẹ sau sinh sớm hồi phục sức khỏe và tận hưởng trọn vẹn niềm vui bên gia đình nhỏ mỗi ngày.
Tạo một số thói quen tích cực
Ngâm chân bằng nước nóng và tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng để máu được lưu thông và thư giãn cơ thể.
- Luyện tập để tăng cường trí nhớ: khi chú tâm tập trung liên tục, não bộ sẽ hình thành thói quen và trí nhớ sẽ quay trở lại.
- Tập yoga: Đây là biện pháp rất tốt giúp cơ thể được thư giãn, não bộ được nghỉ ngơi đồng thời rèn khả năng tập trung cho não.
- Nghe nhạc cổ điển: Âm nhạc luôn khiến tâm hồn con người được thoải mái và thư giãn. Vì thế, để tránh căng thẳng và suy giảm trí nhớ bạn nên nghe những bản nhạc giao hưởng cổ điển nhẹ nhàng, rất tốt cho việc cải thiện trí nhớ và khắc phục chứng suy giảm trí nhớ sau sinh.
Để lại bình luận
5